Ferrovit

Bổ sung sắt cho phụ nữ thiếu máu thiếu sắt thế nào

Bổ sung sắt cho phụ nữ thiếu máu thiếu sắt thế nào

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý phổ biến đối với phụ nữ, đặc biệt là ở trẻ em độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai. Nếu bổ sung sắt đúng cách sẽ đẩy lùi được bệnh thiếu máu thiếu sắt, giảm mệt mỏi, đau đầu ở phụ nữ, sinh hoạt và đời sống trở nên dễ dàng hơn.

1. Vì sao phụ nữ dễ bị thiếu máu thiếu sắt

Đối với phụ nữ bước vào độ tuổi sinh sản, lượng máu mất đi trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt từ 40- 60 ml, tương ứng với 2-4 mg sắt. Các bạn nữ có triệu chứng rong huyết, rong kinh kéo dài, lượng sắt mất đi thậm chí còn nhiều hơn mức bình thường. 

Vì thế, nhu cầu bổ sung chất sắt đối với phụ nữ ở độ tuổi này ở mức 12-24 mg/ngày, nhưng cơ chế dự trữ chất sắt trong cơ thể lại rất thấp, chỉ 2,5g so với 4g ở nam giới. 

Nếu dinh dưỡng không đầy đủ, phụ nữ dễ bị thiếu máu thiếu sắt hơn bình thường. 

Thời kỳ mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ tăng cao để nuôi thai nhi, nếu thai phụ tiếp nhận không đủ dinh dưỡng sẽ kéo theo thiếu sắt, thiếu máu ở mức độ khác nhau. 

Một nguyên nhân khác là chế độ ăn uống còn nghèo chất sắt nhưng lại thừa chất ức chế khả năng hấp thụ sắt: cà phê, trà, đậu hũ, măng… Hơn nữa, trong quá trình chế biến, lượng chất sắt trong thực phẩm cũng mất đi ít nhiều. Vì thế, phụ nữ dễ thiếu máu thiếu sắt, nên cũng rất cần bổ sung sắt cho cơ thể.

Tỷ lệ nhiễm giun móc khá cao do môi trường, điều kiện sống kém vệ sinh. Khi nhiễm loại giun này, chúng sẽ hút hết chất dinh dưỡng, làm tổn thương màng ruột gây thiếu máu kéo dài.

Tìm hiểu: Thuốc bổ sung sắt nào tốt nhất

2. Triệu chứng thiếu máu thiếu sắt ở nữ giới

Triệu chứng thiếu máu thiếu sắt

Các triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng các bệnh lý khác. Một số dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn đang gặp tình trạng thiếu máu thiếu sắt: 

  • Cảm thấy chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống 
  • Người uể oải, mệt mỏi 
  • Thường xuyên mắc bệnh đau đầu ở phụ nữ 
  • Lười vận động 
  • Dễ cáu gắt, khó chịu 

Trường hợp nặng hơn, phụ nữ thiếu máu thiếu sắt có thể gặp tình trạng khó thở, da nhợt nhạt. Nếu bệnh kéo dài sẽ gây đau miệng, khó nuốt, móng tay mềm, cong. 

Một số triệu chứng khác ít xảy hơn: muốn ăn thức ăn cứng, giòn, đá viên, hội chứng pica (thích ăn bụi bẩn, đất sét).

Xem ngay:  Những biểu hiện kinh nguyệt bất thường không nên bỏ qua

3. Phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở nữ giới bằng thuốc bổ sắt

Để phòng ngừa bệnh thiếu máu thiếu sắt ở nữ giới hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu một số loại thuốc bổ máu cho phụ nữ, các loại viên uống bổ sung sắt như viên nang, viên nén, siro… để thay thế và bù đắp lượng máu mất đi do chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. 

Đối với phụ nữ có ý định mang thai hoặc đang mang thai cũng nên bổ sung sắt trước, trong và sau khi sinh con để hạn chế các rủi ro sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, thực phẩm giàu chất sắt và dễ hấp thụ như: thịt nạc, gan heo, máu động vật, cá, táo đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại trứng…

Mời bạn xem thêm bài viết: Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu trong thai kỳ

4. Bổ sung sắt cho phụ nữ thế nào cho đúng?

cách bổ sung sắt

Liều dùng thông thường dành cho phụ nữ thiếu hụt sắt: 

  • Bổ sung 30-120 mg mỗi tuần, kéo dài liên tục từ 2-3 tháng. 

Liều dùng thông thường dành cho phụ nữ mang thai: 

  • Dùng theo khuyến cáo mỗi ngày khoảng 27 mg/ngày. 

Liều dùng thông thường dành cho phụ nữ cho con bú: 

  • Dùng liều khuyến cáo hằng ngày là 10 mg/ngày đối với nữ giới từ 14-18 tuổi. 
  • Dùng liều khuyến cáo hằng ngày là 9 mg/ngày đối với phụ nữ từ 19 tuổi trở lên. 

Đối với các bé gái trong độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ độ tuổi sinh sản, Bộ Y tế cũng khuyến nghị uống bổ sung viên sắt hàng tuần, tốt nhất nên chọn các chế phẩm từ sắt có chứa acid folic, vitamin B12 để tăng khả năng sản xuất hồng cầu, tái tạo máu đủ cho cơ thể.

5. Một số lưu ý giúp bổ sung sắt cho phụ nữ hiệu quả nhất

Trường hợp phụ nữ thiếu sắt ở giai đoạn đầu, nghĩa là thiếu máu thiếu sắt nhẹ, có thể bổ sung sắt bằng việc tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt

Bổ sung các chế phẩm chất sắt thông qua việc uống dạng viên nén hoặc dung dịch lỏng như: ferrous sulfate, ferrous gluconate, ferrous fumarate… 

Khi uống sắt nên uống thêm nước cam, nước chanh hoặc vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. 

Sắt nên được uống vào lúc đói hoặc uống sau bữa ăn nếu bạn bị đau dạ dày

Người uống sắt có thể gặp một số trường hợp như đi phân ngoài có màu đen, bị táo bón

Uống bổ sung sắt liên tục và kéo dài kể cả khi lượng sắt đã đủ và ổn định, bạn có thể tiếp tục uống trong 3 tháng tiếp theo. 

Trường hợp thiếu máu nặng, bệnh mãn tính, bệnh viêm nhiễm, không dung nạp chất sắt qua đường uống, bạn có thể cần nhận tư vấn từ bác sĩ, bổ sung sắt bằng cách truyền tĩnh mạch.


Nguồn tham khảo:

Anemia – https://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-anemia-basics#1

Iron deficiency anaemia – https://www.nhs.uk/conditions/iron-deficiency-anaemia/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu