Ferrovit

Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu, nên chọn loại nào?

Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu, nên chọn loại nào?

Sắt là vi chất dinh dưỡng quan trọng mà mẹ bầu cần bổ sung trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, cần bổ sung bao nhiêu sắt, loại sắt nào thích hợp cho phụ nữ có thai hay cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc bổ sung sắt cho cơ thể trên bà bầu là những điều không phải ai nào cũng nắm rõ.

Sắt có tác dụng gì cho mẹ bầu?

Sắt có tác dụng gì cho mẹ bầu?

Trong giai đoạn mang thai, thể tích máu của người mẹ sẽ tăng thêm 50% để cơ thể mẹ đủ lượng máu cho việc nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, sẽ phải cần bổ sung chất sắt cho bà bầu để làm tăng khối lượng máu.

Sắt là nguồn nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin (huyết sắc tố), đây là một loại protein phức hợp có chức năng vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra, sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Đau đầu khi mang thai: 10 cách chữa đau đầu không cần dùng thuốc

Phụ nữ mang thai bị thiếu máu nhẹ có thể bị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, nhợt nhạt hoặc rụng tóc, bà bầu bị mất ngủ. Mẹ bầu thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng có thể bị ngất, sảy thai, sinh non, nhiễm trùng hậu sản hay nghiêm trọng hơn là tử vong do băng huyết sau sinh.

Bên cạnh đó, thai nhi bị thiếu máu thiếu sắt có thể mắc suy dinh dưỡng bào thai, sinh thiếu tháng, nhẹ cân, dị tật. Thậm chí, đây là còn là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ trong tương lai.

Xem ngay:  8 bí quyết giúp bà bầu giảm chóng mặt khi mang thai

Nhu cầu bổ sung sắt trong từng giai đoạn của thai kỳ

Nhu cầu bổ sung sắt trong từng giai đoạn của thai kỳ

Do nhu cầu sắt ở mỗi giai đoạn mang thai sẽ khác nhau, mẹ bầu cần lưu ý phân chia hàm lượng sắt cần hấp thụ cho từng giai đoạn một cách hợp lý. Điều này nhằm đảm bảo sắt có thể phát huy tác dụng tối ưu.

Nên lưu ý những mốc thời gian sau để việc sử dụng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu đạt hiệu quả:

  • Việc bổ sung sắt sẽ lý tưởng nhất ở thời điểm 1-3 tháng trước khi mang thai. Lúc này cơ thể của bạn sẽ cần khoảng 15 mg sắt/ngày.
  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhu cầu không cao, thậm chí còn giảm so với bình thường vì mẹ bầu không bị mất máu do kinh nguyệt. Thời gian này, không nên sử dụng thuốc bổ sung sắt dạng nước liều cao vì lượng sắt không được hấp thụ sẽ bị đào thải, dễ gây ra các tác dụng không mong muốn cho hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ra phân đen…
  • Ở 3 tháng giữa thai kỳ, nhu cầu sắt bắt đầu tăng cùng với sự phát triển của thai nhi, khả năng hấp thu sắt của cơ thể cũng tăng dần.
  • Đến 3 tháng cuối của thai kỳ, khả năng hấp thu sắt của cơ thể sẽ ở mức cao nhất và được duy trì cho đến 1 tháng sau sinh. Lúc này, tăng cường bổ sung sắt cho mẹ là cần thiết để đáp ứng đủ cho cho quá trình tạo hồng cầu cũng như sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, lượng sắt mà mẹ cần bổ sung nên ở mức chỉ định của bác sĩ. Giới hạn bổ sung sắt tối đa là 60mg sắt nguyên tố/ngày. Nếu không bị thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng thì bạn chỉ nên bổ sung sắt trong giới hạn tối đa này.

Thai phụ mắc chứng tăng hấp thu sắt do di truyền, xơ gan, không dung nạp sắt, thalassemia… cần hết sức thận trọng trong việc dùng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu. Nồng độ sắt trong máu cao có thể gây xơ gan, xơ lách, cản trở quá trình vận chuyển máu từ mẹ sang con diễn ra bình thường…

Xem ngay:  10 điều cần làm khi chuẩn bị mang thai

Mẹ bầu nên sử dụng loại thuốc bổ sung sắt nào?

Nên sử dụng loại thuốc bổ sung sắt cho bà bầu nào?

Bạn có thể bổ sung chất sắt thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu không thể hấp thụ đủ sắt từ thực phẩm vì nhiều lý do khác nhau như: thất thoát sắt qua quá trình chế biến thực phẩm, không có thời gian cũng như không biết cách xây dựng thực đơn… Mặc khác, phụ nữ mang thai có nhu cầu chất sắt khá cao nhưng chế độ ăn lại cung cấp không đủ lượng chất sắt.

Vì vậy, để đảm bảo cho nhu cầu sắt mỗi ngày, việc dùng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu là một cách giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả.

Hiện nay, thuốc sắt cho bà bầu thường có 2 dạng:

  • Sắt vô cơ (sắt sulfat)
  • Sắt hữu cơ (sắt fumarat và sắt gluconat)

Bác sĩ thường khuyến nghị mẹ bầu nên sử dụng sắt hữu cơ vì ưu điểm dễ hấp thụ lại ít gây táo bón.

Ngoài ra, thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng: sắt nước chứa trong các ống bằng thủy tinh hoặc nhựa, viên sắt ở dạng viên nang mềm hoặc viên cứng.

Mỗi loại thuốc đều có đặc điểm và lợi ích khác nhau. Chẳng hạn, sắt nước có ưu điểm dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng lại khó uống và dễ gây buồn nôn do mùi và vị khá hăng. Trong khí đó, viên sắt có ưu điểm dễ uống, không gây buồn nôn nhưng khó hấp thu hơn sắt nước và dễ gây nóng trong.

Xem ngay:  Top 10 thực phẩm bổ sung sắt tốt nhất cho bà bầu bị thiếu máu

Những lưu ý khi sử dụng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu

Những lưu ý khi sử dụng thuốc bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai

1. Bà bầu nên uống thuốc sắt lúc nào trong ngày?

Theo thời khuyên của bác sĩ, lúc bụng rỗng chính là thời điểm bổ sung sắt tốt nhất do sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thụ. Uống sắt trước khi ăn bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt dễ dàng.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh uống viên sắt trước khi đi ngủ vì sắt dễ gây nóng trong, dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

2. Cách bổ sung sắt cho bà bầu

Để việc bổ sung viên sắt đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu cần ghi nhớ các quy tắc sau:

  • Nên bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C trong thời gian uống thuốc sắt do loại vitamin này có tác dụng nâng cao khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Có thể uống kèm viên sắt với nước cam, chanh…
  • Không dùng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu cùng lúc với sữa, thuốc bổ sung canxi hay thực phẩm giàu canxi do canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Vì vậy, thời điểm uống canxi và sắt nguyên chất phải cách xa nhau.
  • Không uống trà, cà phê khi đang dùng viên sắt do các loại đồ uống này có chứa tanin, làm giảm khả năng hấp thu sắt vào cơ thể.
  • Cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ khi dùng thuốc bổ sung sắt trước khi mang thai nhằm giúp phòng ngừa táo bón.
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu. Không nên tự ý mua thuốc bổ sung sắt khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Qua chia sẻ trên, hy vọng rằng bạn đã biết cách sử dụng thuốc bổ sung sắt / thuốc bổ máu cho bà bầu. Để đọc thêm nhiều thông tin hơn về sức khỏe của mẹ bầu, bạn có thể truy cập vào Chia sẻ của Iron Woman.

Xem thêm:

Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu trong thai kỳ

Khó thở khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ăn gì khi chuẩn bị mang thai để mẹ tròn con vuông?


Nguồn tham khảo:

Understanding Iron Supplements for Anemia – https://www.healthline.com/health/anemia/iron-supplements-for-anemia

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu