Ferrovit

Những biểu hiện kinh nguyệt bất thường không nên bỏ qua

Những biểu hiện kinh nguyệt bất thường không nên bỏ qua

Bạn có đang cảm thấy lo lắng và cảm nhận được một số các dấu hiệu kinh nguyệt bất thường trên cơ thể trong những ngày hành kinh? Chu kỳ kinh nguyệt là một tình trạng sức khỏe bình thường mà mọi người phụ nữ đều phải trải qua. Thật tuyệt vời nếu “ngày đèn đỏ” của bạn xuất hiện đều đặn. Tuy nhiên, một số phụ nữ sẽ gặp phải những tình trạng như kinh ra quá nhiều hay quá ít, đau bụng kinh dữ dội, trễ kinh hoặc thậm chí mất kinh. 

Hãy cùng Iron Woman điểm qua một số dấu hiệu kinh nguyệt bất thường mà phái đẹp không nên bỏ qua nhé!

Dấu hiệu kinh nguyệt bất thường

1. Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày

Một số phụ nữ có ngày “đèn đỏ” chỉ vỏn vẹn trong 3 ngày, nhiều người khác lại mất đến 6–7 ngày, một số người thậm chí có kinh nguyệt kéo dài đến hơn 7 ngày. 

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường bao gồm thay đổi hormone, tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc quá kém. Bên cạnh đó, hội chứng buồng trứng đa nang cũng chính là những yếu tố phổ biến gây rối loạn nội tiết tố, từ đó dẫn đến sự kéo dài bất thường của ngày “đèn đỏ”. 

Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc giúp phá vỡ hormone như thuốc trị tuyến giáp, thuốc steroid và thuốc chống giảm rối loạn thần kinh.

2. Lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít

Theo một số nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn “đèn đỏ”, lượng máu kinh nguyệt tiết ra sẽ rơi vào khoảng 60 – 80ml và giảm dần vào những ngày gần cuối chu kỳ. Nếu bỗng nhiên lượng máu kinh nguyệt tiết ra quá nhiều hoặc quá ít so với con số này thì bạn nên đặc biệt lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe đấy. 

Lượng máu kinh ra quá nhiều 

Khi lượng máu ra quá nhiều sẽ dẫn đến một số dấu hiệu như thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi hoặc khó thở. Nguyên nhân tiềm ẩn khiến lượng máu kỳ kinh nguyệt nhiều bất thường: 

  • Lạc nội mạc tử cung
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID)
  • U xơ tử cung
  • Polyp tử cung
  • Sử dụng vòng tránh thai 

Lượng máu kinh ra quá ít 

Bên cạnh tình trạng máu kinh nguyệt ra quá nhiều, máu kinh ra ít hơn, cụ thể là giảm đi một nửa hoặc 1⁄3 mức bình thường, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe sau: 

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Các bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…
  • Rối loạn nội tiết hoặc rối loạn kinh nguyệt
  • Cân nặng thay đổi thất thườn
  • Căng thẳng, lo âu thường xuyên

3. Bạn trễ kinh đến 90 ngày

Tính trung bình, một chu kỳ kéo dài khoảng bốn tuần hoặc 28 ngày, nhưng đây chỉ là ước lượng mà thôi và không phải chị em nào cũng có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Chu kỳ kinh nguyệt chịu ảnh hưởng bởi thời điểm rụng trứng. Mỗi cơ thể phụ nữ sẽ phát triển nên nhịp điệp của riêng mình, nằm trong khoảng từ 25 đến 32 ngày. Chỉ 1% phụ nữ thật sự có chu kỳ kinh kéo dài đúng 28 ngày. Thậm chí với một số phụ nữ thì chu kỳ cũng có thể thay đổi theo thời gian. 

Nếu bạn bị trễ kinh đến 90 ngày, hãy xem xét các khả năng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bao gồm cả việc mang thai hoặc tiền mãn kinh. Trong trường hợp nghi ngờ mang thai, sử dụng que thử thai là biện pháp nhanh chóng và dễ dàng để có được câu trả lời. Nếu bạn đang trong độ tuổi từ 40 đến 50, đây là giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ, buồng trứng bắt đầu giảm sản xuất estrogen và kinh nguyệt sẽ xuất hiện thưa dần, ngắn hơn cho đến khi hoàn toàn chấm dứt. 

Ngoài khả năng mang thai và tiền mãn kinh, có rất nhiều lý do khiến bạn bị trễ kinh, chẳng hạn như: 

  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Tập thể dục cường độ cao hoặc giảm cân đáng kể
  • Tăng cân nhiều và nhanh
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Căng thẳng cực độ
  • Sử dụng thuốc tránh thai liên tục

4. Máu kinh loãng hoặc đỏ xám

kinh nguyệt tối màu

Máu trở nên loãng hơn có thể là do được hòa lẫn cùng dịch âm đạo – tình trạng có thể xảy ra khi bạn đang mang thai. Nếu bạn phát hiện máu kinh nguyệt của mình trở nên loãng hơn hoặc có màu đỏ xám, đây cũng có thể dấu hiệu của dạng bệnh nhiễm trùng, như STDs (bệnh lây truyền qua tình dục) – đặc biệt là khi máu có mùi nặng và khó chịu.

Nếu bạn chưa biết mối liên hệ giữa màu sắc kinh nguyệt và sức khỏe thì hãy tham khảo bài viết Màu sắc kinh nguyệt nói lên điều gì về cơ thể của bạn? nhé.

5. Đau bụng quá mức

Đau bụng kinh quá mức

Đa số phụ nữ khi đến ngày hành kinh đều bị đau bụng. Trong những ngày này, khi tử cung đẩy ra lớp màng nhầy trong cùng của nó, các cơ tử cung sẽ co thắt đều đặn. Đôi khi vì những co thắt đó mà bạn có thể bị đau bụng và đau đầu dữ dội. 

Xem ngay:  Rong kinh kéo dài ở tuổi dậy thì có liên quan bệnh thiếu máu, vô sinh

Các cơn đau thường kéo dài trong khoảng từ 2 -3 ngày, ngày đầu tiên bao giờ cũng đau nhất. Các cơn đau này thường ở bụng dưới kèm theo đau mỏi lưng, đùi. Tuy nhiên đau bụng kinh dữ dội cũng là một trong những dấu hiệu kinh nguyệt bất thường mà bạn cần quan tâm. Cơn đau có thể do những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ví dụ như u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. 

Chườm ấm bằng một chiếc túi cao su đựng nước nóng, tắm nước ấm hoặc massage nhẹ vùng bụng sẽ giúp giảm cơn đau co thắt. Ngoài ra, việc sử dụng các loại trà thảo mộc cũng giúp bạn khá nhiều đấy.

Có nhiều cách để giúp bạn trong những ngày này, hãy thử 6 cách đơn giản giúp giảm cơn đau bụng kinh nhé.

Những điều không nên làm trong ngày kinh nguyệt

1. Mặc đồ quá chật

Mặc chiếc quần bó sát trong những ngày kinh nguyệt sẽ tạo áp lực cho hệ thống mao mạch tại vùng kín ảnh hưởng xấu đến quá trình tuần hoàn máu. Việc mặc chiếc quần quá chật có thể làm tăng ma sát âm đạo dẫn đến nguy cơ phù nề. Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, đây cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

2. Ăn uống đồ lạnh

Trong những ngày hành kinh, việc ăn uống đồ lạnh như kem, nước đá… có thể dẫn đến tuần hoàn máu bị giảm gây ra tình trạng bế kinh khiến máu không ra được. Điều này dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, khó chịu. 

Ngoài ra, nước đá lạnh còn ảnh hưởng đến sự co thắt của cổ tử cung trở nên mạnh hơn khiến cơn đau bụng trở nên dữ dội hơn. Chính vì thế, thay vì sử dụng đồ ăn thức uống lạnh bạn có thể nhâm nhi một cốc nước ấm như thế sẽ tốt hơn cho sức khỏe phái đẹp trong những ngày “đèn đỏ” đấy.

3. Hoạt động mạnh

Những hoạt động mạnh như: nhảy dây, chạy, bóng đá… sẽ khiến những cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội, máu kinh ra nhiều, làm cho kỳ nguyệt san của bạn kéo dài hơn.

Để tránh ảnh hưởng không tốt đối với hệ miễn dịch của cơ thể, bạn nên tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… sẽ giúp đẩy nhanh tuần hoàn máu, giảm nhẹ cơn đau bụng kinh; đồng thời giúp tinh thần vui vẻ, giải tỏa mệt mỏi, chán nản hay nóng giận trong ngày “đèn đỏ”. 

Ngay cả khi tới kỳ kinh nguyệt thì bạn cũng có thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng. Thậm chí luyện tập còn giúp giảm bớt những cơn co cứng, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi tập. Nhưng không ít chị em lại cảm thấy đau đớn và không khoẻ đến độ không muốn tham gia bất kì hoạt động nào. Đừng lo lắng, hãy thả lỏng bản thân và để cho cơ thể được nghỉ ngơi nếu thật sự cần thiết.

4. Nhổ răng

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi chuyện kinh nguyệt lại có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe răng miệng. Khi phụ nữ có kinh nguyệt, số lượng tế bào máu bên trong cơ thể sẽ bị giảm và khả năng đông máu của máu có thể bị suy yếu. Ngoài ra, trong kỳ kinh nguyệt các hormone estrogen tích tụ trong nướu khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ sưng, chảy máu, nên nếu bạn tác động mạnh vào răng lợi trong thời gian này sẽ gây đau hơn bình thường. 

Mùi máu còn sót lại trong miệng khi nhổ răng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thèm ăn. Do đó, phụ nữ nên tránh nhổ răng trong kỳ kinh nguyệt.

5. Ăn đồ chua, cay nóng

Không nên ăn đồ cay nóng khi hành kinh

Dẫu biết các món ăn chua cay là sở thích khó bỏ của nhiều chị em phụ nữ nhưng vào những ngày đến kỳ kinh nguyệt tốt nhất bạn nên kiêng ăn những loại đồ ăn này bởi tính chua, cay sẽ làm co thắt cơ trơn của dạ dày và tử cung, dẫn đến hậu quả là bạn bị đau bụng và ra huyết nhiều hơn bình thường. Ăn đồ cay sẽ khiến cơn đau bụng dữ dội và có thể gây nên việc kinh nguyệt kéo dài do tác dụng kích thích tăng co bóp dạ dày và tử cung.

Xem thêm:

Bạn sẽ mất đi bao nhiêu máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?

Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ: Tình trạng không thể xem thường

Rong kinh kéo dài ở tuổi dậy thì – Nguyên nhân và điều trị


Nguồn tham khảo:

Những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt – https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhung-bieu-hien-cua-kinh-nguyet-bat-thuong/

Unusual manifestations of menstruation – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17239049/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu