Ferrovit

Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ và bé?

Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ và bé?

Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai là tình trạng kích thước của hồng cầu trong máu không đều nhau và thường nhỏ so với hơn bình thường. Đây không phải là căn bệnh phổ biến. Mặc dù vậy, mẹ bầu vẫn cần phải trang bị kiến thức để giữ gìn sức khỏe cho mẹ và bé.

Để phát hiện sớm tình trạng này và khắc phục kịp thời, mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dưới đây nhé!

I. Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai

phân biệt thiếu máu hồng cầu nhỏ và hồng cầu to

1. Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai do thiếu sắt

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị thiếu sắt trong thai kỳ:

  • Khi phụ nữ mang thai có nhu cầu sắt cao gấp đôi so với bình thường nên thường bị thiếu máu. Do vậy, sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé nếu mẹ bầu không nạp đủ nhu cầu chất sắt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Mẹ bầu có thể mắc phải một số bệnh dẫn đến kém hấp thu sắt như: viêm đường ruột, viêm dạ dày hay đã từng làm phẫu thuật cắt một đoạn ruột, một đoạn dạ dày.
  • Mẹ bầu có thói quen kém lành mạnh như uống nhiều các chất kích thích, cà phê, nước uống có gas,…
  • Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác như: mẹ bầu bị mất máu trước và trong khi đang mang thai: ung thư hệ tiêu hóa, bị chảy máu ở đường tiết niệu, mất máu trong quá trình phẫu thuật hoặc u xơ tử cung.

2. Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai do di truyền

  • Trường hợp hiếm gặp là mẹ bầu đã bị rối loạn chuyển hóa sắt từ nhỏ. Trường hợp này chỉ xảy ra khi cơ thể không tự tổng hợp được transferrin – một chất để vận chuyển máu, và có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ.
  • Ngoài ra, còn từ nguyên nhân do thiếu máu bẩm sinh hoặc bị bệnh tan máu do di truyền (thalassemia) các hồng cầu sẽ có kích thước nhỏ bẩm sinh.

Tìm hiểu: Phụ nữ có thai nên ăn gì, kiêng gì

II. Sự nguy hiểm của bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai

Sự nguy hiểm của bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai

Bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn dự kiến và kéo dài, thường xuyên có triệu chứng nhức đầu, khó thở, da xanh xao,…

Bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn khi không phát hiện ra bệnh sớm mà cứ nghĩ những biểu hiện này là thông thường của phụ nữ mang thai. Nếu thiếu máu nặng, có thể giảm lượng nước ối bao bọc xung quanh em bé. Nguy hiểm hơn có thể làm tăng các nguy cơ gây sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, vỡ ối sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản…

Em bé được sinh ra từ các mẹ bầu bị bệnh thiếu máu cũng có nguy cơ bị thiếu máu cao, nhẹ cân, suy thai hay nhiều nguy cơ mắc các bệnh sơ sinh khác hơn so với trẻ bình thường. Và thai nhi cũng chậm phát triển trong bụng mẹ.

Xem ngay:  Bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu thế nào là đúng cách

III. Biện pháp phòng ngừa và điều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai

biện pháp điều trị thiếu máu khi mang thai

1. Thiếu máu hồng cầu nhỏ do thiếu sắt

Với những nguyên nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai do thiếu sắt, bạn có thể phòng ngừa bằng cách bổ sung sắt cho bà bầu trong chế độ ăn uống hàng ngày và viên uống bổ sung sắt:

  • Uống viên bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai, với liều khuyến cáo 60mg/ ngày kèm theo axit folic 400mcg mỗi ngày.
  • Ăn các thực phẩm giàu sắt và axit folic như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản,thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,…Kết hợp uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt để tăng khả năng hấp thu sắt.
  • Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn.

2. Thiếu máu do nguyên nhân khác

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của thiếu máu. Sau khi bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân, họ có thể đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể cho tùy tình trạng bệnh như:

  • Truyền máu trong trường hợp mất máu nặng
  • Dùng thuốc kích thích cơ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu
  • Phẫu thuật để điều trị loét dạ dày gây xuất huyết hoặc khối u trong ruột
  • Dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng mãn tính gây thiếu máu

Khi có các dấu hiệu của thiếu máu hồng cầu nhỏ mẹ bầu bắt buộc phải tới các cơ sở y tế để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp.

Những thông tin trên hy vọng có giúp bạn hiểu rõ thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì, triệu chứng, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị bệnh. Thiếu máu hay thiếu máu thiếu sắt đều gây nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và con. Quan trọng là cần xác định rõ nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả. Mặc dù vậy, quan tâm tới chế độ ăn, bổ sung sắt đầy đủ, đúng liều lượng ngay từ trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ luôn cần thiết để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ.

Xem ngay:  Bổ sung sắt cho phụ nữ, bao nhiêu là đủ?

Nguồn tham khảo:

Everything You Need to Know About Microcytic Anemia – https://www.healthline.com/health/microcytic-anemia

Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips – https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/anemia-during-pregnancy/art-20114455

Anemia in pregnancy – https://www.glowm.com/Critical_current_issue/page/25

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu