Ferrovit

Cẩm nang dinh dưỡng khi mang thai giúp mẹ bầu khỏe mạnh

Cẩm nang dinh dưỡng khi mang thai giúp mẹ bầu khỏe mạnh

Suốt thời gian trong bụng mẹ, thai nhi phát triển nhờ những dưỡng chất hấp thu từ cơ thể người mẹ qua nhau thai. Có thể nói rằng, mẹ ăn gì thì bé ăn nấy. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu nắm vai trò vô cùng quan trọng trong 9 tháng thai kỳ, đảm bảo sự khỏe mạnh cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Những dưỡng chất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng khoa học cho bà bầu

Các chất dinh dưỡng thiết yếu trong thai kỳ cần được mẹ bầu bổ sung hợp lý trong suốt thai kỳ.

1. Acid folic

Acid folic rất cần thiết trong dinh dưỡng cho mẹ bầu

Acid folic là chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Việc bổ sung acid folic cần thực hiện sớm, khi phát hiện có thai hay thậm chí là ngay khi có kế hoạch mang thai. Nếu không được cung cấp đủ acid folic, mẹ bầu dễ bị thiếu máu dinh dưỡng đại hồng cầu, thai nhi bị dị tật ống thần kinh.

Các loại rau có lá, bắp cải, măng tây, bông cải xanh và trắng, cam, chuối, trứng là những nguồn thực phẩm giàu acid folic. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể sử dụng viên uống bổ sung acid folic.

2. Omega-3

omega-3 tốt cho sự phát triển não ở thai nhi

Mẹ bầu cần bổ sung omega-3 để đảm bảo sự phát triển não và các chức năng của não ở thai nhi. Omega-3 được chuyển hóa thành EPA và DHA khi vào trong cơ thể. Trong đó, DHA thiết yếu cho phát triển não bộ, thị lực và thần kinh; EPA hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch, tim mạch cho thai nhi.

Omega-3 có chứa trong một số loại thực phẩm sau: cá béo, thịt động vật, trứng, sữa, các loại rau xanh, đậu, hạt… Nếu không ăn đủ chất thì mẹ bầu có thể dùng thuốc bổ sung omega-3.

3. Protein

Protein cần thiết trong dinh dưỡng cho bà bầu

Protein chính là nền tảng dinh dưỡng trong thai kỳ, giúp duy trì năng lượng, cung cấp các amino acid cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu.

Thịt đỏ như thịt bò, cừu, heo… là nguồn cung cấp protein tốt nhất. Tuy nhiên, thai phụ không cần phải ăn thịt mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Các loại thực phẩm như cá, thịt gia cầm, trứng và các sản phẩm từ sữa, các loại hạt và đậu cũng vậy cũng rất giàu protein.

Xem ngay:  Ăn gì để chống dị tật thai nhi và top 15 thực phẩm giàu Folate

4. Canxi

Canxi trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Canxi là dưỡng chất cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe hệ xương của người mẹ và hình thành xương, răng ở thai nhi. Đối với thai phụ, nhu cầu canxi sẽ tăng lên theo từng giai đoạn do sự phát triển hệ xương của bào thai.

Để tăng lượng canxi hấp thụ, mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi như: hải sản, các loại đậu, rau xanh, đặc biệt là các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua, phomai, kem…

5. Vitamin D3 và vitamin K

Vitamin D3 và K trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Đây là hai tiền tố quan trọng giúp việc tổng hợp và vận chuyển canxi từ thức ăn vào máu và từ máu vào xương tốt hơn. Bổ sung hai loại vitamin này khi mang thai sẽ giúp hệ răng, xương và hộp sọ của thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, vitamin D3 còn giúp phòng ngừa biến chứng khi mang thai.

Vitamin D3 có trong các loại thực phẩm: cá hồi, trứng gà, gan bò, tôm, phô mai, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt.

6. Sắt

Sắt trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Sắt là nguyên tố vô cùng quan trọng để cấu tạo nên hemoglobin, thành phần chính của máu. Trong thai kỳ, nhu cầu sắt cho bà bầu tăng lên rất cao để cung cấp đủ lượng sắt cho thai nhi. Thiếu sắt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi hoặc các biến chứng khi sinh.

Sắt có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày như các loại thịt đỏ, gan, thịt gia cầm, hải sản, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc, các loại rau xanh đậm. Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật.

Bên cạnh đó, các bác sĩ thường khuyên thai phụ sử dụng thuốc sắt để bổ sung sắt hiệu quả hơn. Một số chất như canxi, caffeine có thể gây cản trở hấp thụ sắt, trong khi vitamin C hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn.

Xem ngay:  Bệnh rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu theo từng giai đoạn thai kỳ

1. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Tháng đầu tiên là thời điểm thai nhi bắt đầu hình thành cấu trúc của mặt và cổ. Vì thế, nhóm thực phẩm giàu protein rất quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó, để đề phòng nguy cơ dị tật ống thần kinh, nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B11 và acid folic.

Sang tháng thứ 2, các bộ phận cơ thể của thai nhi bắt đầu hình thành rõ ràng. Mẹ bầu nên ăn nhiều các loại ngũ cốc, trái cây, rau củ, các loại thịt, sữa. Hạn chế thức ăn ít năng lượng và dưỡng chất nhưng nhiều calo, chất béo và đường.

Trong tháng thứ 3 này, cơ quan sinh dục của em bé bắt đầu hình thành, em bé cũng bắt đầu di chuyển với nhịp tim rõ ràng hơn. Lúc này, mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu kẽm, đạm, sắt.

Tìm hiểu: Cách bổ sung sắt cho bà bầu hiệu quả

2. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng giữa của thai kỳ

Ăn gì trong 3 tháng giữa thai kỳ

Ở tháng thứ 4, tim và các mạch máu của thai nhi bắt đầu định hình, cơ thể bé đang dần được hoàn thiện. Lúc này, mẹ nên bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, canxi, chất béo…

Vào tháng thứ 5, để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ cần nạp đủ canxi, vitamin A và C mỗi ngày. Hạn chế các đồ ăn nhiều muối, nhiều đường.

Ở tháng thứ 6, mẹ bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt, canxi và ăn thêm các bữa phụ hàng ngày để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Hạn chế thực phẩm nhiều muối vì dễ gây phù và trữ nước trong cơ thể, làm tăng nguy cơ tiền sản giật.

Xem ngay:  Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu, nên chọn loại nào?

3. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối của thai kỳ

Ăn gì trong 3 tháng cuối thai kỳ

Thai nhi phát triển nhanh nhất khi bắt đầu bước vào tháng thứ 7. Mẹ bầu đừng quên ăn các thực phẩm giàu đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, mẹ nên ăn nhiều rau, củ, quả để bổ sung chất xơ.

Trong tháng thứ 8, não của em bé phát triển nhanh chóng. Lúc này, cần bổ sung những thực phẩm giàu omega-3 và những món ăn có có giá trị dinh dưỡng cao.

Trong tháng cuối của thai kỳ này, bé đã phát triển toàn diện và sẵn sàng chào đời. Người mẹ nên bổ sung những thức ăn giàu dinh dưỡng, các loại vitamin và chất xơ.

Xem thêm:

So sánh các dạng thuốc bổ sung sắt: Loại nào phù hợp cho mẹ bầu?

8 bí quyết giúp bà bầu giảm chóng mặt khi mang thai

Khó khở khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục


Nguồn tham khảo:

Proper Nutrition during Pregnancy – https://www.health.gov.il/English/Topics/Pregnancy/during/Pages/proper_nutrition_during_pregnancy.aspx

Healthy Diet During Pregnancy – https://www.healthline.com/health/pregnancy/diet-nutrition

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu