Ferrovit

Nên ăn gì và kiêng ăn gì trong những ngày “đèn đỏ”?

Nên ăn gì và kiêng ăn gì trong những ngày “đèn đỏ”?

Để giảm thiểu những triệu chứng khó chịu trong những ngày “đèn đỏ”, bạn nên áp dụng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Vậy trong những ngày đèn đỏ nên ăn gì? Đâu là những món ăn cần hạn chế trong những ngày này? Hãy cùng Iron Woman tìm hiểu nhé!

Bạn thường có cảm giác thèm ăn trong hoặc sau những ngày có kinh nguyệt? Có thể lý giải rằng tình trạng này xuất hiện do sự gia tăng progesterone trước khi kinh nguyệt “gõ cửa”. Các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt mà nhiều bạn nữ trong số chúng ta thường gặp có thể liên quan đến việc ăn uống này. Điển hình là những triệu chứng:

  • Chuột rút vùng bụng
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Đầy hơi
  • Khó tập trung
  • Bị tiêu chảy

Một số thực phẩm có tác dụng làm giảm cảm giác khó chịu nhưng một số khác lại làm cho chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn. Chế độ ăn uống có mối liên hệ rất mật thiết đến cơ thể, do đó việc thêm hoặc bớt một số loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp cải thiện tình hình.

Bạn nữ trong ngày đèn đỏ nên ăn gì, uống gì?

Để giải đáp thắc mắc con gái đến tháng nên ăn gì, Iron Woman sẽ tiết lộ cho bạn một số loại thực phẩm tốt cho bạn nữ trong ngày “đèn đỏ”.

1. Nước

Nên uống nước vào những ngày đèn đỏ

Uống nước luôn là điều cực kỳ quan trọng và điều này đặc biệt đúng trong những ngày kinh nguyệt của bạn. Nước có thể làm giảm khả năng bị đau đầu do mất nước, một triệu chứng phổ biến trong kỳ kinh nguyệt.

Khi bạn bị mất nước liên tục, cơ thể có xu hướng giữ lại nhiều nước hơn để ngăn lượng nước xuống quá thấp. Uống nhiều nước sẽ giúp ngăn chặn việc cơ thể bị tích nước và chướng bụng.

2. Trái cây

Các loại trái cây giàu nước, chẳng hạn như dưa hấu và dưa chuột là những lựa chọn tuyệt vời để giữ nước.

Bên cạnh đó, trái cây ngọt có thể giúp bạn kiềm chế cơn thèm đường mà không ăn nhiều đường tinh chế.

3. Rau lá xanh

Thiếu sắt trong những ngày có kinh nguyệt là tình trạng cực kỳ phổ biến, đặc biệt nếu bạn bị mất máu nhiều trong giai đoạn này. Thiếu sắt gây thiếu máu, từ đó dẫn đến mệt mỏi, đau cơ thể và chóng mặt.

Các loại rau lá xanh như cải xoăn và rau bina rất giàu chất sắt, có thể giúp bạn bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Rau bina cũng rất giàu magie và các chất dinh dưỡng khác.

Nếu không quen ăn rau, bạn có thể sử dụng thuốc bổ sung sắt. Tham khảo bài viết Bổ sung sắt cho phụ nữ thiếu máu thiếu sắt thế nào? để sử dụng đúng liều lượng nhé.

4. Gừng

sử dụng gừng trong ngày đèn đỏ

Một cốc trà gừng ấm có thể cải thiện một số triệu chứng khó chịu trong ngày “đèn đỏ”. Gừng có tác dụng chống viêm, làm dịu các cơ bắp đau nhức. Gừng cũng có thể làm giảm buồn nôn. Đây là lựa chọn an toàn và có giá rẻ, nên rất đáng để bạn dùng thử.

Tuy nhiên, đừng tiêu thụ quá nhiều gừng. Các nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ hơn 4g gừng trong một ngày có thể gây ra chứng ợ nóng và đau dạ dày.

5. Thịt gà

Thịt gà là một loại thực phẩm giàu chất sắt và protein khác mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống của mình. Bổ sung protein là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể của bạn. Protein giúp bạn no bụng trong thời gian dài, giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn một cách hiệu quả.

6. Cá

Cá giàu chất sắt, protein và acid béo omega-3, do đó đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào mà bạn cần bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn. Hấp thụ chất sắt sẽ chống lại tình trạng thiếu máu mà bạn có thể gặp phải trong thời kỳ hành kinh.

Các nghiên cứu cũng cho thấy omega-3 có thể làm giảm cường độ đau theo thời gian, giúp bạn hạn chế sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh.

Những nghiên cứu khác cũng cho thấy, omega-3 cũng có thể làm giảm trầm cảm. Đối với những người trải qua sự thay đổi tâm trạng và trầm cảm trong kỳ kinh nguyệt, omega-3 có thể hữu ích.

7. Nghệ

Ăn nghệ trong những ngày kinh nguyệt

Củ nghệ được biết đến như một loại gia vị chống viêm, trong đó curcumin là hoạt chất chính có trong nghệ. Curcumin có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

8. Chocolate đen

Chocolate là một món ăn nhẹ ngon và có lợi cho sức khỏe, chocolate đen rất giàu chất sắt và magie. Một thanh chocolate đen 100g (hàm lượng cacao 70-85%) có chứa đến 67% lượng sắt khuyến nghị hàng ngày và 58% lượng magie khuyến nghị hàng ngày.

Magie làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tiền kinh nguyệt, đồng thời, những người bị thiếu magie có nhiều khả năng có các triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng.

9. Các loại hạt

Hầu hết các loại hạt đều giàu acid béo omega-3 và chúng là một nguồn protein tuyệt vời. Các loại hạt cũng chứa magie và các loại vitamin khác nhau. Nếu bạn không thích ăn hạt, hãy thử làm bơ hạt (như bơ đậu phộng) hoặc sữa hạt (sữa đậu nành, sữa hạnh nhân…)

10. Dầu hạt lanh

dầu hạt lanh tốt cho phụ nữ trong những ngày kinh nguyệt

Mỗi 15ml dầu hạt lanh có chứa đến 7.195 miligam acid béo omega-3. Đối với quan điểm, Các chuyên gia cho rằng, bạn nên bổ sung khoảng 1.100 đến 1.600 miligam omega-3 mỗi ngày.

Bổ sung dầu hạt lanh vào chế độ ăn sẽ giúp làm dịu táo bón, một triệu chứng phổ biến của kinh nguyệt.

11. Diêm mạch

Diêm mạch (quinoa) rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình là chất sắt sắt, protein và magie. Loại ngũ cốc này cũng không chứa gluten, do đó đây là một loại thực phẩm tuyệt vời cho những người mắc bệnh celiac. Thêm vào đó, quinoa có chỉ số đường huyết thấp, giúp bạn cảm thấy dễ no bụng và được cung cấp nguồn năng lượng dồi dào trong một thời gian dài sau khi ăn.

Xem ngay:  Hướng dẫn 8 cách làm đẹp da sau sinh cho mẹ bầu

12. Đậu lăng

Đậu lăng rất giàu protein, vì vậy chúng là loại thực phẩm tuyệt vời để thay thế cho thịt, đặc biệt tốt cho người ăn chay. Đậu cũng giàu chất sắt, vì vậy bạn nên bổ sung đậu lăng vào chế độ ăn uống của mình nếu đang gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

13. Sữa chua

Sữa chua chống nhiễm trùng vào những ngày đèn đỏ

Nhiều bạn nữ bị nhiễm trùng nấm men trong hoặc sau những ngày kinh nguyệt vì đây chính là thời điểm vùng kín ẩm ướt nhất, là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Nếu bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng nấm men, các loại thực phẩm giàu chế phẩm sinh học (probiotic) như sữa chua có thể giúp bạn. Chúng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong âm đạo và có thể giúp bạn chống lại nhiễm trùng.

Sữa chua cũng giàu magie và các chất dinh dưỡng cần thiết khác như canxi.

14. Đậu phụ

Đậu phụ được làm từ đậu nành, là nguồn protein phổ biến cho người ăn chay và thuần chay. Nó giàu chất sắt, magie và canxi… những dưỡng chất cần thiết cho bạn nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.

15. Trà bạc hà

Trà bạc hà có thể làm dịu các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Cụ thể, nó có thể làm giảm chứng chuột rút kinh nguyệt, buồn nôn và tiêu chảy.

16. Trà kombucha

Trà kombucha tốt cho bạn nữ trong kỳ kinh

Sữa chua không chỉ là thực phẩm giàu probiotic duy nhất có lợi trong việc chống lại sự phát triển của nấm men tại vùng kín.

Nếu bạn đang hạn chế tiêu thụ sữa, trà kombucha chính là một loại thực phẩm tuyệt vời để thay thế vì chúng giàu men vi sinh. Cố gắng tránh các loại đồ uống kombucha có chứa quá nhiều đường.

Ngày đèn đỏ không nên ăn gì?

Ngày đèn đỏ không nên ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm giúp những ngày “đèn đỏ” của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn, vẫn có một số loại thực phẩm bạn có thể muốn tránh xa vì chúng làm các triệu chứng kinh nguyệt trở nên tồi tệ hơn.

1. Món ăn nhiều muối

Tiêu thụ nhiều muối khiến cơ thể bị tích nước, có thể dẫn đến chướng bụng. Để giảm tình trạng này, bạn không nên thêm nhiều muối vào thức ăn và tránh tiêu thụ những loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối.

2. Thực phẩm nhiều đường

Đường có thể tiếp thêm năng lượng cho bạn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường lại có thể khiến mức năng lượng này tăng đột biến nhưng cũng sụt giảm nhanh chóng. Điều này có thể khiến tâm trạng của bạn xấu đi. Nếu bạn thường cảm thấy ủ rũ, chán nản hoặc lo lắng trong thời kỳ hành kinh, hãy xem lại lượng đường mà bạn đã hấp thụ để điều chỉnh tâm trạng của mình.

3. Cà phê

Caffeine có thể gây giữ nước và đầy bụng. Nó cũng có thể làm trầm trọng thêm những cơn đau đầu do kinh nguyệt. Thế nhưng việc cắt giảm hoàn toàn caffeine một cách đột ngột cũng có thể gây ra tình trạng đau nhức đầu. Vì vậy, bạn chỉ nên hạn chế uống cà phê nếu bạn đã quen với việc uống vài ly mỗi ngày.

Cà phê cũng có thể gây ra vấn đề cho hệ tiêu hóa. Nếu bạn có xu hướng bị tiêu chảy trong những ngày có kinh nguyệt, việc giảm mức cà phê hấp thụ có thể ngăn chặn tình trạng này xảy ra.

4. Rượu

Rượu mang lại một số tác động tiêu cực trên cơ thể của bạn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng kinh nguyệt.

Ví dụ, rượu có thể khiến cơ thể mất nước, làm đau đầu và gây đầy hơi. Nó cũng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy và buồn nôn.

5. Đồ ăn cay, nóng

Nhiều bạn nữ nhận thấy rằng thức ăn cay khiến dạ dày khó chịu, gây tiêu chảy, đau dạ dày và thậm chí là buồn nôn. Nếu dạ dày của bạn phải vật lộn để chịu đựng những món ăn cay hoặc nếu bạn không quen ăn chúng, tốt nhất nên tránh xa đồ ăn cay, nóng trong những ngày “đèn đỏ” nhé!

6. Thịt đỏ

Trong những ngày có kinh nguyệt, cơ thể của bạn sẽ sản xuất prostaglandin. Các hợp chất này giúp tử cung của bạn co lại và đẩy phần niêm mạc tử cung bị bong tróc ra ngoài, tạo nên máu kinh nguyệt. Tuy nhiên, nồng độ prostaglandin cao sẽ gây ra chuột rút.

Thịt đỏ là nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời nhưng nó cũng chứa rất nhiều prostaglandin. Nếu cần ăn thịt đỏ để bổ sung chất sắt, tốt những bạn nên tránh tiêu thụ loại thực phẩm này trong những ngày hành kinh.

7. Những loại thực phẩm mà cơ thể không dung nạp tốt

Điều này tuy có vẻ đơn giản nhưng cũng rất đáng để bạn ghi nhớ: Nếu bạn bị nhạy cảm với bất cứ loại thực phẩm nào, hãy tránh xa chúng, đặc biệt là khi bạn đang có kinh nguyệt.

Tiêu thụ những thực phẩm này có thể gây buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Điều này sẽ chỉ làm tăng thêm sự khó chịu khi bạn đang trải qua những ngày “đèn đỏ” khó khăn.

Các biện pháp làm dịu cơ thể trong những ngày hành kinh

Các biện pháp làm dịu cơ thể trong những ngày hành kinh

Ăn nhiều hoặc hạn chế các loại thực phẩm không phải là cách duy nhất mà bạn có thể làm để giảm bớt các triệu chứng kinh nguyệt. Có một số phương pháp mà bạn nên thử:

Tập thể dục: Các bài tập như cardio nhẹ và yoga có thể làm giảm tình trạng chuột rút kinh nguyệt.

Chườm nóng: Dùng túi chườm nóng hoặc khăn ấm có thể làm dịu cơn đau ở bụng và lưng của bạn.

Sử dụng thuốc giảm đau: Các loại thuốc kháng viêm không steroid như aspirin, naproxen, diclofenac, ibuprofen… có thể làm giảm đau bụng kinh.

Massage: Xoa bóp vùng bụng và lưng có thể làm giảm đau bụng kinh. Đặc biệt ở những bạn nữ bị lạc nội mạc tử cung.

Ngoài ra, để cải thiện tâm trong trong những ngày “đèn đỏ”, bạn có thể tự thưởng cho bản thân một món ăn yêu thích, chẳng hạn như một ly trà sữa hay một chiếc bánh ngon. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ ăn uống điều độ và lành mạnh bạn nhé!

Xem thêm:

Chuyên gia tiết lộ 7 biện pháp đơn giản giúp bạn nữ điều hòa kinh nguyệt

Bạn sẽ mất đi bao nhiêu máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt


Nguồn tham khảo:

What to eat during Periods – https://goodhealthbyyourself.megawecare.com/what-to-eat-during-periods-foods-that-reduce-cramps/

16 Foods to Eat (and Some to Avoid) During Your Period – https://www.healthline.com/health/womens-health/what-to-eat-during-period

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu