Theo thống kê, 1/3 số phụ nữ trưởng thành và 1/2 bạn gái tuổi thiếu niên thường hay bị thiếu sắt do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong thời gian này, cơ thể của chị em phụ nữ thường rất nhạy cảm và cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hơn bao giờ hết, đặc biệt là sắt. Hãy cùng Iron Woman đọc bài viết dưới đây để biết các cách bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt cực đơn giản và hiệu quả bạn nhé.
Vì sao phụ nữ phải bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sức khỏe của chị em phụ nữ.
Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là nền tảng quan trọng để có được sức khỏe, tâm lý và vẻ đẹp. Theo Trung tâm dinh dưỡng Tp. HCM, trong suốt giai đoạn kinh nguyệt, phụ nữ sẽ mất khoảng 40 đến 60 ml máu mỗi ngày tương đương với việc hao hụt từ 20 – 30mg sắt trong cơ thể họ.
Đối với các bạn gái trong vài năm đầu của chu kỳ kinh thường có triệu chứng rong kinh hoặc ở một số phụ nữ mắc chứng rong kinh kinh niên thì lượng máu mất đi càng nhiều hơn. Không những vậy, lượng sắt dự trữ trong cơ thể phụ nữ ít hơn so với nam giới. Do đó, thiếu sắt rất dễ xảy ra ở phụ nữ.
Đồng thời theo thống kê về dinh dưỡng tại Việt Nam, lượng thức ăn nạp vào cơ thể chỉ bảo đảm được một nửa nhu cầu dinh dưỡng cần thiết. Vì thế, bổ sung sắt cho cơ thể trong kỳ kinh nguyệt cho phụ nữ là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết, tốt nhất là cả hai hình thức bù sắt từ thực phẩm chứa nhiều chất sắt và thuốc bổ máu.
Các triệu chứng cho thấy thiếu sắt trong kỳ kinh nguyệt
1. Cơ thể mệt mỏi
Sắt là thành phần quan trọng để tạo hemoglobin trong tế bào máu. Hemoglobin mang oxy đến khắp cơ thể để nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể. Khi thiếu sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin. Kết quả là, người thiếu máu thiếu sắt lâu ngày sẽ trở nên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Do thiếu oxy nên các cơ quan nội tạng đều hoạt động kém hiệu quả, não bộ cũng kém tỉnh táo dẫn tới tình trạng hoa mắt, hay bị chóng mặt thậm chí còn khó thở.
2. Kinh nguyệt rối loạn
Chu kỳ của nó vào khoảng 28 – 45 ngày và thời gian ra máu kéo dài khoảng 3 – 5 ngày. Nhìn chung, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ rất nhạy cảm, nó dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nhưng chắc chắn nếu bị thiếu máu thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ không được đều đặn thậm chí nếu nặng sẽ bị mất kinh hoàn toàn.
3. Tóc rụng nhiều
Khi bị thiếu sắt, cơ thể bị thiếu hụt máu, dòng máu lưu thông nên não bộ ít hơn khiến các nang tóc không được cung cấp đủ dưỡng chất gây ra tình trạng rụng tóc. Tuy nhiên cũng đừng quá hoảng sợ khi thấy vài sợi tóc rụng. Bởi vì mỗi ngày một người bình thường bị rụng mất khoảng 100 sợi tóc. Vì vậy để xác định chính xác mình có bị rụng tóc do thiếu máu hay không bạn cần căn cứ thêm vào các triệu chứng khác.
4. Ù tai, hoa mắt
Nếu hàm lượng sắt thấp có thể, gây suy giảm năng lượng, chóng mặt, hoa mắt khiến máu lên não chậm, gây nên hiện tượng ù tai.
5. Khó ngủ
Một số người bị thiếu máu cũng có thể bị giảm sự thèm ăn và xáo trộn giấc ngủ, gây ra khó thở khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào. Đặc biệt, trí nhớ kém và tâm trạng lúc vui lúc buồn ở phụ nữ cũng là những biểu hiện thiếu máu cần được quan tâm một cách triệt để.
6. Kém tập trung
Đối với các bạn gái tuổi thiếu niên, việc thiếu sắt sẽ gây buồn ngủ, mất tập trung, làm giảm khả năng nhận thức từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.
Tuy nhiên, khi bị thiếu máu thiếu sắt, một số người có biểu hiện không rõ ràng hoặc thậm chí không có biểu hiện, nên dễ bị bỏ qua và không có kế hoạch phục hồi lượng sắt đã mất một cách hợp lý. Nếu tình trạng này bị kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng về tim mạch (nhịp tim sẽ đập nhanh, bất thường), phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai nếu bị thiếu máu thiếu sắt sẽ dễ dẫn đến sảy thai, sinh non, trẻ nhẹ cân.
Bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt bằng cách nào?
1. Ăn uống thực phẩm giàu sắt
Bổ sung sắt từ các nguồn thực phẩm bao giờ cũng an toàn và dễ hấp thụ nhất. Dưới đây là một số thực phẩm giàu sắt mà bạn có thể sử dụng trong thực đơn hằng ngày, đặc biệt là ngày đèn đỏ:
- Hải sản có vỏ: Những loại hải sản có vỏ như hàu, sò, trai hết là một nguồn thực phẩm rất giàu sắt. Khẩu phần ăn 100g con trai chứa 28g sắt và 100g hàu chứa 10,2g sắt. Những loại động vật này chứa heme-iron một loại sắt dễ được hấp thu bởi cơ thể không giống như non-heme iron (nguồn sắt trong thực vật) khó hấp thu hơn. Chúng cũng giúp làm tăng hàm lượng cholesterol tốt cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Rau bó xôi: Rau bó xôi là loại rau xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, chúng chứa ít calo. 100g cải bó xôi cung cấp cho bạn 3,2g sắt. Cải bó xôi tạo ra non-heme iron đây là một loại sắt được cơ thể hấp thu chậm. Tuy nhiên rau bó xôi còn cung cấp một lượng vitamin C dồi dào làm tăng tốc độ hấp thu sắt của cơ thể. Hãy kết hợp ăn rau bó xôi với các loại chất béo lành mạnh như dầu oliu để tối đa hóa lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
- Nội tạng động vật: Những bộ phận như gan, óc, cật, tim của heo và bò, đều rất bổ dưỡng, chúng đều chứa nhiều sắt. 100g gan bò cung cấp cho bạn 6,5g sắt, 75g gan lợn có chứa khoảng 13,4mg sắt. Cũng giống như gan lợn, gan gà là một thực phẩm rất giàu sắt. 75g gan gà chứa khoảng 8mg sắt. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều gan cùng lúc và phải đảm bảo nấu chín gan trước khi ăn.
- Thịt đỏ: Thịt đỏ như thịt bò rất giàu dinh dưỡng và là một nguồn thực phẩm giàu sắt. 100g thịt bò cung cấp cho bạn 2,7g sắt, nó cũng chứa nhiều protein, selen, và vitamin B.
- Hạt bí đỏ: Thường được sử dụng làm món ăn nhẹ nhưng có thể bạn chưa biết, nó cũng là một nguồn chứa nhiều sắt. 28g hạt bí đỏ cung cấp cho bạn 4.2g sắt. Hạt bí đỏ còn giàu vitamin K, kẽm và magie.
2. Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt
Thực phẩm chức năng bổ sung sắt hay thuốc sắt là sản phẩm thường được bào chế dưới dạng viên uống có tác dụng cung cấp sắt và một số dưỡng chất khác cho cơ thể. Ưu điểm của việc sử dụng thuốc sắt là sự tiện lợi và hiệu quả nhanh chóng.
Với các bé gái trong độ tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời nhắc nhớ trẻ uống đều đặn viên bổ sung sắt hàng ngày, để bổ sung lại lượng sắt mất đi trong thời kỳ kinh nguyệt. Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt , bổ máu cho trẻ các bậc phụ huynh cần chú ý đến thành phần, công dụng để mang lại hiệu quả cao nhất cho sức khỏe của trẻ.
Những sản phẩm thường được nhiều chị em phụ nữ tin dùng, đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt là sản phẩm chứa các dưỡng chất như:
- Sắt dạng hữu cơ để cơ thể hấp thu sắt một cách tốt nhất.
- Acid folic cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào, giúp tăng cường sức khỏe phụ nữ.
- Vitamin B12 cải thiện được các trình trạng da xanh xao mỗi lần đến chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng:
- Luôn uống thuốc sắt đủ liều lượng.
- Không phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc mà cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng giàu sắt.
- Những đối tượng đặc biệt như người đang mắc bệnh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai,… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Nên uống thuốc từ trước chu kỳ kinh nguyệt để tăng hiệu quả.
Xem thêm:
Bạn sẽ mất đi bao nhiêu máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?
Đau đầu trong những ngày “đèn đỏ”: Làm sao để khắc phục?
Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ: Tình trạng không thể xem thường
Nguồn tham khảo:
Will iron supplementation given during menstruation improve iron status better than weekly supplementation? – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11890637
10 Reasons Why You Might Need Iron Supplements – https://www.healthline.com/health/10-reasons-iron-supplements#infants
Cần bổ sung sắt định kỳ – https://tuoitre.vn/can-bo-sung-sat-dinh-ky-502533.htm