Ferrovit

8 bí quyết giúp bà bầu giảm chóng mặt khi mang thai

8 bí quyết giúp bà bầu giảm chóng mặt khi mang thai

Chóng mặt là tình trạng mẹ bầu có thể thường xuyên gặp phải trong thời gian mang thai. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một số giai đoạn nhất định nhưng nhiều mẹ bầu lại hay bị chóng mặt, choáng váng trong xuyên suốt cả thai kỳ. Vậy có bao nhiêu bí quyết giúp mẹ bầu giảm chóng mặt khi mang thai?

Buồn nôn chóng mặt khi mang thai

Bà bầu buồn nôn chóng mặt

Hiện tượng chóng mặt là cảm giác lâng lâng và choáng váng, thường xuất hiện khi bạn đứng dậy quá nhanh sau khi cúi xuống hoặc sau khi ngồi lâu. Hiện tượng này xảy ra do lượng máu ở chân chưa thể di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây choáng váng.

Một số mẹ bầu khi mang thai gặp phải tình trạng này, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt trong thai kỳ.

Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai ở giai đoạn nào?

Thông thường, bà bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên, tình trạng chóng mặt trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ hoàn toàn có thể diễn ra do các mạch máu bị tác động bởi sự phát triển của thai nhi.

Hầu hết mẹ bầu đều trải qua tình trạng ốm nghén từ nhẹ đến nghiêm trọng trong thời kỳ đầu của quá trình mang thai. Tình trạng này khiến lượng đường trong máu giảm và gây mất cảm giác ngon miệng, từ đó làm cho bà bầu cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ.

Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai

1. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

Buồn nôn, nghén gây chóng mặt khi mang thai

Đây là thời kỳ bà bầu dễ bị chóng mặt nhất do các nguyên nhân:

Thay đổi hormone và hạ huyết áp

Ngay khi bắt đầu mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể người mẹ sẽ thay đổi để giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể, nhằm giúp em bé phát triển trong tử cung. Vì lượng máu trong cơ thể tăng lên dẫn đến tình trạng chóng mặt và sẽ có một số trường hợp bà bầu bị chóng mặt vào tháng cuối. 

Tuy nhiên, việc lưu lượng máu tăng lên và chuyển sang tập trung bên bào thai, bánh nhau, dây rốn có thể khiến mẹ bầu bị hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp. Tình trạng này có thể khiến bà bầu bị chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, nhất là khi đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc từ ngồi sang đứng.

May mắn rằng, huyết áp thấp không phải là một vấn đề gây quá nhiều lo ngại hay có ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. Thông thường huyết áp sẽ có khuynh hướng chuyển dần về mức ổn định sau khi mang thai.

Buồn nôn, nghén

Buồn nôn và ói mửa dữ dội trong thời gian đầu thai kỳ có thể gây chóng mặt. Đây được xem là một trong các dấu hiệu mang thai, xuất hiện do sự thay đổi nồng độ của các hormone trong cơ thể mẹ bầu.

Ngoài ra, nôn ói quá nhiều nhưng không thể ăn uống sẽ làm cơ thể mất nước và chất điện giải, gây chóng mặt càng trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, phần lớn tình trạng này sẽ thuyên giảm khi mẹ bầu bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai.

Mang thai ngoài tử cung

Chóng mặt có thể là một biểu hiện của thai ngoài tử cung. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể bị chóng mặt kèm với đau bụng và chảy máu âm đạo. Chóng mặt có thể sẽ dữ dội hơn nếu khối thai ngoài bị vỡ khiến sản phụ mất máu nhiều. Đây là một cấp cứu phụ khoa và cần can thiệp phẫu thuật khẩn cấp.

2. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa

Hạ đường huyết gây chóng mặt khi mang thai

Đến 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu vẫn có thể bị chóng mặt, hoa mắt do những nguyên nhân sau:

Áp lực của tử cung

Áp lực từ bào thai đang phát triển lên các mạch máu có thể gây chóng mặt. Tình trạng này bắt đầu xảy ra từ tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba và tần suất có thể nhiều hơn khi em bé dần phát triển lớn hơn.

Vào thời gian này, ngay cả việc nằm ngửa cũng có thể khiến cho bạn bị chóng mặt do thai nhi chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới, nơi đưa máu trở về tim. Từ đó, máu đến não bị hạn chế và bạn bị chóng mặt hay thậm chí là xây xẩm, hoa mắt nếu cố gắng ngồi dậy, đi lại.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu thấp, gây ra chóng mặt, kèm các triệu chứng khác như đổ mồ hôi, run rẩy và đau đầu.

Do bào thai đang phát triển nhanh, nhu cầu năng lượng là rất lớn nên mẹ bầu dễ bị hạ đường huyết. Bạn bổ sung thêm các bữa ăn nhẹ trong ngày xen kẽ với các bữa ăn chính để nạp thêm năng lượng.

Xem ngay:  Chảy máu cam có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ

Đôi khi triệu chứng chóng mặt lại là dấu hiệu cho bệnh tiểu đường thai kỳ. Lượng đường trong máu tăng quá cao sẽ khiến các tế bào bị mất nước nghiêm trọng.

Bạn nên tầm soát tiểu đường thai kỳ để phòng ngừa tình trạng này. Nếu mắc phải bệnh lý này, bạn sẽ cần tuân thủ kế hoạch tập luyện, kiêng cữ chuẩn mực hơn để kiểm soát lượng đường trong máu.

3. Nguyên nhân chóng mặt trong suốt thai kỳ

Nguyên nhân bà bầu chóng mặt trong suốt thai kỳ

Có một số nguyên nhân gây chóng mặt không phải là điểm đặc trưng hay gắn với bất kể giai đoạn nào mà có thể trong suốt thai kỳ.

Thiếu máu

Do nhu cầu máu tăng lên để nuôi dưỡng thai nhi, người mẹ có thể bị thiếu máu do số lượng và chất lượng hồng cầu suy giảm. Điều này càng dễ xảy ra hơn khi mẹ bầu không bổ sung đầy đủ chất sắt và acid folic cho cơ thể trong giai đoạn mang thai.

Thiếu máu khiến sản phụ cảm thấy chóng mặt, xây xẩm, mệt mỏi liên tục, xanh xao, khó thở, tim đập nhanh. Thiếu máu quá nặng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Mời bạn xem thêm: Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu trong thai kỳ

Thiếu nước

Nhu cầu nước của mẹ bầu sẽ rất cao trong suốt thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu. Ốm nghén nhiều, buồn nôn hoặc nôn ói liên tục chính là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng mất nước và rối loạn điện giải

Chóng mặt khi mang thai thường kết thúc khi nào?

Phụ nữ có thai thường hay bị chóng mặt từ tuần thứ 12 của thai kỳ và thường kéo dài suốt thai kỳ rồi giảm dần sau khi sinh.

Mẹ bầu bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và acid folic sẽ có thể giảm thiểu được hiện tượng chóng mặt trong thai kỳ.

Những điều cần làm ngay khi bị chóng mặt khi mang thai

Những điều cần làm ngay khi bị chóng mặt khi mang thai

Khi gặp phải những triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, choáng váng… khi mang thai, mẹ bầu nên làm những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi:

  • Nhờ những người xung quanh mở ngay cửa ra vào và cửa sổ hoặc đi đến những nơi thông thoáng, có nhiều không khí.
  • Ngồi xuống hoặc đứng dậy từ từ vì những chuyển động đột ngột sẽ làm tình trạng chóng mặt trở nên tồi tệ hơn.
  • Nới lỏng quần áo hoặc thay sang quần áo thoải mái nếu đang mặc đồ bó, chật chội.
  • Ăn nhẹ và uống một ít nước lọc hoặc nước trái cây để hồi phục năng lượng mất đi do bị giảm đường huyết.
  • Tắm nước lạnh nếu cảm thấy người lâng lâng.

Biện pháp giúp bà bầu ngăn ngừa chóng mặt khi mang thai?

Trong thời kỳ mang thai triệu chứng chóng mặt khiến mẹ bầu mệt mỏi, để chữa chóng mặt trong giai đoạn này, bạn có tham khảo các phương pháp dưới đây:

  • Không đứng trong một quãng thời gian quá dài. Nếu phải làm điều này, mẹ bầu nên vận động đôi chân để duy trì sự tuần hoàn máu.
  • Mặc quần áo rộng thay vì quần áo bó sát sẽ giúp máu lưu thông đến phần dưới cơ thể tốt hơn và giảm bớt nhiệt độ cơ thể.
  • Tránh thay đổi tư thế một cách đột ngột, đặc biệt là việc nhanh chóng đứng dậy khi đang ngồi hoặc nằm.
  • Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức hoặc lúc luyện tập.
  • Để tránh bị hạ đường huyết, bạn tuyệt đối không để cơ thể bị đói lả. Nên ăn các bữa nhỏ với các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe bên cạnh 3 bữa chính.
  • Không nằm ngửa trong 3 tháng giữa thai kỳ. Thay vào đó, mẹ bầu hãy cố nằm nghiêng sang trái và đặt một chiếc gối nhỏ dưới hông khi ngủ. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu đến não, giúp cải thiện tình trạng chóng mặt trong giai đoạn này.
  • Không tắm bằng nước nóng.
  • Mẹ bầu nên ở những nơi thoáng mát, trong lành để kiểm soát được nhiệt độ cơ thể.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Nếu bị chóng mặt do đói, nóng nực, thay đổi tư thế đột ngột hoặc co giật thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, khi các cơn chóng mặt xảy ra thường xuyên và dai dẳng thì cũng là lúc bạn nên gặp bác sĩ. Chóng mặt có thể do cơ thể gặp các vấn đề dưới đây:

  • Đôi khi thiếu máu thiếu sắt có thể dẫn đến chóng mặt khi mang thai do các tế bào máu mang oxy bị cạn kiệt. Bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp tình trạng chóng mặt nhiều, thậm chí ngất xỉu.
  • Chóng mặt kèm theo các tình trạng: mờ mắt, nhức đầu dữ dội, đánh trống ngực, tê bì, nói ngọng, chảy máu âm đạo, đau tức ngực, khó thở, đau bụng… cũng là những dấu hiệu nguy hiểm chứng tỏ bạn nên gặp bác sĩ.
  • Bên cạnh đó, chóng mặt đi kèm các dấu hiệu như nhịp tim nhanh và đau bụng thì bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thai ngoài tử cung.

Nguồn tham khảo:

What Causes Dizziness in Pregnancy? – https://www.healthline.com/health/pregnancy/dizziness-in-pregnancy

What is the link between dizziness and pregnancy? – https://www.medicalnewstoday.com/articles/dizziness-in-pregnancy

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu