Nhiều phụ nữ Việt ở độ tuổi sinh sản thiếu máu do thiếu sắt, cần cung cấp sắt qua bữa ăn đa dạng như gan, trứng, ngũ cốc…
Vì sao cần bổ sung sắt?
Cơ thể con người thường dự trữ chất sắt. Phần lớn lượng sắt nằm trong huyết cầu tố và protein trong hồng cầu, tạo nên hemoglobin giúp chuyên chở dưỡng khí (oxy) đi nuôi các tế bào và loại bỏ thán khí (CO2) ra khỏi cơ thể. Nếu không bổ sung sắt đầy đủ, cơ thể sẽ phải sử dụng lượng sắt dự trữ dẫn đến nguy cơ bị thiếu máu. Tại Việt Nam, phần lớn phụ nữ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu do thiếu sắt, ở các mức độ khác nhau, nhất là khi có thai.
Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con. Ảnh: Shutterstock.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 15 đến 49 dễ bị thiếu sắt hơn nam giới do đặc điểm sinh lý của quá trình kinh nguyệt hàng tháng. Biểu hiện thiếu sắt ở giai đoạn đầu là da kém hồng hào hay mệt mỏi, giảm trí nhớ, nặng hơn sẽ có những biểu hiện như tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức, tóc rụng, năng suất lao động giảm… Thiếu sắt còn dễ dẫn đến sẩy thai, sinh non, con thiếu dinh dưỡng hay băng huyết khi sinh.
Xem ngay: Thức ăn bổ sung sắt cho hiệu quả
Biểu hiện khi thiếu sắt
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 15 đến 49 dễ bị thiếu sắt hơn nam giới do đặc điểm sinh lý của quá trình kinh nguyệt hàng tháng. Biểu hiện thiếu sắt ở giai đoạn đầu là da kém hồng hào hay mệt mỏi, giảm trí nhớ, nặng hơn sẽ có những biểu hiện như tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức, tóc rụng, năng suất lao động giảm… Thiếu sắt còn dễ dẫn đến sẩy thai, sinh non, con thiếu dinh dưỡng hay băng huyết khi sinh.
Thiếu sắt có những biểu hiện như mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở… Ảnh: Shutterstock.
Chủ động bổ sung sắt
Theo Bộ Y tế, khẩu phần ăn của người Việt chỉ đáp ứng được 30-50% nhu cầu sắt của cơ thể. Bổ sung sắt cho cơ thể bằng việc đa dạng bữa ăn là giải pháp góp phần đẩy lùi nguy cơ bệnh tật. Bạn cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất sắt trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh tinh bột và chất xơ, bạn có thể ăn các loại thực phẩm như gan động vật, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc, hạt bí ngô, đậu nành, rau muống, thịt bò, thịt gà, cá, nấm hương… Chế độ ăn uống dành cho phụ nữ 19-50 tuổi là 18mg sắt mỗi ngày. Đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu sắt tăng lên 27 mg.
Bổ sung sắt bằng những thực phẩm giàu chất sắt vào bữa ăn hàng ngày. Ảnh: Shutterstock.
Tuy nhiên, lượng sắt cơ thể hấp thụ qua thức ăn chỉ chiếm một phần nhỏ so với nhu cầu. Với phụ nữ ở độ tuổi mang thai, bác sĩ có thể cho bổ sung thêm sắt theo hướng dẫn. Việc bổ sung sắt có thể gây táo bón. Chị em cần tăng cường thêm các chất xơ tự nhiên. Ăn nhiều rau xanh và quả chín vừa giảm táo bón vừa cung cấp vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt.
Kim Uyên
Có nhiều loại viên uống bổ sung sắt bán tại các nhà thuốc từ sản xuất trong nước đến các nhãn hiệu nhập khẩu. Với các loại thuốc chất lượng, quá trình nghiên cứu, nhà sản xuất cân đối tỷ lệ giữa các vi chất để góp phần tăng khả năng hấp thu sắt, hỗ trợ quá trình tạo máu, có thể không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Loại sắt hữu cơ có hàm lượng sắt cao, có thể dễ hấp thụ, góp phần hạn chế táo bón, có thể kể đến viên uống bổ sung sắt II Fumarate, dạng viên nang mềm, có thêm axit folic, B12. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân để được tư vấn. Tham khảo tại ferrovit.com.vn. |
Nguồn: https://vnexpress.net/nguyen-nhan-thieu-sat-va-cach-bo-sung-cho-phu-nu-tuoi-sinh-san-3939704.html