Ferrovit

Thiếu máu não: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu não: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Số người bị thiếu máu não dẫn đến đột quỵ hay tai biến mạch máu não ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở người trẻ tuổi. Đừng bao giờ chết vì thiếu hiểu biết. Việc hiểu đúng về bệnh thiếu máu não giúp bạn có giải pháp ngăn ngừa và điều trị thiếu máu não hiệu quả.

1. Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não là gì

Thiếu máu nào là bệnh lý xảy ra khi não không nhận đủ lượng máu cần thiết. Cụ thể hơn, não thiếu oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng có trong máu, lưu thông qua các động mạch, mạch máu để vận chuyển oxy và máu giàu chất dinh dưỡng đến mọi bộ phận cơ thể.

Các động mạch cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho não theo một con đường nhất định. Khi một động mạch trong não bị tắc nghẽn hoặc chảy máu sẽ ảnh hưởng đến lượng cung cấp oxy cho vùng não.

Ngay cả sự thiếu hụt tạm thời trong việc cung cấp oxy cũng có thể làm suy giảm chức năng của vùng thiếu oxy trong não. Trên thực tế, nếu các tế bào não bị thiếu oxy trong vài phút có thể dẫn đến chết mô não hay còn gọi là nhồi máu não, đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

2. Phân loại thiếu máu não

Bệnh có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên nguyên nhân.

Huyết khối: Đây là loại thiếu máu cục bộ xảy ra bởi tắc nghẽn mạch máu, thường do cục máu đông hình thành hoặc sự co thắt đột ngột của động mạch.

Thuyên tắc mạch (embolic): Đây là tình trạng thiếu máu cục bộ do cục máu đông hình thành trong một động mạch rồi di chuyển đến một động mạch khác nhỏ hơn, gây tắc nghẽn.

Giảm lưu thông máu (hypoperfusion): xảy ra khi lưu lượng máu tổng thể bị thiếu hụt. Một cơn đau tim, mất máu nghiêm trọng do chấn thương, phẫu thuật đều có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho não.

Thiếu máu não đôi khi chỉ là một vùng nhỏ ở não không được cung cấp đủ máu nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cả một khu vực lớn, thậm chí là toàn bộ não.

Xem ngay:  Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu, nên chọn loại nào?

3. Những triệu chứng thiếu máu não thường gặp

Các triệu chứng bệnh có thể từ nhẹ đến nặng. Chúng có thể kéo dài đến vài phút. Nếu thiếu máu cục bộ xảy ra trong thời gian ngắn và được giải quyết trước khi tổn thương vĩnh viễn xảy ra (nhồi máu não), thì đây được xem là một triệu chứng thiếu máu não thoáng qua.

Nếu não bị tổn thương do thiếu máu cục bộ, các triệu chứng có thể trở thành vĩnh viễn.

Các triệu chứng phổ biến gồm:

  • Cơ thể yếu một bên hoặc cả hai bên cơ thể
  • Mất cảm giác ở một hoặc hai bên cơ thể
  • Nhầm lẫn hoặc mất phương hướng
  • Ảnh hưởng thị lực một hoặc cả hai mắt
  • Chóng mặt, đau đầu do thiếu máu
  • Nói lắp
  • Mất ý thức hoặc giảm ý thức
  • Mất ngủ
Xem ngay:  7 triệu chứng bệnh thiếu máu không thể xem thường

4. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu máu não

Thiếu máu não do bệnh lý

Thiếu máu não do bệnh lý

Xem ngay:  Người thiếu máu não nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Bệnh có liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau như:

  • Thiếu máu não hồng cầu hình liềm hoặc các bệnh lý về máu khác
  • Mạch máu dị dạng
  • Tích tụ mảng bám ở động mạch
  • Khuyết tật tim bẩm sinh
  • Bệnh tim
  • Nhịp tim không đều
  • Huyết áp thấp
  • Đau tim
  • Nhịp tim nhanh
  • Xuất hiện cục máu đông

Thiếu máu não do thói quen

Thiếu máu não do ăn uống

Đối với người trẻ tuổi, các thói quen sinh hoạt không lành mạnh là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng tăng.

Một số thói quen sinh hoạt khiến bạn dễ mắc bệnh này:

  • Gối đầu cao: Việc này cản trở lượng máu lưu thông từ tim lên não, đốt sống cổ bị gập gây chèn ép thần kinh, làm giảm khả năng tuần hoàn máu.
  • Thường xuyên sử dụng máy tính, điện thoại: Việc ngồi và tập trung vào máy tính, điện thoại trong nhiều giờ khiến cơ thể ít vận động, ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu não.
  • Ăn nhiều chất béo: Việc ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chứa chất béo xấu, dầu mỡ là nguyên nhân gây ra chứng xơ vữa thành mạch. Lòng mạch hẹp sẽ làm giảm quá trình vận chuyển máu từ tim lên não.
  • Lười vận động: Nếu bạn chỉ ngồi, nằm một chỗ liên tục nhiều giờ sẽ khiến máu lưu thông chậm chạp. Luyện tập thể thao hoặc thường xuyên đi lại nơi văn phòng sẽ giúp tăng cường chức năng của các cơ, huyết lưu thông đều.
Xem ngay:  Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

5. Cách điều trị bệnh thiếu máu não hiệu quả

Có nhiều cách để điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả, kịp thời.

Điều trị bằng thuốc

Thiếu máu não nên uống sắt

Bác sĩ sẽ có nhiều lựa chọn trong việc điều trị bệnh. Mục tiêu chính là giải quyết tình trạng tắc nghẽn mạch, khôi phục lại lưu lượng máu cần thiết, giảm nguy cơ đột quỵ.

Nếu sử dụng thuốc, bác sĩ thường sẽ kê đơn cho bạn 2 loại sau:

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Nhóm thuốc này làm cho tiểu cầu trong máu hạn chế liên kết với nhau tạo thành cục máu đông. Trong nhóm này, aspirin được xem là có giá thành vừa phải, phổ biến nhất. Những thuốc chống kết tập tiểu cầu khác có khả năng được chỉ định dùng đơn độc hoặc phối hợp.
  • Thuốc chống đông máu: Những loại thuốc này tập trung giải quyết các protein có ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bạn sử dụng thêm một số loại thuốc hỗ trợ điều trị như: các khoáng chất, vitamin giúp tạo máu như sắt, vitamin B12, folic acid

Điều trị bằng cách phẫu thuật

Đối với những người bị thiếu máu não hoặc đột quỵ do nguyên này, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cho những trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm đến tính mạng.

Khi người bệnh bị tắc nghẽn mạch máu, hẹp động mạch nghiêm trọng, phẫu thuật là cách tốt nhất để hạn chế đột quỵ.

Bệnh có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, nếu không phát hiện kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng. Để phòng ngừa bệnh, bạn cần có chế độ ăn uống tập luyện thể thao, tăng cường sức khỏe tốt, bổ sung vitamin, khoáng chất, đặc biệt các loại giúp tái tạo máu mới như sắt, vitamin B12, folic acid…

Mời bạn tham khảo thêm: “Người thiếu máu não nên ăn gì để nhanh hồi phục?


Nguồn tham khảo: 

Brain Ischemia Types and Causes – https://www.verywellhealth.com/what-is-brain-ischemia-3146480

Everything You Should Know About Ischemic Stroke – https://www.healthline.com/health/stroke/cerebral-ischemia#causes

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu