Ferrovit

Cách cải thiện triệu chứng mất ngủ khi mang thai

Cách cải thiện triệu chứng mất ngủ khi mang thai

Trong giai đoạn mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều bị rối loạn về giấc ngủ. Theo thống kế của American Pregnancy, có tới 78% bà mẹ gặp vấn đề với mất ngủ khi mang thai. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến các thai phụ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, thông thường các mẹ bầu sẽ ngủ nhiều hơn do sự thay đổi của cơ thể khi phải tăng cường độ huy động máu và oxy để tạo nhau thai nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, trong những tháng cuối thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải chứng mất ngủ. Bài viết dưới đây, Iron Woman sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ trong thai kỳ.

Triệu chứng mất ngủ khi mang thai

triệu chứng mất ngủ khi mang thai

Rất nhiều bà bầu bị mất ngủ khi mang thai

Hiện tượng mất ngủ khi mang thai là một trong những rối loạn về giấc ngủ. Biểu hiện của các rối loạn đó là:

  • Khó đi vào giấc ngủ: nằm kiểu gì cũng không thoải mái.
  • Khó duy trì giấc ngủ: tỉnh dậy nhiều lần (mỗi lần nhiều hơn 30 phút).
  • Thức dậy quá sớm.
  • Sau khi thức dậy vẫn thấy mệt, không sảng khoái.

Đa số thai phụ thường bị mất ngủ trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có một số thai phụ mất ngủ suốt cả thai kỳ.

Khi cơ thể bạn muốn chìm vào giấc ngủ thì nội tiết tố đang thay đổi thất thường cùng những “tác dụng phụ” của thai kỳ như nghẹt mũi, ợ nóng lại không cho phép điều đó. Tình trạng mất ngủ khi mang thai khiến thai phụ mệt mỏi, mất sức trong suốt thai kỳ làm ảnh hưởng đến chất sức khỏe lẫn tinh thần của thai phụ. Tuy nhiên, may mắn là các chuyên gia đã xác định mất ngủ không gây hại cho em bé trong bụng.

Tại sao bà bầu bị mất ngủ?

tại sao mẹ bầu mất ngủ

Mất ngủ khi mang thai khiến sức khoẻ bà bầu bị ảnh hưởng không nhỏ

Ở mỗi giai đoạn thai kỳ lại xuất hiện những nguyên nhân khác nhau “làm phiền” giấc ngủ của bà bầu. Cụ thể:

1. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 1

  • Thay đổi nội tiết, ốm nghén: các hormone thay đổi trong đó nồng độ progesterone tăng lên, khiến chất lượng giấc ngủ bị giảm.
  • Nhu cầu đi vệ sinh tăng lên khiến bà bầu phải thức dậy thường xuyên. Nhiều mẹ bầu cho biết một đêm phải đi vệ sinh 5, 6 lần nên không thể ngủ sâu, ngủ ngon giấc. Các bác sĩ cho biết trong thời kỳ mang thai, tổng lượng máu lưu thông trong cơ thể phụ nữ tăng lên 50%, đồng nghĩa với việc trong máu tồn dư nhiều hợp chất không cần thiết. Khi đó thận phải làm việc nhiều hơn 30 – 50% so với bình thường, dẫn đến hàm lượng Urê tăng cao và bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn. Ngoài ra, khi tử cung phát triển lớn chèn ép bàng quang gây khó chịu và phải tiểu tiện thường xuyên, kể cả ban đêm dẫn đến hiện tượng mất ngủ, ngủ không sâu ở phụ nữ mang thai.
  • Những căng thẳng về thể chất và tinh thần khi mới mang bầu. Khi mới nằm lên giường, mẹ bầu chưa thể chìm vào giấc ngủ nên bắt đầu lo sợ điều đó ảnh hưởng đến con, khó chịu, suy nghĩ, cố gắng ngủ và kết quả là hai mắt không thể khép nổi.
  • Tăng nhịp tim: khi mang thai, tim phải làm việc nhiều hơn bình thường, do đó, nhịp tim sẽ tăng để bơm máu nhiều hơn tới dạ con, gây ra tình trạng mất ngủ.
  • Thường buồn ngủ và ngủ nhiều vào ban ngày.

Tìm hiểu: Nguyên nhân bà bầu bị khó thở

2. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2

Trong tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, giấc ngủ của bà bầu thường được cải thiện nhiều vì vấn đề tiểu đêm đã giảm bớt do thai phát triển trên cao so với bàng quang. Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ có thể vẫn còn kém vì bà bầu có xu hướng lo lắng về sự phát triển của thai nhi, suy nghĩ về kế hoạch trong thai kỳ cũng như sau sinh, vấn đề chăm sóc và nuôi dạy bé…

3. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3

Đây là giai đoạn bà bầu gặp nhiều vấn đề với giấc ngủ nhất. Nguyên nhân vì:

  • Em bé ngày càng phát triển và bụng ngày càng to: đây cũng là lúc bé bắt đầu đạp, xoay chuyển, nhào lộn trong bụng mẹ cũng làm cho mẹ bầu khó ngủ hơn.
  • Ợ nóng và táo bón: khi thai nhi ngày càng phát triển, chèn ép dạ dày, gây ra tình trạng đẩy thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi mang thai, hệ tiêu hóa của người mẹ cũng hoạt động kém hơn, thức ăn lưu lại ở dạ dày và ruột lâu hơn, gây khó tiêu, ợ hơi và táo bón. Ngoài ra, việc bổ sung quá nhiều dưỡng chất trong thai kỳ cũng khiến cơ thể không hấp thụ hết, cùng với sự thay đổi các hormon trong cơ thể gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa.
  • Nghẹt mũi, khó thở: do tác động của các hormon làm hơi thở chậm và sâu, sản phụ thường cảm thấy hít thở khó hơn bình thường. Khi thai nhi ngày càng lớn, dạ con ép lên cơ hoành, khiến cơ hoành giảm bớt cử động, gây khó khăn trong việc hít thở.
  • Đau lưng, đau nhức xương: cuối thai kỳ, bà mẹ thường bị chuột rút đột ngột ở đùi, bắp chân khiến bà bầu phải thức giấc vì đau. Ngoài ra, lưng và chân phải gánh trọng lượng cơ thể, chịu đựng sức nặng của em bé nên khiến người mẹ bị đau vùng lưng, đây là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.
  • Tiểu đêm nhiều do bụng to, thai nhi tụt xuống chèn bàng quang.
  • Lo lắng về ngày sinh nở, về việc chuẩn bị làm mẹ.

Cách cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai

cách trị mất ngủ khi mang thai

Tìm cách cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai

Mất ngủ không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng sẽ khiến bà bầu mệt mỏi, căng thẳng và giảm hiệu quả công việc vào ban ngày. Sức khỏe của bé chỉ bị ảnh hưởng khi hoạt động hằng ngày của mẹ bị ảnh hưởng bởi chứng mất ngủ. Chẳng hạn như kiệt sức, biếng ăn, mệt mỏi, nhức đầu… Từ đó, dẫn đến chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Để khắc phục tình trạng mất ngủ, khó ngủ, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp sau:

Xem ngay:  Tốc độ máu lắng bình thường là bao nhiêu?

1. Trị ốm nghén – Hỗ trợ hạn chế mất ngủ khi mang thai

Ốm nghén cũng gây cho bà bầu bị mất ngủ. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu tình trạng ốm nghén của mình để có cách điều trị thích hợp:

  • Tránh thực phẩm và mùi gây buồn nôn cho bạn, nên tránh những đồ cay, nóng, nên chọn những thực phẩm có lượng protein cao.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn. Lắng nghe cơ thể của bạn khi bạn cảm thấy mệt mỏi, và thử nằm xuống thư giãn.

2. Chế độ ăn uống

  • Hạn chế ăn ngọt vì khi mang thai, chức năng đào thải đường sẽ giảm. Nếu lượng đường trong máu quá cao sẽ gây ra đái tháo đường thai kỳ, đồng thời ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm, đồ uống gây kích thích như cà phê, trà, socola, nhất là vào buổi tối.
  • Không ăn tối quá no và nên ăn trước khi ngủ từ 2-3 tiếng để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn. Ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày không bị quá tải, tránh hiện tượng ợ nóng, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây ra tình trạng mất ngủ khi mang thai.
  • Mỗi ngày bạn nên uống 8 ly nước lọc để giảm các cơn đau và những triệu chứng khó chịu khác như đau đầu khi mang thai.
  • Nếu bà bầu bị tê chân thì hãy bổ sung canxi và thường xuyên massage chân. Trong trường hợp bị chuột rút đột ngột vào ban đêm, bà bầu hãy uốn cong bàn chân rồi gập mạnh bàn chân xuống dưới gót chân.

Mời bạn xem thêm bài viết: Phụ nữ có thai nên ăn gì và kiêng gì để thai nhi khỏe mạnh?

3. Thư giãn trước khi ngủ

  • Bạn không nên xem tivi hay đọc sách báo trên giường. Nghe nhạc nhẹ để có giấc ngủ êm ái. Chọn đồ ngủ với chất liệu cotton rộng rãi thoải mái.
  • Trước khi ngủ có thể tắm nước ấm pha thêm một ít tinh dầu để tinh thần thư thái, hoặc uống một ly sữa ấm … Ngâm chân trước khi ngủ vào nước gừng và muối ấm, lá hương nhu, lá sả sẽ giúp mạch máu lưu thông và dễ ngủ hơn.
  • Đi vệ sinh trước khi ngủ để không phải thức dậy nhiều lần trong đêm.

4. Chọn tư thế ngủ thích hợp – Hạn chế tình trạng mất ngủ khi mang thai

Để ngủ ngon hơn, bà bầu có thể nằm ngủ nghiêng sang bên trái, đầu gối uốn cong và chân gác lên cao. Tư thế này giúp làm giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, hạn chế tình trạng phù nề, đồng thời tăng lượng cung cấp máu cho tim, giảm hội chứng huyết áp thấp và có lợi cho việc cải thiện tuần hoàn máu huyết của nhau thai. Còn nếu bụng bầu quá lớn, bạn hãy chèn một chiếc gối mềm ở phần bụng hay dùng loại gối quấn toàn thân dành cho bà bầu.

5. Tạo tâm lý thoải mái

  • Để ngăn ngừa chứng mất ngủ, cách tốt nhất là mẹ hãy dẹp bỏ những gánh lo, tạo cho mình tâm lý thoải mái nhất.
  • Phòng ngủ, giường, gối và khăn trải giường thoải mái, sạch sẽ để đảm bảo ngủ ngon giấc.

6. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn khi mang thai sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Từ đó, bà bầu sẽ dễ ngủ và ngủ sâu. Tuy nhiên, bà bầu nên tránh tập thể dục mạnh trong vòng bốn giờ trước khi đi ngủ.

7. Xây dựng thời gian nghỉ ngơi hợp lý

  • Xây dựng thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn giấc ngủ.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nên có những giấc ngủ ngắn trong ngày (có thể vào buổi sáng và buổi trưa), khoảng từ 30 – 60 phút để tăng khả năng nhanh nhạy, trí nhớ tốt hơn và giảm triệu chứng mệt mỏi trong thai kỳ.
  • Lưu ý, bà bầu không nên ngủ nhiều vào ban ngày vì sẽ gây khó ngủ vào ban đêm.

Mẹ bầu có được dùng thuốc trị mất ngủ không?

mẹ bầu có được dùng thuốc trị mất ngủ không

Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc ngủ khi mang thai

Theo dữ liệu nghiên cứu của Đan Mạch, phụ nữ mang thai sử dụng thuốc an thần, dạng như thuốc ngủ, thường xuyên có thể làm giảm chỉ số thông minh của bé và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa bilirubin của trẻ sau khi sinh, dẫn đến vàng da hoặc thậm chí gây tổn thương não.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khẳng định: Không có một loại thuốc ngủ nào được kiểm nghiệm và có bằng chứng đáng tin cậy là không gây hại cho thai nhi.

Không có thuốc ngủ nào được phân loại A, là những thuốc đã được nghiên cứu trên con người và chứng minh không gây rủi ro cho thai nhi. Vì vậy, thuốc ngủ không phải là một giải pháp tốt cho giấc ngủ khi bạn đang mang thai.

Cũng chính vì lý do này, các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng thuốc ngủ để điều trị chứng mất ngủ của mình. Trong những trường hợp đặc biệt, chắc chắn rằng bạn đã tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc ngủ hoặc loại thảo dược nào.

Theo ý kiến của một số chuyên gia sản khoa, việc sử dụng thuốc ngủ khi mang thai có thể gây nghiện cho bé ngay từ khi con còn nằm trong bụng mẹ và dẫn đến chứng nghiện thuốc ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những bé có mẹ uống thuốc ngủ thường xuyên sẽ có chỉ số IQ thấp hơn so với những bé khác.

Để chữa mất ngủ cho mẹ bầu hữu hiệu, chúng ta cần xem xét nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai, tìm đến nhờ tư vấn và điều trị ở bác sĩ chuyên môn nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Xem thêm:

10 điều cần làm khi chuẩn bị mang thai

8 bí quyết giúp bà bầu giảm chóng mặt khi mang thai

Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu trong thai kỳ


Nguồn tham khảo:

How to Kick Insomnia in Early Pregnancy – https://www.healthline.com/health/pregnancy/early-insomnia

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu