Ferrovit

7 Nguyên nhân chóng mặt khi có kinh nguyệt bạn nên biết

7 Nguyên nhân chóng mặt khi có kinh nguyệt bạn nên biết

Hãy cùng Iron Woman tìm hiểu 7 nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt khi có kinh nguyệt, cũng như các phương pháp điều trị, phòng ngừa tình trạng này.

Hay bị chóng mặt, hoa mắt trong những ngày “đèn đỏ” không phải là tình trạng hiếm gặp với các bạn nữ. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt, hầu hết trong số đó có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố.

Các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như thiếu máu, huyết áp thấp hay thậm chí là mang thai cũng có thể gây chóng mặt.

Tìm hiểu 10 nguyên nhân gây hay bị chóng mặt khi có kinh nguyệt

Hay bị chóng mặt khi có kinh nguyệt cùng với các triệu chứng đi kèm phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân.

1. Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt gây chóng măt khi có kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là một tình trạng phổ biến xảy ra trước ngày “đèn đỏ” khoảng 5 ngày hoặc hơn, nó có thể gây đau đầu chóng mặt trước kỳ kinh. Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt xuất hiện do sự biến đổi hàm lượng hormone trong cơ thể vào những ngày này.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tình trạng lâng lâng, chóng mặt hoa mắt mà bạn nữ thường gặp khi có kinh nguyệt xảy ra do sự thay đổi nồng độ estrogen.

2. Thiếu máu thiếu sắt gây chóng mặt khi có kinh nguyệt

Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ thường liên quan đến sự mất máu trong những ngày kinh nguyệt. Thiếu sắt sẽ làm suy giảm sự sản xuất hồng cầu, khiến oxy lưu thông kém hiệu quả đến các cơ quan trong cơ thể. Do đó, có thể lý giải tại sao bạn nữ có kinh bị chóng mặt, hoa mắt.

Nếu bạn bị mất nhiều máu trong những ngày “đèn đỏ”, tình trạng đau đầu chóng mặt mà bạn gặp phải có thể nghiêm trọng hơn.

Vậy bạn đã biết bổ sung bao nhiêu sắt là đủ cho cơ thể chưa? Cùng tham khảo bài viết “Bổ sung sắt cho nữ giới, bao nhiêu là đủ?” nhé.

3. Huyết áp thấp

Huyết áp thấp gây hoa mắt trong ngày đèn đỏ

Huyết áp thấp có thể khiến bạn nữ bị hoa mắt, chóng mặt khi có kinh nguyệt. Một số hormone giới tính trong cơ thể có tác động đến việc điều hoà về huyết áp.

Các nghiên cứu đã cho thấy testosterone làm tăng huyết áp, trong khi estrogen lại khiến huyết áp thấp. Khoảng 1 tuần trước ngày “đèn đỏ”, nồng độ estrogen tăng cao có thể làm giảm huyết áp và gây chóng mặt hoa mắt.

4. Lượng đường trong máu thấp

Không chỉ đến mức huyết áp, estrogen còn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Mức đường huyết thấp có thể dẫn đến nhiều triệu chứng, bao gồm đau đầu chóng mặt.

Đối với phụ nữ đang trong trong thời kỳ mãn kinh, sự thay đổi nồng độ estrogen có thể gây ra tình trạng giảm đường huyết.

5. Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt

Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt gây chóng mặt

Đau nửa đầu là một tình trạng thần kinh đặc trưng bởi những cơn đau đầu cực kỳ kinh khủng và hàng loạt các triệu chứng khác, chẳng hạn như chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nửa đầu ở phụ nữ, bao gồm việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Xem ngay:  Bà bầu bị đau đầu có nguy hiểm không?

Thay đổi nội tiết tố trong những ngày “đèn đỏ” có thể gây ra đau nửa đầu, dẫn đến chóng mặt khi có kinh. Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm sự gia tăng các chất gây viêm tuyến tiền liệt và mất cân bằng serotonin.

6. Thuốc có thể gây chóng mặt khi có kinh nguyệt

Một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ, bao gồm chóng mặt. Theo một số nghiên cứu, có khoảng 20-30% người bị chóng mặt do chịu tác dụng phụ của thuốc.

Các loại thuốc gây chóng mặt bao gồm kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc chống viêm… Nếu dùng các loại thuốc này trong những ngày có kinh nguyệt, bạn có thể dễ bị chóng mặt hơn.

7. Tình trạng sức khỏe khác

Một số tình trạng sức khỏe khác không do kinh nguyệt gây ra nhưng lại có thể khiến bạn bị chóng mặt, bao gồm:

  • Chóng mặt lành tính do tư thế (BPPV)
  • Huyết áp thấp (rối loạn ở tai trong)
  • Đau nửa đầu mãn tính
  • Các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm mê đạo tai

Khi những tình trạng này bùng phát khi bạn có kinh nguyệt, rất có thể chúng sẽ khiến bạn bị chóng mặt, hoa mắt trong giai đoạn này.

Phương pháp điều trị chóng mặt khi có kinh nguyệt

Ngủ đủ giấc giúp trị hoa mắt khi hành kinh

Nếu hoa mắt, đau đầu chóng mặt trong kỳ kinh nguyệt xảy ra do thay đổi nội tiết tố, bạn có thể giảm bớt các triệu chứng này bằng những biện pháp đơn giản sau:

  • Uống nhiều nước
  • Ngủ đủ giấc
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng

Các nguyên nhân khác gây ra hiện tượng chóng mặt khi có kinh có thể được xử lý bằng cách:

Thiếu máu thiếu sắt: Thiếu máu có thể được chẩn đoán bằng các xét nghiệm máu tại bệnh viện. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ có thể kê toa viên uống bổ sung sắt và đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống để giúp cơ thể bạn gia tăng lượng sắt.

Huyết áp thấp: Nếu tình trạng này xảy ra khi ban có kinh nguyệt, một số giải pháp đơn giản có thể giúp bạn: uống đủ nước, đứng lên từ từ sau khi ngồi lâu và lưu ý về bất kỳ triệu chứng mà cơ thể đang gặp phải.

Lượng đường trong máu thấp: Mức đường huyết thấp trong những ngày “đèn đỏ” rất có thể là triệu chứng tạm thời của sự thay đổi nội tiết tố. Bạn nên ăn uống điều độ, bữa ăn có sự cân bằng giữa các nhóm thực phẩm và luôn chuẩn bị các món ăn nhẹ khi đói… để giải quyết tình trạng hạ đường huyết.

Đau nửa đầu: Thay đổi lối sống để tránh các tác nhân gây đau nửa đầu là điều cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, bạn nên gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Chóng mặt do dùng thuốc: Gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị và điều chỉnh thuốc nếu cần thiết.

Xem thêm:

Dấu hiệu có kinh trước 1 tuần bạn gái cần chuẩn bị gì?

Nên ăn gì và kiêng ăn gì trong những ngày “đèn đỏ”?

Bạn sẽ mất đi bao nhiêu máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?


Nguồn tham khảo:

10 Causes of Dizziness Before Your Period – https://www.healthline.com/health/womens-health/dizziness-before-period

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu