Ferrovit

Rong kinh kéo dài ở tuổi dậy thì có liên quan bệnh thiếu máu, vô sinh

Rong kinh kéo dài ở tuổi dậy thì có liên quan bệnh thiếu máu, vô sinh

Rong kinh kéo dài ở tuổi dậy thì là bệnh phụ khoa phổ biến đối với trẻ vị thành niên. Bệnh rong kinh kéo dài có thể gây thiếu máu trầm trọng, thậm chí vô sinh. Bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn nữ tuổi dậy thì điều hòa kinh nguyệt, giảm các triệu chứng đau nhức tiền kinh nguyệt hiệu quả.

Rong kinh tuổi dậy thì là gì?

Một chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường đối với nữ giới thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày. Các dấu hiệu hành kinh sẽ bắt đầu xuất hiện từ ngày 1 đến ngày 4 hoặc 5 của chu kỳ, sau đó thì kết thúc. Rong kinh là tình trạng mất máu bất thường mà không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Rong kinh tuổi dậy thì là tình trạng ra máu kinh kéo dài trên 7 ngày và không mang tính chu kỳ theo từng tháng.

Nguyên nhân rong kinh tuổi dậy thì

Nguyên nhân rong kinh tuổi dậy thì

Ở tuổi dậy thì, do hoạt động của buồng trứng chưa đi vào ổn định, dễ rối loạn hóc-môn ở vùng dưới đồi, gây căng ngực, tức ngực. Theo đó, lượng estrogen và progesterone chưa được cân bằng, dễ dẫn đến tình trạng nội mạc tử cung bong tróc vào đào thải lượng máu không triệt để, về lâu dài có thể bị rong kinh kéo dài. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn nữ dễ gặp tình trạng rong kinh, nhưng 6 nguyên nhân gây rong kinh dưới đây được xem là phổ biến:

Rong kinh do rối loạn nội tiết tố

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì thường là do nội tiết tố nữ estrogen hoặc progesterone chưa ổn định. Do đó, các bạn nữ trong độ tuổi này thường có kinh nguyệt không đều, lượng máu thất thường ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Rong kinh do rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì

Ở lứa tuổi ô mai đầy mộng mơ, tình yêu gà bông chớm nở, tâm lý các bạn nữ thường bị xáo trộn với căng thẳng học đường, áp lực thành tích. Do vậy, đây cũng có thể là nguyên nhân gây stress ở tuổi dậy thì gây rối loạn kinh nguyệt.

Rong kinh do ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý

Áp lực thi cử, cảm xúc nắng mưa ở tuổi dậy thì là nguyên nhân dẫn đến việc bỏ bữa, nhịn ăn, thức khuya làm thay đổi đồng hồ sinh học cơ thể. Điều này cũng là nguyên nhân gây nên bệnh rong kinh tuổi dậy thì.

Rong kinh do mắc bệnh phụ khoa

Tuy ở độ tuổi dậy thì, các trường hợp mắc bệnh phụ khoa ở nữ giới là rất thấp, nhưng cũng không thể loại trừ. Một số bạn gái có thể mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm tử cung, viêm buồng trứng, mắc bệnh xã hội… gây nên tình trạng rong kinh kéo dài, rối loạn kinh nguyệt.

Rong kinh do sử dụng thuốc tránh thai

Ở độ tuổi chuyển giao từ bé gái thành thiếu nữ, các bạn gái dễ lạm dụng thuốc tránh thai hằng ngày hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp trong thời gian dài. Do cơ chế của thuốc làm ức chế và tiết ra ovestin tuyến yên gây tắc kinh, bế kinh kéo dài, nên cũng có thể gây nên rong kinh tuổi dậy thì.

Xem ngay:  Cẩm nang dinh dưỡng khi mang thai giúp mẹ bầu khỏe mạnh

Biểu hiện của rong kinh tuổi dậy thì

Biểu hiện rong kinh tuổi dậy thì

Khi bước vào tuổi dậy thì (13 – 18 tuổi), các chức năng trong cơ thể vẫn đang ở giai đoạn phát triển nên sự bài tiết hóc-môn có nguy cơ bị rối loạn. Một số triệu chứng ban đầu của chứng rong kinh gồm có chảy máu âm đạo bất thường, lượng máu kinh tiết ra quá nhiều hoặc quá ít, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, rối loạn chu kỳ…

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, các bé gái thường sẽ mất khoảng 40-60 ml máu trong khoảng 3-5 ngày. Tuy nhiên, nếu bị rong kinh tuổi dậy thì, lượng máu mất đi có thể vượt quá 80 ml và kéo dài từ 7 ngày trở lên.

Các biểu hiện rong kinh thường gặp ở tuổi dậy thì:

  • Máu kinh ra ồ ạt, liên tục và kéo dài hơn 5 ngày mà không có dấu hiệu giảm lưu lượng máu.
  • Máu kinh ra rất ít từ ngày đầu tiên và kéo dài nhiều ngày sau đó, cảm giác như bị ứ đọng máu, tắc máu.

Nếu các biểu hiện rong kinh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất máu, thiếu sắt ở nữ giới.

Một số biểu hiện bệnh thiếu máu thiếu sắt ở tuổi dậy thì: xanh xao, mệt mỏi, mất tập trung, phát triển trí tuệ và thể lực kém. 

Cách chữa rong kinh tuổi dậy thì

Nếu các bạn gái bị rong kinh ở mức độ nhẹ, không có các biểu hiện thiếu máu, thiếu sắt nghiêm trọng, có thể không cần điều trị, cơ thể sẽ nhanh chóng tự cân bằng, ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu máu ra ít nhưng vẫn bị thiếu máu: Uống viên thuốc ngừa thai để điều chỉnh hàm lượng estrogen và progesterone theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp này trong 3 tháng để điều trị bệnh rong kinh tuổi dậy thì, trước khi chuyển sang các phương pháp điều trị khác nếu cần.

Vì sao nữ giới cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt?

Theo các chuyên gia y tế, sắt là một trong những khoáng chất quan trọng góp phần tạo nên hồng cầu, hemoglobin, myoglobin… Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu cùng nhiều vấn đề bệnh lý khác liên quan đến máu. Vì thế, các bạn gái ở tuổi dậy thì cần có thói quen bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt để bù đắp lượng máu bị mất mỗi tháng, giảm các triệu chứng hành kinh khó chịu như: đau đầu, hoa mắt, hay bị chóng mặt, đau nhức cơ thể.

Xem ngay:  Uống sắt và vitamin E cùng lúc khi mang thai: Lợi hay hại? 

Bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt bằng cách nào hiệu quả?

Ăn thực phẩm giàu chất sắt

Bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt bằng thực phẩm là lựa chọn dễ thực hiện, an toàn, có thể duy trì trong thực đơn hằng ngày của bạn gái, đặc biệt là trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số thực phẩm giàu chất sắt như:

  • Gan lợn
  • Hạt bí đỏ
  • Đậu nành
  • Hải sản
  • Rau bina
Xem ngay:  7 Nguyên nhân chóng mặt khi có kinh nguyệt bạn nên biết

Sử dụng viên uống bổ sung sắt trong chu kỳ kinh nguyệt

Trong trường hợp, các bạn gái khó hấp thụ chất sắt từ thực phẩm, có thể lựa chọn viên uống bổ sung sắt để ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Ưu điểm của việc sử dụng viên uống bổ sung sắt là sự tiện lợi, hiệu quả, dễ hấp thụ. 

Lưu ý khi lựa chọn viên uống bổ sung sắt trên thị trường:

  • Chọn sản phẩm chứa sắt hữu cơ (sắt Fumarate), hàm lượng sắt cao, dễ hấp thu, ít gây táo bón hơn sắt vô cơ.
  • Chọn viên nang bổ sung sắt có hương vani để át mùi khó chịu của sắt.
  • Chọn sản phẩm bổ sung sắt có kết hợp với acid folic, vitamin B12, hỗ trợ tốt việc tái tạo máu.

Hy vọng qua những chia sẻ của Iron Woman, các bạn gái đã có thêm kiến thức để đối phó với chứng rong kinh kéo dài.

Nguồn tham khảo:

Rong kinh, rong huyết tuổi dậy thì – https://tudu.com.vn/vn/giao-luu-truc-truyen/rong-kinh-rong-huyet-tuoi-day-thi/

Rong kinh tuổi dậy thì: Nhận biết sớm – điều trị sớm – https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/rong-kinh-tuoi-day-thi-nhan-dien-som-dieu-tri-som/?link_type=related_posts

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu