Ferrovit

Bổ sung vitamin B và các vitamin khác quá liều có nguy hiểm?

Bổ sung vitamin B và các vitamin khác quá liều có nguy hiểm?

Vitamin rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, tuy nhiên bạn chỉ cần bổ sung chúng với số lượng vừa đủ mà cơ thể cần. Bạn có thể bổ sung vitamin B và các loại vitamin khác qua chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, theo độ tuổi, cơ địa, bệnh lý, chúng ta cần phải bổ sung thêm vitamin bằng việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Đây chính là một trong những lý do khiến bạn bổ sung vitamin quá liều.

1. Tại sao có thể dùng quá liều vitamin

Hầu hết, các loại thực phẩm chức năng vitamin đều được bán và khuyến cáo với liều lượng sẽ không gây ra vấn đề sức khỏe, miễn là bạn tuân thủ theo hướng dẫn. Nhưng đôi khi, bạn có thể vượt quá liều lượng cho phép nếu dùng một hoặc kết hợp nhiều loại vitamin trong một thời gian dài.

Có 2 trường hợp liên quan đến sức khỏe do bổ sung vitamin quá liều:

        “Vô thưởng vô phạt”: Nghĩa là bạn bổ sung càng nhiều vitamin không đồng nghĩa với việc bạn có sức khỏe tốt. Hiện chưa có trường hợp nào được khoa học chứng minh, bổ sung một loại vitamin nào đó với một liều lượng lớn sẽ gia tăng lợi ích sức khỏe cho bạn.

        Khiến vấn đề sức khỏe ngày càng trầm trọng hơn: Thông thường, các vấn đề phản tác dụng do quá liều vitamin có thể kết thúc nếu bạn ngừng bổ sung loại vitamin đó. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thì không, nếu bạn cảm giác cơ thể đang dung nạp nhiều vitamin hơn mức bình thường, hãy đến gặp bác sĩ.

2. Những loại vitamin nào sẽ có hại nếu dùng quá liều

Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng thuốc khoa Y tế và Sức khỏe của Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia đã đưa ra tiêu chuẩn để dung nạp các loại vitamin, khoáng chất. UL chính là giới hạn tiêu thụ tối đa mà bạn có thể dùng.

Dưới đây là cách nhận biết UL các loại vitamin và những ảnh hưởng xấu nếu bạn dùng quá liều.

Vitamin A:

Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển thị lực, tế bào và chức năng hệ thống miễn dịch. Người trưởng thành cần khoảng 700-900 microgam (mcg) mỗi ngày.

Vitamin A được tìm thấy trong các loại thực phẩm: gan, cá, thịt, sản phẩm từ sữa, các loại trái cây, rau củ nhiều màu sắc.

UL cho vitamin A theo độ tuổi:

  • 0-3 tuổi: 600 mcg.
  • 4-8 tuổi: 900 mcg.
  • 9-13 tuổi: 1700 mcg.
  • Người lớn: 3000 mcg.

Lưu ý: Vì vitamin A có khả năng tan trong chất béo, vì thế chúng có thể được lưu trữ nhiều trong cơ thể theo thời gian cùng chất béo. Uống vitamin A quá mức có thể gây ra áp lực nội sọ, chóng mặt, buồn nôn, tổn thương gan, đau đầu, phát ban, đau khớp, hôn mê, thâm chí tử vong.

Vitamin C:

Bổ sung vitamin

Vitamin C có chức năng chống lại các gốc tự do, bảo vệ tế bào và tăng cường hệ miễn dịch. Người trưởng thành trung bình cần khoảng 70-90 mg/ngày.

Vitamin C được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau quả như: ổi, cam, đu đủ, bông cải xanh, dâu tây, kiwi…

Thông thường chúng ta chỉ chú trọng bổ sung vitamin C với nhu cầu trị bệnh cảm cúm, cảm lạnh.

UL cho vitamin C theo độ tuổi:

  • 0-12 tháng: chưa có số liệu.
  • 1-3 tuổi: 400 mg.
  • 4-8 tuổi: 650 mg.
  • 9-13 tuổi: 1200 mg.
  • 14-18 tuổi: 1800 mg.
  • Người lớn: 2000 mg.

Trên thực tế, nếu bạn bổ sung quá liều vitamin C có thể không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng có thể gặp các tác dụng phụ như: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, sỏi thận.

Vitamin D:

Vitamin D có vai trò giúp cơ thể hấp thụ, sử dụng canxi. Vì thế, nếu thiếu vitamin D, bạn sẽ có nguy cơ gặp vấn đề về bệnh loãng xương.

Người trưởng thành cần khoảng 600 IU/ngày. (IU: Là đơn vị quốc tế).

Thực tế, bạn không nhận nhiều vitamin D từ thực phẩm, mà chúng được cơ thể sản sinh khi tiếp da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì thế, loại vitamin này thường được lựa chọn bổ sung dưới hình thức thực phẩm chức năng. Do đó, khả năng bị quá liều vitamin D có thể xảy ra.

Các UL cho vitamin D theo độ tuổi:

  • 0-6 tháng: 1000 IU.
  • 7-12 tháng: 1500 IU.
  • 1-3 tuổi: 2500 IU.
  • 4-8 tuổi: 3000 IU.
  • Từ 9 tuổi trở lên: 4000 IU.
Xem ngay:  Trước khi hiến máu nên ăn gì và hạn chế ăn gì?

Lưu ý: Nếu bạn uống quá nhiều vitamin D bổ sung dưới dạng trực tiếp có thể làm tăng nồng độ canxi trong máu, gây hại cho tim, thận.

Vitamin E:

Vitamin E đóng vai trò bảo vệ và vận hành hệ miễn dịch. Ngoài ra, loại vitamin này còn hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu.

Vitamin E được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm làm đẹp da tự nhiên, chủ yếu là các loại hạt, rau xanh.

Người trưởng thành cần khoảng 15 mg vitamin E mỗi ngày.

Các UL cho vitamin E theo độ tuổi:

  • 0-6 tháng: chưa có số liệu.
  • 7-12 tháng: chưa có số liệu.
  • 1-3 tuổi: 200 mg.
  • 4-8 tuổi: 300 mg.
  • 9-13 tuổi: 600 mg.
  • 14-18 tuổi: 800 mg.
  • Trên 18 tuổi: 1000 mg.

Lưu ý: Nếu bổ sung vitamin E quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, bầm tím.

Vitamin B3 (Niacin):

Bổ sung vitamin b3

Vitamin B3 giúp cơ thể chuyển đổi thực phẩm thành năng lượng phục vụ cho các hoạt động trong ngày. Thực tế, rất ít trường hợp được ghi nhận là thiếu vitamin B3, vì chúng có trong hầu hết các loại thực phẩm tự nhiên và thực phẩm chức năng kiểm soát nồng độ cholesterol.

Vitamin B3 được tìm thấy trong: thịt bò, nấm, dâu tây, yến mạch, sản phẩm từ sữa, hạt điều…

Các UL cho vitamin B3 theo độ tuổi:

  • 0-6 tháng: chưa có số liệu.
  • 7-12 tháng: chưa có số liệu.
  • 1-3 tuổi: 10 mg.
  • 4-8 tuổi: 15 mg.
  • 9-13 tuổi: 20 mg.
  • 14-18 tuổi: 30 mg.
  • Trên 18 tuổi: 35 mg.

Lưu ý: Nếu dùng quá liều vitamin B3 có thể dẫn đến tổn thương gan, ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Vitamin B6:

bổ sung vitamin b6

Trong nhóm vitamin B, vitamin B6 đóng vai trò chuyển đổi protein và đường thành năng lượng, cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin này còn rất cần thiết cho việc sản xuất huyết sắc tố (một dạng protein phức tạp), chức năng hệ thần kinh.

Thực tế, cơ thể người hiếm khi thiếu vitamin B6, vì vậy chúng ta không cần sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, vitamin B6 lại được dùng để giảm mức homocysteine, điều trị trầm cảm, hội chứng ống cổ tay.

Người trưởng thành trung bình cần khoảng 1,3 mg/ngày.

Các UL cho vitamin B6 theo độ tuổi:

  • 0-6 tháng: chưa có số liệu.
  • 7-12 tháng: chưa có số liệu.
  • 1-3 tuổi: 30 mg.
  • 4-8 tuổi: 40 mg.
  • 9-13 tuổi: 60 mg.
  • 14-18 tuổi: 80 mg.
  • Trên 18 tuổi: 100 mg.

Lưu ý: Trong nhóm vitamin B, bạn nên tránh sử dụng lâu dài các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B6 vì có thể gây tổn thương thần kinh, da, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng.

Vitamin B9 (Axit folic):

Vitamin B9 là một trong những loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong việc tạo DNA, phân chia và phát triển tế bào.

Vitamin B9 được tìm thấy trong các loại rau xanh, trái cây, các loại hạt, các loại đậu. Ngoài ra bạn có thể bổ sung trực tiếp bằng các loại thực phẩm chức năng.

Người trưởng thành trung bình cần khoảng 400 mcg/ngày.

UL cho vitamin B9 theo độ tuổi:

  • 0-6 tháng: chưa có số liệu.
  • 7-12 tháng: chưa có số liệu.
  • 1-3 tuổi: 300 mcg.
  • 4-8 tuổi: 400 mcg.
  • 9-13 tuổi: 600 mcg.
  • 14-18 tuổi: 800 mcg.
  • Trên 18 tuổi: 1000 mcg.

Lưu ý: Nếu bổ sung quá liều axit folic (vitamin B9) có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin B12, dễ gây tổn thương thần kinh. Nếu bạn bị quá liều vitamin B9 trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Ngoài các loại vitamin được cảnh báo nếu dùng quá liều trên, thì các loại còn lại: Vitamin K, thiamin, riboflavin, vitamin B12, axit pantothenic hoặc beta-carotene, có thể bổ sung với liều lượng lớn. Bạn chỉ cần xác định mức độ cần dung nạp phù hợp với nhu cầu, tình trạng cơ thể.

Nếu bạn muốn sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin B bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để nắm rõ liều lượng được dung nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, để có một sức khỏe lâu dài, không bị thiếu hụt vitamin B và các dưỡng chất khác, bạn cần tập trung cải thiện chế độ ăn hằng ngày một cách lành mạnh. 

Nguồn tham khảo:

Can You Really Overdose on Vitamins? – https://www.verywellfit.com/can-you-really-overdose-on-vitamins-4087566

Multiple vitamin overdose – https://medlineplus.gov/ency/article/002596.htm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu