Ferrovit

Bệnh máu khó đông – Những điều bạn cần biết

Bệnh máu khó đông – Những điều bạn cần biết

Bệnh máu khó đông là một rối loạn chảy máu di truyền tương đối hiếm gặp. Căn bệnh này khiến cho quá trình chảy máu xảy ra thường xuyên và lâu hơn bình thường. Nếu không điều trị bài bản có thể khiến bệnh tình ngày càng nặng và gây biến chứng lâu dài.

Bệnh máu khó đông đa số xuất hiện ở nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 1:10.000 bé trai mới sinh. Phụ nữ hiếm khi mắc phải bệnh lý này nhưng nếu có mang gen bệnh thì nguy cơ sinh con trai mắc bệnh sẽ rất cao.

Ở Việt Nam, ước tính có khoảng hơn 6.000 người mắc bệnh nhưng số ca được chẩn đoán, điều trị chỉ hơn 50%. Nếu hiện tượng chảy máu khó đông xảy ra ở các cơ quan trọng như não, người bệnh có thể tử vong. Để tìm hiểu thêm thông tin xung quanh bệnh lý này, mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây.

bệnh máu khó đông

I. Bệnh máu khó đông là gì?

 Bệnh máu khó đông hay có các tên gọi khác như máu không đông, bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu di truyền (hemophilia) là một rối loạn khiến cho quá trình đông máu không diễn ra như bình thường. Điều đó khiến cho người bệnh dễ bị chảy máu cả bên ngoài (khó cầm máu sau chấn thương, phẫu thuật) lẫn bên trong (xuất huyết nội trong các cơ quan, bộ phận như đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay).

Bình thường, trong máu có rất nhiều protein được gọi là yếu tố đông máu. Và ở những người mắc phải bệnh máu khó đông thì các yếu tố VIII (8) hay yếu tố IX (9) tham gia vào quá trình đông máu bị thiếu hụt. Hàm lượng các yếu tố này trong máu càng thấp thì khả năng bị chảy máu càng nhiều, bệnh tình càng nghiêm trọng và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nặng nề.

tìm hiểu về bệnh máu khó đông

Bệnh máu khó đông có 3 thể bệnh là:

  • Hemophilia A (phổ biến nhất, chiếm 80% các trường hợp): do thiếu hụt yếu tố đông máu VIII.
  • Hemophilia B: thiếu hụt yếu tố đông máu
  • Hemophilia C (ít gặp): là thể bệnh nhẹ nhất do thiếu hụt yếu tố đông máu Người bệnh thể này thường chỉ khó cầm máu sau tai nạn, chấn thương hay phẫu thuật.

Một số trường hợp cực kỳ hiếm gặp, bệnh lý này có thể xuất hiện sau khi sinh (ở người trưởng thành, người cao tuổi). Trường hợp đó được gọi là bệnh máu khó đông mắc phải. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch của những người này hình thành các kháng thể tấn công vào các yếu tố đông máu VIII hay IX.

Tìm hiểu: Bị rong kinh là gì? Có nguy hiểm không?

II. Nguyên nhân gây ra bệnh máu khó đông

Hiện tượng máu khó đông xảy ra là do có đột biến hoặc thay đổi ở một trong những gen giúp hướng dẫn tạo thành các protein là yếu tố đông máu. Những thay đổi hay đột biến này sẽ ngăn cản các yếu tố đông máu hoạt động bình thường hoặc gây thiếu hụt hàm lượng các yếu tố này. Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X.

Nhiễm sắc thể X chứa nhiều gen không có trên nhiễm sắc thể Y. Trong khi nam giới chỉ có một bản sao của hầu hết các gen trên nhiễm sắc thể X, nữ giới có đến hai nhiễm sắc thể X. Do đó, nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nếu thừa hưởng được nhiễm sắc thể X có đột biến gen của yếu tố VIII hay IX. Khả năng nữ giới mắc bệnh hiếm gặp hơn, xảy ra khi gen ở cả hai nhiễm sắc X đều bị ảnh hưởng hoặc một nhiễm sắc thể bị ảnh hưởng còn nhiễm sắc thể kia bị thiếu hoặc không hoạt động.

Xem ngay:  Cách bổ sung sắt cho người bị bệnh thiếu máu

Dù đây là một rối loạn chảy máu có tính di truyền nhưng cũng có những trường hợp người bệnh không có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Khoảng ⅓ trường hợp, đứa trẻ sinh ra mắc bệnh máu khó đông là người đầu tiên trong gia đình có đột biến gen của yếu tố đông máu.

Tìm hiểu: Chảy máu cam có nguy hiểm không

III. Cách điều trị bệnh máu khó đông

cách điều trị bệnh máu khó đông

Phương pháp điều trị chính cho bệnh máu khó đông là liệu pháp thay thế. Khi đó, bạn được truyền các yếu tố đông máu bị thiếu hụt thông qua một ống truyền đặt trong tĩnh mạch.

Liệu pháp này có thể được thực hiện để ngăn chặn một đợt chảy máu đang diễn ra. Một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tiếp nhận liệu pháp này theo lịch trình đều đặn để ngăn ngừa các đợt chảy máu xảy ra.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị bệnh máu khó đông khác bao gồm:

  • Sử dụng thuốc hormone desmopressin. Một số trường hợp bệnh nhẹ, hormone này có thể kích thích cơ thể tiết ra nhiều yếu tố đông máu hơn. Thuốc dùng dưới đường tiêm chậm vào tĩnh mạch hoặc xịt mũi.
  • Thuốc bảo tồn cục máu đông. Các thuốc này giúp ngăn ngừa cục máu đông vỡ
  • Fibrin sealant (chất cầm máu tạo thành fibrin). Loại thuốc này dùng bôi trực tiếp vào vị trí vết thương hở để thúc đẩy quá trình đông máu và chữa lành. Chúng đặc biệt hữu ích trong điều trị nha
  • Vật lý trị liệu. Liệu pháp này có thể giúp giảm nhẹ các dấu hiệu và triệu chứng tại khớp do chảy máu trong gây Trường hợp khớp bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần phải phẫu thuật.
  • Sơ cứu vết cắt, vết thương nhỏ. Sử dụng băng thun quấn và băng cá nhân giúp cầm máu. Bạn cũng có thể chườm đá lên vết thương để làm chậm tình trạng chảy máu ở miệng vết thương. Kê cao vị trí chảy máu hơn.

Xem ngay: Sắt fumarat là gì? Công dụng của sắt fumarat

IV. Cách đối phó với bệnh máu khó đông

 Những người được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này cần tuân thủ theo các liệu pháp điều trị và ý thức hơn trong việc bảo vệ cơ thể. Người bệnh cần cẩn thận trong sinh hoạt và thay đổi lối sống:

  • Tập luyện thể dục thường xuyên, vừa phải để tăng cường sức khỏe tổng thể
  • Tránh sử dụng một số thuốc khiến máu khó đông như aspirin, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), heparin… hay các phương pháp châm cứu, cạo gió
  • Thực hành vệ sinh răng miệng tốt, tránh những vấn đề có thể gây chảy máu ở răng miệng
  • Tạo môi trường sống an toàn, mang các vật dụng, thiết bị bảo hộ để tránh té ngã, chấn thương
  • Khi có chấn thương chảy máu, cần sơ cứu nhanh chóng và đi đến ngay cơ sở y tế gần nhất
  • Thường xuyên khám sức khỏe, kiểm tra các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường máu.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ và biết cách chung sống cùng căn bệnh máu khó đông.

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Trường Hanh

Nguồn tham khảo:

1. Hemophilia.

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemophilia/symptoms-causes/syc-20373327

2. What is Hemophilia?

https://www.cdc.gov/ncbddd/hemophilia/facts.html

3. What is hemophilia?

https://www.medicalnewstoday.com/articles/154880

4. Hemophilia.

https://www.healthline.com/health/hemophilia

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu