Hiện nay trên thế giới có 4 nhóm máu cơ bản là A, B, O và AB. Mỗi nhóm máu này sẽ có những điểm đặc trưng khác nhau về cấu tạo.
1. Nhóm máu B là gì?
Bạn có biết, nhóm máu của mỗi người sẽ được xác định bởi các kháng thể và kháng nguyên trong máu. Kháng thể là các protein được tìm thấy trong huyết tương. Đây là một phần của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại những tác động xấu từ bên ngoài. Kháng nguyên là các phân tử protein được tìm thấy trên bề mặt của các tế bào hồng cầu.
Người thuộc nhóm máu B sẽ có kháng nguyên B với kháng thể kháng A trong huyết tương. Theo các thống kê, đây được xem là nhóm máu hiếm thứ 2 trên thế giới chỉ xếp sau nhóm máu AB. Trong số các chủng tộc trên thế giới thì nhóm máu B xuất hiện ở người da trắng có tỷ lệ cao hơn so với người da màu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi nhóm máu sẽ cần các loại dưỡng chất khác nhau. Để chăm sóc sức khỏe tốt hơn, người thuộc nhóm máu B nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Một số loại thực phẩm tốt và nên hạn chế mà nhóm máu B cần lưu ý bao gồm:
- Nên ăn: Rau xanh, trứng, sữa ít béo, yến mạch, các sản phẩm từ sữa, protein động vật, cám yến mạch, trứng, cá, bột yến mạch và hạt diêm mạch.
- Cần hạn chế: Ngô, kiều mạch, cà chua, đậu phộng, hạt mè, lúa mì, thịt gà, cá và trứng.
2. Nguyên tắc cho và nhận của nhóm máu B
Mỗi nhóm máu sẽ có nguyên tắc cho và nhận máu khác nhau. Theo hệ thống phân chia Rhesus thì nhóm máu B sẽ được chia thành 2 nhóm nhỏ cơ bản đó là nhóm dương tính B+ và âm tính B-.
Việc phân chia nhóm máu này dựa theo sự có mặt của kháng nguyên Rh. Đối với người có nhóm B+ tức là trong tế bào máu chứa kháng nguyên Rh và ngược lại người có nhóm B- không có kháng nguyên Rh.
Trong quá trình truyền máu, bác sĩ sẽ căn cứ vào phân nhóm này để lựa chọn loại máu phù hợp. Sơ đồ truyền máu của nhóm B+ và B- như sau:
- Người thuộc nhóm B+ có thể cho máu với những người thuộc nhóm máu B+ và AB+.
- Người thuộc nhóm B+ có thể nhận máu từ người thuộc nhóm máu B+, B-, O+ và O-.
- Người nhóm B- có thể cho máu với những người thuộc nhóm B+, B-, AB+, AB-
- Người thuộc nhóm B- có thể nhận được máu nhóm O- và B-.
3. Đặc điểm của những người mang nhóm máu B
Ketsueki-gata là một thuật ngữ tiếng Nhật, có nghĩa là phân tích tính cách của một người dựa trên nhóm máu của họ. Thuật ngữ này trở nên phổ biến từ những năm 1930, nhờ giáo sư người Nhật Tokeji Furukawa, ông là người đã xuất bản một bài báo tuyên bố rằng mỗi nhóm máu sẽ mang một số đặc điểm riêng biệt và ảnh hưởng đến tính cách của con người.
Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng ở Nhật, người ta rất thích hỏi nhóm máu của người khác vì họ thực sự tin vào thuyết tính cách nhóm máu. Người Nhật sử dụng lý thuyết này như một công cụ để đánh giá tiềm năng của một nhân viên và sự tương đồng để tìm đối tượng kết hôn. Mặc dù bài kiểm tra tính cách nhóm máu chưa nhận được sự công nhận rộng rãi trong giới khoa học, nhưng nhiều người khẳng định rằng nó hoàn toàn đúng với họ.
Vậy nhóm máu B là người như thế nào? Người nhóm máu B tính cách đặc trưng bao gồm:
- Khả năng sáng tạo cao
- Có thể ra quyết định nhanh chóng
- Tập trung cao để hoàn thành công việc
- Rất mạnh mẽ và cố gắng trở thành người giỏi nhất
- Là người chu đáo và đồng cảm với người khác
Đặc điểm tính cách tích cực: Tò mò, mạnh mẽ, thoải mái, sáng tạo, thích phiêu lưu, đam mê, vui vẻ, năng động và hướng ngoại.
Đặc điểm tính cách tiêu cực: Thất thường, ích kỷ, không khoan nhượng, bất hợp tác, vô trách nhiệm và khó đoán.
Có rất nhiều người thắc mắc nhóm máu B nên làm nghề gì? Dưới đây là một số gợi ý cho bạn định hướng nghề nghiệp trong tương lai:
- Thám tử
- Nhà báo
- Họa sĩ
- Thủ công mỹ nghệ
- Bác sĩ tâm lý…
Bên trên là những đặc điểm thú vị của người mang nhóm máu B mà có thể bạn chưa biết. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về nhóm máu này.
Nguồn tham khảo:
What’s Your Blood Group? The Answer Might Reveal Some Interesting Things About You
What Your Blood Type Says About You – Type B
Food Items You Should Eat And Avoid, According To Your Blood Type