Ferrovit

Chảy máu cam có nguy hiểm không?

Chảy máu cam có nguy hiểm không?

Bất kỳ ai cũng có thể đã từng bị chảy máu mũi (chảy máu cam) ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tình trạng này đang cảnh báo điều gì cũng như bị chảy máu cam phải làm sao để cầm máu.

chảy máu camI. Tổng quan về hiện tượng chảy máu cam

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam hoặc tỵ nục. Đây là hiện tượng thường gặp khi các mao mạch bên trong mũi bị tổn thương. Chảy máu cam có hai loại bao gồm chảy máu cam phía trước (anterior nosebleed) và chảy máu cam phía sau (posterior nosebleed).

  • Chảy máu cam phía trước: Trường hợp chảy máu mũi phía trước, máu sẽ chảy ra từ phần ngăn giữa hai lỗ mũi, hay còn được gọi là vách ngăn. Vách ngăn chứa các mạch máu mỏng manh có thể dễ dàng bị tổn thương. Chảy máu cam trước thường không nghiêm trọng và có thể được điều trị tại nhà. Trẻ em là đối tượng thường mắc phải chảy máu cam phía trước.
  • Chảy máu cam phía sau: Tình trạng chảy máu mũi phía sau xảy ra khi các nhánh động mạch cung cấp máu cho vùng mũi bị tổn thương. Sự tổn thương động mạch này dẫn đến xuất huyết nặng hơn chảy máu mũi phía trước và máu có thể chảy vào cổ họng.

Nếu bạn bị chảy máu mũi trong hơn 20 phút, hoặc tình trạng bắt đầu sau khi bị chấn thương ở đầu hoặc mặt, bạn có khả năng cao đã bị chảy máu mũi phía sau. Chảy máu cam phía sau thường xảy ra ở người lớn tuổi và người bị cao huyết áp. Tình trạng này cần phải có sự chăm sóc y tế.

Xem ngay: Nguyên nhân gây hoa mắt chóng mặt

II. Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ em và người lớn

nguyên nhân gây chảy máu cam

Nguyên nhân chảy máu cam thường bắt nguồn từ môi trường, tiền sử làm việc, các vấn đề sức khỏe hoặc tác dụng phụ của thuốc. Các yếu tố nguy cơ phổ biến gây chảy máu cam bao gồm:

  • Khí hậu trong nhà khô, nóng: Đây là nguyên nhân chảy máu cam ở các vùng của Hoa Kỳ, đặc biệt là khi không khí nóng khắc nghiệt. Không khí nóng, khô trong nhà dễ khiến da mũi mỏng manh bị nứt nẻ và chảy máu. Chảy máu cam có xu hướng xuất hiện thường xuyên hơn khi giao mùa, do mô trong mũi chưa quen với sự thay đổi độ ẩm.
  • Lệch vách ngăn: Nếu vách ngăn giữa hai lỗ mũi bị lệch sang một bên sẽ khiến luồng không khí trong lỗ mũi không đều. Khi luồng khí thay đổi sẽ làm cho da của vách ngăn mũi ở phía hẹp bị khô và nứt, làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Cảm lạnh và dị ứng: Nhiễm trùng đường hô hấp trên và dị ứng gây viêm mũi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Sự tắc nghẽn càng nhiều có thể làm cho các mạch máu mở, giãn rộng, khiến chúng dễ bị tổn thương hơn. Nếu bạn xì mũi mạnh hay thường xuyên cũng có thể khiến mũi bị chảy máu hoặc bắt đầu chảy máu trở lại sau khi đã kiểm soát tình trạng chảy máu cam trước đó.
  • Tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng: Một trong những nguyên nhân chảy máu là khói thuốc lá. Công nhân là đối tượng có thể có nguy cơ bị chảy máu cam do tính chất công việc tiếp xúc với axit sunfuric, amoniac, xăng hoặc các chất kích thích hóa học khác.
  • Vấn đề sức khỏe: Các vấn đề sức khỏe là nguyên nhân chảy máu cam bao gồm: suy thận, giảm tiểu cầu (mức độ thấp của tiểu cầu trong máu cần thiết để đông máu), huyết áp cao và rối loạn xuất huyết di truyền, chẳng hạn như bệnh máu khó đông.
  • Sử dụng rượu bia nặng: Rượu bia ngăn cản khả năng hoạt động bình thường của tiểu cầu trong máu, làm giảm khả năng đông máu. Đồng thời, rượu bia cũng làm cho các mạch máu bề mặt giãn ra, khiến chúng dễ bị tổn thương và xuất huyết.
  • Thuốc can thiệp vào quá trình đông máu: Một số loại thuốc có tác dụng phụ có thể gây chảy máu cam bao gồm thuốc làm loãng máu kê đơn (thuốc chống đông máu) và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), như aspirin và
  • Thực phẩm bổ sung: Một số chất bổ sung có chứa hóa chất làm kéo dài thời gian chảy máu tương tự như thuốc làm loãng máu như đan sâm, tỏi, gừng, bạch quả, nhân sâm, vitamin E…
Xem ngay:  Suy nhược cơ thể: Triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục

Bạn cũng có thể bị chảy máu cam do chấn thương, chẳng hạn như ngoáy mũi, xì mũi mạnh hoặc chấn thương mặt nghiêm trọng do tai nạn ô tô hoặc các môn thể thao tiếp xúc khác.

Tìm hiểu: Cách điều trị bệnh thiếu máu

III. Cách xử lý khi bị chảy máu cam

Các phương pháp điều trị đầu tiên bao gồm giữ áp lực lên mũi và thuốc xịt thông mũi. Bạn có thể thực hiện các bước sơ cứu chảy máu cam sau đây:

  1. Giữ bình tĩnh, thư giãn, ngồi thẳng, để giữ cho đầu cao hơn tim
  2. Nghiêng về phía trước, để ngăn máu vào cổ họng, đồng thời lưu ý không ngửa đầu về phía sau
  3. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào vùng mềm ở phía trước mũi trong vòng 5 – 10 phút, tránh đặt khăn giấy, gạc hoặc các vật khác vào mũi
  4. Kiểm tra xem có chảy máu không. Nếu chảy máu không ngừng sau 20 phút, hãy đi khám ngay lập tức

Sau khi bạn ngừng chảy máu, bạn có thể đặt một túi nước đá trên mũi để giảm đau và sưng. Đồng thời tránh không ngoáy hay xì mũi trong vài giờ sau khi bị chảy máu, tránh các chất kích thích, chẳng hạn như khói thuốc lá, cho đến khi vết thương lành.

Những bước này hoạt động hiệu quả đối với chảy máu cam phía trước. Tuy nhiên đối với chảy máu cam phía sau, bạn có thể cần chăm sóc y tế thêm.

Xem ngay: Bệnh máu khó đông là gì

IV. Cách phòng ngừa tình trạng chảy máu cam

Tình trạng có thể được hạn chế nếu bạn:

  • Kiểm soát tốt huyết áp
  • Tránh dùng các chế phẩm có chứa aspirin nếu bạn hay bị chảy máu mũi
  • Làm ẩm không khí trong nhà và tại nơi làm việc nếu có thể
  • Tránh các hoá chất, bụi hoặc mang khẩu trang. Bác sĩ có thể kê cho bạn steroid xịt mũi nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc dị ứng
  • Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ nhỏ hay chảy máu cam dùng một số thực phẩm thích hợp, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Trường Hanh

Nguồn tham khảo:

1. Nosebleed (Epistaxis)

 https://www.health.harvard.edu/a_to_z/nosebleed-epistaxis-a-to-z

2. What to know about a posterior nosebleed

https://www.medicalnewstoday.com/articles/319041

3. Nosebleed for No Reason? Here Are Some Possible Causes

https://www.everydayhealth.com/heart-health/nose-bleed-for-no-reason-here-are-possible-causes-3856.aspx

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu