Bà bầu bị đau đầu, buồn nôn chóng mặt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nội tiết tố thay đổi cho đến mất nước, khó ngủ.
Bà bầu bị đau đầu, buồn nôn chóng mặt là tình trạng khá phổ biến mà bất cứ phụ nữ mang thai nào đôi lúc cũng sẽ gặp phải.
Do vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như biện pháp để giải đáp thắc mắc bà bầu bị đau đầu nên làm gì cũng nên được quan tâm, chú trọng nhằm giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau đầu
Một số nguyên nhân khiến cho bà bầu bị đau đầu, chóng mặt hoặc thậm chí buồn nôn gồm:
Nguyên nhân bà bầu bị đau đầu 3 tháng đầu
Đau đầu do căng thẳng trong cơ thể thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ. Điều này có thể xuất hiện do cơ thể mẹ bầu đang trải qua một số thay đổi vào thời điểm này, chúng bao gồm:
- Nội tiết tố thay đổi
- Trọng lượng cơ thể tăng
- Lượng máu trong cơ thể tăng lên
Bên cạnh đó, những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu cũng bao gồm:
- Stress
- Thiếu nước
- Thị lực bị thay đổi
- Buồn nôn và ói mửa
- Hoạt động thể chất quá ít
- Lượng đường trong máu thấp
- Trở nên nhạy cảm với ánh sáng
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp.
Ngoài ra, tuy không quá phổ biến nhưng một số loại thực phẩm cũng khiến bà bầu bầu bị đau đầu, chóng mặt:
- Sản phẩm từ sữa
- Chocolate
- Phô mai
- Nấm
- Cà chua.
Tìm hiểu: Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối
Bà bầu bị đau đầu trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, ví dụ như:
- Thiếu sắt
- Ngủ quá ít
- Chế độ ăn uống
- Các cơ bị căng ra
- Cân nặng tăng đột ngột
- Đái tháo đường thai kỳ
- Tư thế sinh hoạt chưa đúng.
Bà bầu bị đau đầu do cao huyết áp
Nhức đầu khi mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị cao huyết áp. Tình trạng này xảy ra sau khi bạn bước qua tuần thai thứ 20. Nếu bạn đang mang thai, huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ:
- Đột quỵ
- Sinh non
- Tiền sản giật
- Động kinh
- Thai nhi không nhận được đủ oxy
- Trẻ sơ sinh nhẹ cân.
Mách bạn: Bí quyết giảm chóng mặt khi mang thai
2. Khi nào bà bầu bị đau đầu cần gặp bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp bà bầu bị đau đầu tuy gây ra cảm giác khó chịu nhưng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu đau đầu đi kèm với những tình trạng sau thì mẹ bầu nên đến bác sĩ ngay nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:
- Sốt
- Co giật
- Ngất xỉu
- Đau dữ dội
- Nhìn không rõ
- Buồn nôn và ói mửa
- Đau đầu thường xuyên
- Đau đầu kéo dài nhiều giờ liên tục.
3. Cách giúp bà bầu giảm cơn đau đầu
Đau đầu là cảm giác không hề dễ chịu và khi mang thai, đau đầu lại càng khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, đuối sức hơn gấp nhiều lần. Để giúp bà bầu bị đau đầu cảm thấy thoải mái hơn, bạn có thể tham khảo và làm theo các gợi ý sau:
Bổ sung chất lỏng
Uống đủ nước có thể giúp làm giảm đau đầu khi mang thai. Trong giai đoạn bầu bí, mẹ bầu đừng quên việc bổ sung đầy đủ chất lỏng để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và đảm bảo quá trình lưu thông của các enzym và protein.
Chườm ấm, chườm lạnh trị đau đầu cho bà bầu
Chườm nóng hoặc lạnh đều là các phương pháp phổ biến để trị đau đầu cho bà bầu. Hình thức chườm ấm hỗ trợ làm giãn nở mạch máu, từ đó làm tăng lưu thông máu ở khu vực bị đau, hỗ trợ loại bỏ các cục máu nghẽn có thể khiến cơn đau đầu xuất hiện.
Bên cạnh đó, việc các mạch máu giãn nở quá mức cũng là nguyên nhân của chứng đau nửa đầu khi mang thai. Để cảm thấy thoải mái hơn, bà bầu có thể áp dụng hình thức chườm lạnh. Bạn hãy dùng một chiếc khăn nhúng qua nước lạnh, miếng dán lạnh và đắp lên vùng trán, biện pháp này sẽ giúp thắt chặt các mạch máu, thu nhỏ mô cơ và da ở khu vực này, từ đó giúp giảm cơn đau.
Nghỉ ngơi
Khi bị đau đầu, bạn hãy cố gắng nghỉ ngơi, chợp mắt để cơn đau dịu bớt. Ngoài ra, nên tắt đèn hoặc hạn chế ánh sáng trong phòng ngủ quá gắt cũng như ưu tiên không gian yên tĩnh nhằm tránh cho con đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Dùng tinh dầu để trị đau đầu
Dầu hoa oải hương là biện pháp trị bà bầu bị đau đầu khá an toàn. Hương thơm của hoa sẽ hỗ trợ giảm mức độ của cơn đau. Bạn có thể dùng máy khuếch tán hoặc massage bằng dầu hoa oải hương để cảm thấy thoải mái hơn.
Bên cạnh đó, xoa bóp bằng dầu gừng hoặc dầu bạc hà cũng có thể mang đến hiệu quả tương tự. Trong trường hợp bạn bất khả kháng mà phải dùng thuốc, mẹ bầu hãy tham khảo bác sĩ về các loại thuốc trị đau đầu cho bà bầu không ảnh hưởng đến thai nhi nhé.
4. Phương pháp giúp ngăn ngừa chứng đau đầu ở phụ nữ mang thai
Để tận hưởng thai kỳ khỏe mạnh, điều cần nhất chính là hạn chế các tình trạng sức khoẻ có thể xảy ra. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng đau đầu khi mang thai mà bạn có thể tham khảo gồm:
- Ăn uống điều độ: Lượng đường trong máu thấp do bỏ bữa có thể gây ra đau đầu khi mang thai. Do vậy, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống điều độ, chia nhỏ các bữa ăn ra trong ngày, ưu tiên, các thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc, hạt điều, hạt chia…
- Nghỉ ngơi vừa đủ: Nếu như ngủ quá nhiều, bà bầu càng dễ bị đau đầu hơn. Vì thế nên bạn cần chú ý nghỉ ngơi với thời lượng hợp lý nhé.
- Chú ý đến thực phẩm: Hãy lưu tâm đến vấn đề này, nếu bạn bị đau đầu sau khi ăn 1 món ăn nào đó, hãy ghi chú lại để làm cơ sở và hạn chế chúng trong thực đơn hằng ngày.
- Chú ý đến môi trường sinh hoạt: Khi mang thai, bà bầu có thể trở nên nhạy cảm hơn. Do vậy, hãy cố gắng hạn chế sinh hoạt không gian nóng bức, ngột ngạt và những nơi có mùi nồng nặc nhằm ngăn ngừa tình trạng đau đầu có thể xảy ra.
- Tập yoga: Căng thẳng, lo lắng quá mức khi mang thai tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến đau đầu. Vì lẽ đó, mẹ bầu hãy cân nhắc tập các bộ môn như yoga, thiền định. Những hình thức vận động này vừa giúp thư giãn đầu óc mà cũng vừa đem đến các ích lợi cho quá trình sinh nở về sau.
- Bổ sung sắt: Cơ thể thiếu máu do thiếu sắt cũng sẽ gây ra tình trạng đau đầu. Nhằm hạn chế nguy cơ này xảy ra, phụ nữ mang thai nên bổ sung sắt đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nguồn truy cập
Headaches During Pregnancy – https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/headaches-duringpregnancy.aspx
Headaches during pregnancy – https://www.pregnancybirthbaby.org.au/headaches-during-pregnancy