Ferrovit

Cách bổ sung sắt cho người bị bệnh thiếu máu

Cách bổ sung sắt cho người bị bệnh thiếu máu

Thiếu sắt là tình trạng phổ biến đối với phụ nữ độ tuổi sinh sản, phụ nữ mang thai, trẻ em. Cách bổ sung sắt đúng giúp làm giảm và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh thiếu máu nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản, hệ miễn dịch, hệ hô hấp.

Vì sao cơ thể chúng ta thiếu sắt dễ mắc bệnh thiếu máu?

Sắt là một thành phần thiếu yếu có trong máu. Trong các tế bào hồng cầu sản sinh ra máu luôn có loại protein được gọi là huyết sắc tố hemoglobin, giúp mang oxy từ phổi đến các bộ phận còn lại trong cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Điều này sẽ xảy ra khi cơ thể không đủ chất sắt trong hệ thống tuần hoàn, giúp các tế bào hồng cầu có thể truyền tải được oxy.

Thiếu máu do thiếu sắt khiến cơ thể không nhận đủ oxy cho các hoạt động sống, dẫn đến các triệu chứng thường gặp: mệt mỏi, khó thở, chóng mặt. Thiếu sắt là tình trạng thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản, phụ nữ mang thai, trẻ em.

Thiếu sắt gây nguy hiểm như thế nào?

Thiếu sắt là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, đặc biệt là các bệnh liên quan tim mạch, hô hấp. Các triệu chứng sức khỏe thường gặp do thiếu sắt:

Tim đập nhanh

Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Khi hemoglobin thiếu hụt, đồng nghĩa với việc vận chuyển oxy đến các mô sụt giảm, dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi. Thiếu sắt kéo dài có thể làm suy giảm chức năng hệ hô hấp, tim mạch.

Rụng tóc, bong móng

thiếu máu thiếu sắt có thể gây rụng tóc, bong móng

Thiếu sắt dẫn đến rụng tóc

Thiếu sắt khiến móng mỏng đi, tóc dễ gãy rụng. Sắt là một thành phần không thể thiếu trong máu, thiếu sắt gây thiếu máu, các mô cơ thể cũng bị ảnh hưởng kể cả chân tóc, khiến chúng dễ tổn thương, yếu ớt do thiếu chất dinh dưỡng từ máu.

Xem ngay:  Mối liên hệ giữa thiếu máu thiếu sắt và rụng tóc

Giảm trí nhớ, trí thông minh

Thiếu máu thiếu sắt trong thời gian dài dẫn đến việc suy giảm trí nhớ, khả năng tư duy, trí thông minh. Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, trẻ em là người dễ bị thiếu sắt khi không có chế độ ăn dinh dưỡng đầy đủ.

Khả năng sinh sản kém, hệ thống miễn dịch suy giảm

Theo các cuộc điều tra trên thế giới, người mắc chứng thiếu máu có tỷ lệ vô sinh cao hơn bình thường. Phụ nữ đang mang thai nếu thiếu máu thiếu sắt có khả năng sảy thai rất cao.

Việc thiếu sắt làm giảm quá trình sản sinh ra các tế bào bạch cầu T-Lymphocytes. Tế bào này có chức năng chống lại vi khuẩn, từ đó khiến hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bị sụt giảm.

Cách bổ sung sắt cho người thiếu máu

Cách bổ sung sắt bằng thực phẩm

  • Rau xanh đậm (một nguồn cung cấp sắt nonheme tốt nhất) bao gồm: rau chân vịt, cải xoăn, cải cầu vồng, cải bó xôi, súp lơ…
  • Trái cây giàu vitamin C: cam, quýt, bưởi, ổi, ớt đỏ…
  • Thịt gia súc, gia cầm: thịt cừu, thịt nai, gà, vịt, thịt lợn, thịt bò
  • Gan động vật: Nội tạng là một nguồn thực phẩm giàu chất sắt tuyệt vời. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi với tim, thận, lưỡi bò…
  • Hải sản: Các loại hải sản có vỏ như sò, tôm, cua đều là nguồn thực phẩm cung cấp chất sắt tốt. Một số loại cá giàu hàm lượng chất sắt như: cá mòi, cá ngừ, cá hồi, cá tuyết, cá rô.

Cách bổ sung sắt bằng thuốc – các loại thuốc bổ sung sắt

Cách bổ sung sắt cho người thiếu máu

Cách bổ sung sắt cho người thiếu máu

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng giàu sắt, bạn có thể bổ sung thêm bằng các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt thông qua đường uống.

Thuốc bổ sung sắt và axit folic cho người thiếu máu phổ biến trên thị trường có 3 dạng: viên nén, viên nang, dạng lỏng (thuốc bổ máu dạng nước).

Thuốc bổ máu dạng nước là gì?

Các loại chất sắt phổ biến bao gồm: ferrous sulfate, ferrous gluconate, ferrous fumarate. Trong đó, ferrous fumarate hay còn gọi là sắt hữu cơ fumarate là loại dễ hấp thu, ít gây táo bón cho người sử dụng.

Hơn nữa, bạn nên lựa chọn các loại thuốc bổ sung sắt và acid folic kết hợp vitamin B12 để tăng khả năng sản sinh máu cho cơ thể.

Xem ngay:  Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu trong thai kỳ

Thời điểm uống sắt đúng nhất trong ngày

Cách bổ sung sắt vào buổi sáng

Buổi sáng là thời điểm bổ sung sắt tốt nhất

Một vài lời khuyên uống bổ sung sắt đúng cách cho bạn. Theo các bác sĩ, bạn nên uống sắt vào lúc sáng sớm sẽ có tác dụng tốt nhất, vì lúc này có thể vừa trải qua một giấc ngủ dài, đồng nghĩa với lượng sắt và canxi ở thời điểm này là thấp nhất. Vì vậy, bạn nên uống sắt vào buổi sáng là đúng nhất.

Ngoài ra, sắt sẽ được hấp thu tốt nhất khi bạn đang đói, vì thức ăn có thể ngăn cản, làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì thế, tốt nhất bạn nên uống thuốc bổ sung sắt tốt nhất trước hoặc sau bữa ăn sáng 30 phút.

Tham khảo: Thiếu máu não ăn gì tốt nhất

Một số lưu ý khi áp dụng cách bổ sung sắt bằng viên uống

  • Không nên uống thuốc bổ sung canxi cùng thuốc sắt, vì chúng gây cản trở khả năng hấp thụ lẫn nhau.
  • Uống nước cam, bưởi, ép ổi cùng với viên bổ sung sắt, vì vitamin C có vai trò làm tăng khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể.
  • Không nên phối hợp sắt với các loại thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin, nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hormone tuyến giáp.
  • Tránh uống cà phê, trà gần bữa ăn (nên cách ít nhất trước hoặc sau bữa ăn 1 giờ), vì cafein, tanin sẽ làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ chất sắt.

Cách bổ sung sắt đúng và đủ mỗi ngày giúp phụ nữ ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả, hạn chế các triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, xanh xao ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày.

Xem thêm:

Những câu hỏi thường gặp về tình trạng thiếu máu ở tuổi dậy thì

7 triệu chứng của bệnh thiếu máu mà nữ giới không nên bỏ qua

Bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị


Nguồn tham khảo:

Thiếu sắt có thể gây bệnh gì? – https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/thieu-sat-co-gay-benh-gi/

10 Reasons Why You Might Need Iron Supplements – https://www.healthline.com/health/10-reasons-iron-supplements

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu