Ferrovit

Máu lắng – Vì sao phải làm xét nghiệm?

Máu lắng – Vì sao phải làm xét nghiệm?

Tốc độ máu lắng hoặc tốc độ lắng của hồng cầu (ESR) là một xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ điều trị biết được mức độ rối loạn sinh học liên quan tới các phản ứng viêm trong cơ thể người bệnh. Các xét nghiệm tỷ lệ máu lắng không phải là phương pháp chẩn đoán bệnh đặc hiệu. Đây là cách giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi sự tiến triển của bệnh viêm tốt hơn. 

Để hiểu hiểu hơn máu lắng là gì và ý nghĩa xét nghiệm máu lắng, bạn hãy tham khảo phần nội dung bên dưới đây.

Xét nghiệm máu lắng là gì?

Xét nghiệm tốc độ máu lắng là một xét nghiệm cơ bản, dùng để đo độ lắng của hồng cầu. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của người bệnh. Sau đó máu được đưa đến phòng thí nghiệm và cho vào ống chống đông theo tiêu chuẩn về kích thước. Tốc độ máu lắng sẽ được tính bằng cách đo các tế bào hồng cầu trong máu chảy xuống theo chiều cao của ống huyết tương trong 1 giờ.

Chiều cao cột huyết tương sẽ được biểu thị dưới dạng mm sẽ thể hiện tốc độ lắng hồng cầu. Chỉ số này phụ thuộc vào số lượng hồng cầu và nồng độ các protein trọng lượng phân tử cao trong máu. Khi người bệnh mắc phải các bệnh lý liên quan đến phản ứng viêm, các protein bất thường trong máu sẽ làm cho các tế bào hồng cầu hình thành từng cục.

Các cục này nặng nên rơi xuống đáy ống nhanh hơn các tế bào máu đơn lẻ. Vậy nên, phương pháp xét nghiệm máu lắng trên lâm sàng được xem là không đặc hiệu cho bất kỳ bệnh nào bởi nó chỉ cho biết có sự hiện diện của tế bào viêm mà không xác định được vị trí và nguyên nhân gây viêm. Nếu muốn chẩn đoán chính xác hơn về nguyên do gây bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện thêm các xét nghiệm máu khác đặc hiệu hơn.

Vì sao phải làm xét nghiệm máu lắng?

Kiểm tra tốc độ máu lắng có thể giúp bạn xác định tình trạng sức khỏe rõ hơn nếu bị sốt không rõ nguyên nhân. Xét nghiệm máu lắng thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bệnh lý gây viêm như sau:

  • Bệnh tự miễn
  • Ung thư
  • Nhiễm trùng
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Các dạng viêm khớp,
  • Một vài bệnh lý cơ hoặc mô liên kết (Viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp,…)
  • Bệnh lý viêm đường tiêu hóa
Xem ngay:  8 nguyên nhân vì sao bạn không có kinh nguyệt dù đã "đến hẹn"

Kết quả xét nghiệm tốc độ máu lắng cũng có thể giúp xác định mức độ nghiêm trọng của phản ứng viêm và theo dõi hiệu quả của việc điều trị. Thông thường, để chẩn đoán tình trạng sức khỏe tốt hơn, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện đi kèm với các xét nghiệm máu khác, chẳng hạn như xét nghiệm protein phản ứng C (CRP).

Khi nào nên xét nghiệm máu lắng?

Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu lắng nếu bạn có các triệu chứng như sau:

  • Nhức đầu
  • Đau ở vai, cổ hoặc vùng xương chậu
  • Ăn mất ngon
  • Sụt cân
  • Đau khớp hoặc cứng khớp kéo dài hơn 30 phút vào buổi sáng
  • Đau đầu
  • Các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy kèm sốt và có máu trong phân hoặc đau bụng bất thường.

Các nguyên nhân gây kết quả xét nghiệm máu lắng cao

Nếu kết quả xét nghiệm tốc độ máu lắng của bạn ở mức cao thì đây chính là dấu hiệu lâm sàng báo hiệu trong cơ thể bạn đang có dấu hiệu bị viêm. Một số bệnh lý dẫn đến máu lắng cao bao gồm:

  • Các bệnh tự miễn: lupus ban đỏ hệ thống, vài loại viêm khớp (bao gồm viêm khớp dạng thấp), bệnh globulin to đại thể kiểu Waldenstrom, viêm khớp thoáng qua, đau đa cơ dạng khớp, tăng fibrinogen trong máu, viêm mạch máu dị ứng hay hoại tử.
  • Nhiễm trùng: nhiễm trùng xương, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc (viêm màng mỏng bên trong tim, có thể bao gồm van tim), viêm khớp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng toàn thân hệ thống, lao.

Tuy nhiên, kết quả của xét nghiệm tốc độ máu lắng sẽ bị một số tình trạng làm ảnh hưởng. Các yếu tố phức tạp này bao gồm:

  • Tuổi cao
  • Thiếu máu
  • Có thai
  • Bị béo phì
  • Vấn đề về thận
  • Bệnh tuyến giáp
  • Một số bệnh ung thư, chẳng hạn như đa u tủy
  • Đa hồng cầu
  • Tăng bạch cầu, sự gia tăng bất thường của các tế bào máu trắng
  • Sử dụng các loại thuốc: aspirin, cortisone,…

Trong kết luận của báo cáo xét nghiệm máu lắng, bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc loại bỏ các yếu tố làm ảnh hưởng đến tốc độ máu lắng và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Nguồn tham khảo:

Sed rate (erythrocyte sedimentation rate)

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/sed-rate/about/pac-20384797

What Is Your Sedimentation Rate?

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/your-sedimentation-rate

Erythrocyte Sedimentation Rate (ESR)

https://medlineplus.gov/lab-tests/erythrocyte-sedimentation-rate-esr/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu