Triệu chứng bệnh là một trong những cơ sở để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, có những bệnh không có triệu chứng rõ ràng như bệnh thiếu máu. Những triệu chứng thiếu máu rất phổ biến dễ làm bạn quên đi tính nguy hiểm của căn bệnh tiềm ẩn này. Hãy cùng Iron Woman tìm hiểu nhé.
Thiếu máu là bệnh gì?
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), thiếu máu là hiện tượng (tình trạng) giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi, dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.
Thiếu máu khi nồng độ Hemoglobin thấp hơn:
- 13 g/dl (130 g/l) ở nam giới
- 12 g/dl (120 g/l) ở nữ giới
- 11 g/dl (110 g/l) ở người lớn tuổi
Những nguyên nhân thiếu máu thường gặp như: thiếu sắt ở độ tuổi dậy thì, thời kỳ kinh nguyệt, nhu cầu sắt tăng lên do mang thai, mất máu do tai nạn, cơ thể hấp thụ sắt kém, ăn uống không đủ chất…
Thiếu máu gây nguy hiểm gì?
Tùy thuộc vào tình trạng thiếu máu nhiều hay ít mà mức độ ảnh hưởng của thiếu máu cũng khác nhau. Nhưng nếu việc thiếu máu kéo dài và không được điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Thiếu máu gây cản trở việc vận chuyển oxy đến các cơ quan, khiến tim phải co bóp nhiều hơn để bù lại lượng hemoglobin thiếu hụt. Theo thời gian gây hại cho tim, rối loạn chức năng tâm thất trái dẫn đến suy tim, gây tử vong.
Một trong những nguy hiểm của bệnh thiếu máu là gây khó thở, hơi thở ngắn, cảm giác thiếu không khí hoặc mệt mỏi.
Phụ nữ mang thai cũng có thể bị ảnh hưởng nếu thiếu máu không được điều trị, gây ra nhẹ cân và sinh non, suy giảm trí tuệ và vận động ở thai nhi.
Mời bạn xem thêm bài viết: Bổ sung sắt cho phụ nữ thiếu máu thiếu sắt thế nào?
7 triệu chứng của bệnh đau đầu thiếu máu lên não
1. Khó thở
Khó thở không rõ nguyên nhân được xem là triệu chứng phổ biến của bệnh thiếu máu. Nguyên nhân do không đủ chất sắt hoặc vitamin B12 gây cản trở việc sản xuất hemoglobin mang oxy đi khắp cơ thể.
Khi lượng oxy không cung cấp đủ cho các cơ quan cần thiết dẫn đến tình trạng khó thở. Khó thở thường xuyên nhưng không rõ nguyên nhân cũng là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm khác. Vì thế, khi có triệu chứng khó thở thường xuyên nên đến các cơ sở ý tế để theo dõi. Đồng thời, xác định được nguyên nhân khó thở do thiếu máu hay những lý do bệnh lý khác.
2. Cảm thấy kiệt sức
Thiếu máu kéo dài làm cơ thể mệt mỏi ngay cả khi bạn ngủ đủ giấc. Mệt mỏi kéo theo các triệu chứng khó thở, hiện tượng chóng mặt. Nếu bạn không phát hiện kịp thời sẽ khiến cơ thể kiệt sức.
Tình trạng kiệt sức là một biến chứng phổ biến của việc thiếu máu do không đủ sắt hoặc vitamin B12.
Mặc dù triệu chứng thiếu máu này không quá trầm trọng, nhưng bạn có thể cảm thấy người đuối sức, ít năng lượng và muốn được nghỉ ngơi thường xuyên gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày.
3. Đau lồng ngực
Việc vận chuyển oxy đến các cơ quan quan trong bị trì trệ do thiếu máu gây ra. Lúc này để đảm bảo các cơ quan hoạt động bình thường, tim phải làm việc nhiều hơn. Khi tim co bóp nhiều hơn để vận chuyển máu gây ra cảm giác đau tức lồng ngực.
Ngoài ra thiếu oxy cũng có thể do các nguyên nhân khác nhau như tắc nghẽn mạch máu. Để đảm bảo sức khỏe bản thân, bạn nên đến tham khảo ý kiến của các bác sĩ tim mạch để quan sát và chẩn đoán, tránh các trường hợp nguy hiểm tiềm ẩn.
4. Da tái nhợt
Một trong những điển hình của triệu chứng thiếu máu. Dấu hiệu này do cơ thể phải phân bổ máu đến các cơ quan quan trọng như tim và não trước. Do đó, máu sẽ được cung cấp ít hơn dẫn đến da xanh xao, tái nhợt.
Làn da xanh xao cũng có thể do chế độ ăn uống của bạn chưa hợp lý, nếu bạn đã cố gắng thay đổi chế độ ăn uống nhưng vẫn thấy chưa khởi sắc, thì rất có thể do việc thiếu máu gây ra. Thiếu máu kéo dài gây ảnh hưởng sức khỏe tiềm ẩn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời
5. Tay chân lạnh
Khi có ít tế bào hồng cầu khỏe mạnh lưu thông, bộ não có chức năng chỉ huy hệ tuần hoàn lưu thông máu đến những cơ quan cần thiết nhất nhằm bảo vệ sự sống của bạn.
Cũng giống như da, các phần chi tay chân sẽ nhận được ít “quan tâm” từ bộ não khiến sự lưu thông máu ở tay chân ít hơn. Sự lưu thông kém làm tay chân trở nên lạnh hơn. Do đó, việc bổ sung sắt để hạn chế việc thiếu máu là điều cần thiết giúp bạn giải quyết được một phần triệu chứng này.
6. Đau đầu bất thường
Đau đầu có rất nhiều nguyên nhân bao gồm căng thẳng, mất ngủ, bệnh lý, cảm lạnh… Hầu hết cơn đau đầu sẽ hết sau 1-2 ngày nhưng nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên kiểm tra lại tình trạng sức khỏe.
Những cơn đau kéo dài từ mức độ thấp đến cao gây đau đầu hoặc đau nửa đầu có thể do thiếu máu lên não. Thiếu máu lên não có thể là do tắc nghẽn mạch máu nhưng cũng có thể việc thiếu máu thiếu sắt khiến việc vận chuyển oxy lên não bị hạn chế, từ đó gây ra cơn đau.
Những cơn đau đầu do thiếu máu lên não làm người bệnh mất tập trung trong công việc, cáu gắt, bực bội.
Bạn quan tâm: Người thiếu máu não nên ăn gì để nhanh phục hồi?
7. Nhịp tim bất thường
Những người thiếu máu có nồng độ hemoglobin thấp, làm tim phải làm việc nhiều hơn để mang oxy. Từ đó, dẫn đến tim đập không đều hoặc đập nhanh, không đều nhịp mà không liên quan đến việc vận động. Tình trạng nhịp tim không đều thường kèm theo triệu chứng mệt mỏi.
Tim hoạt động nhiều trong thời gian dài dễ dẫn đến tình trạng loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim và một số rối loạn chức năng tim khác. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của thiếu máu gây nên.
Bệnh thiếu máu khá phổ biến, nó cũng không phải căn bệnh khó chữa trị. Những triệu chứng của thiếu máu rất thường gặp khiến bạn thấy nó không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh thiếu máu kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng trong cơ thể, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe của bản thân, nếu gặp các triệu chứng trên bạn nên đến kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở uy tín để được chẩn đoán và điều trị nhé.
Nguồn tham khảo:
Iron deficiency anemia – https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/iron-deficiency-anemia/symptoms-causes/syc-20355034
Iron deficiency anemiaUnderstanding Anemia — Symptoms – https://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-anemia-symptoms#1
10 signs and symptoms of iron deficiency – https://www.healthline.com/nutrition/iron-deficiency-signs-symptoms
Xem thêm
Hướng dẫn sử dụng thuốc bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai
Rong kinh kéo dài ở tuổi dậy thì có liên quan bệnh thiếu máu, vô sinh
Top tìm kiếm: đau đầu do thiếu máu, đau đầu thiếu máu lên não, đau đầu do thiếu máu não