NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Nhiều người cho rằng chỉ phụ nữ mang thai mới cần bổ sung sắt. Nhưng thực tế phụ nữ khi không mang thai cũng rất cần sắt do cơ thể bị mất đi một lượng sắt qua mỗi kỳ kinh, hoặc chế độ ăn không đảm bảo đủ sắt. Vì vậy phụ nữ độ tuổi sinh sản nói chung nên bổ sung sắt định kỳ hàng tháng (7-10 viên vào kỳ kinh)

Để không bị ảnh hưởng hấp thu thì bạn nên uống sắt và canxi cách nhau 2 tiếng

Phân có màu đen trong thời gian uống sắt là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe cả nên bạn không cần lo lắng

Còn để khắc phục tình trạng táo bón khi uống viên sắt, bạn nên chọn viên sắt có chứa muối sắt hữu cơ như sắt fumarate dễ hấp thu, có thể uống kèm nước cam, chanh và ăn nhiều chất xơ.

Bản thân sắt có vị tanh nhưng khi bào chế dạng viên nang mềm thì rất dễ uống, hoàn toàn không cảm nhận bất cứ mùi vị khó chịu nào.

Bản thân phụ nữ khi sinh con bị mất đi một lượng máu đáng kể, vì vậy bạn nên duy trì uống viên sắt ít nhất 1 tháng sau sinh để cơ thể nhanh phục hồi và đảm bảo đủ chất trong sữa mẹ giúp nuôi dưỡng bé tốt nhất.

Bạn hãy xem thành phần vitamin tổng hợp bạn đang dùng có sắt không, nếu có thì hàm lượng sắt là bao nhiêu. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, phụ nữ mang thai cần 30-60mg sắt mỗi ngày. Nếu sản phẩm bạn đang uống không cung cấp đủ lượng sắt như trên thì bạn có thể cần phải bổ sung thêm viên sắt.

Mỗi chu kỳ kinh nguyệt khiến cơ thể bị mất một lượng máu tương đương 0,5 – 2mg sắt/ngày. Điều đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt. Bạn nên tăng cường các thực phẩm giàu sắt hoặc bổ sung viên sắt 7 ngày mỗi tháng trong chu kỳ kinh nguyệt.

Bạn nên uống trước bữa ăn hoặc sau ăn 1 giờ đồng hồ. Chú ý ăn thêm rau xanh, các loại trái cây có vitami C để hấp thu sắt tốt nhất

Thiếu máu do thiếu sắt làm cho bạn dễ mệt mỏi, hay chóng mặt, có thể nhức đầu, kém khả năng tập trung… Điều này sẽ dẫn đến giảm khả năng làm việc cũng như học tập, giảm khả năng hoạt động thể lực, giảm sức đề kháng và có thể dẫn đến rối loạn hành vi như bực tức, cáu gắt…

Để bổ sung sắt qua thức ăn, bạn nên chọn các thực phẩm như: các loại thịt đỏ màu (bò, heo, dê…); thịt gà; mộc nhĩ (nấm nèo), nấm hương; các loại đậu; vừng.; các loại rau lá xanh đậm.

Khi đã thiếu máu do thiếu sắt thì việc bổ sung chỉ đơn thuần qua thức ăn là không đủ. Bạn cần bổ sung các loại thuốc có thành phần sắt, đặc biệt là sắt (II) hữu cơ như sắt fumarate

Khi ăn chay kéo dài đúng là dễ bị thiếu máu do thiếu sắt vì chất sắt bổ máu có nhiều trong các thực phẩm động vật hơn là thực vật. Hơn nữa sắt trong nguồn gốc động vật dễ hấp thu hơn sắt có nguồn gốc từ thực vật. Vì vậy nhu cầu về sắt ở người ăn chay cao gấp 1,8 lần so với người ăn mặn bình thường. Ngoài ra, người ăn chay trường còn dễ bị thiếu máu do thiếu vitamin B12, loại thiếu máu làm hồng cầu to, vì vitamin này chỉ có trong động vật, không có trong bất cứ thực phẩm thực vật nào.

Khi người mẹ mang thai bị thiếu máu sẽ gây ảnh hưởng ngiêm trọng cho cả mẹ và con. Mẹ dễ bị sẩy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản… Con sẽ bị nhẹ cân, sinh non tháng, suy dinh dưỡng từ trong bào thai, dự trữ sắt thấp. Em bé khi sinh ra sẽ dễ biếng bú, chậm phát triển…

Vì vậy bạn nên bổ sung sắt – folic đầy đủ 3 tháng trước khi mang thai, trong suốt thời gian mang thai và 1 tháng sau sinh.

Đặt câu hỏi cho Iron Woman




    CHIA SẺ CỦA CHUYÊN GIA