Thiếu máu não có nguy hiểm không là một trong những câu hỏi thường gặp ở người trẻ hiện nay. Do lao động quá sức, lối sống thiếu lành mạnh mà bệnh thiếu máu não đang có xu hướng “trẻ hóa” độ tuổi. Hiểu biết đúng về bệnh thiếu máu não sẽ giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
1. Thiếu máu não có nguy hiểm không?
Thiếu máu não được xem là hội chứng bệnh lý có nguy cơ gây tử vong cao thứ 3, chỉ sau ung thư, tim mạch. Đáng chú ý, 25% người bị tai biến mạch máu não là do thiếu máu não.
Thiếu máu não là hiện tượng lưu lượng máu di chuyển đến não bị hạn chế, gây ra các triệu chứng tương tự như đột quỵ
Nếu gặp các triệu chứng này, bạn cần điều trị nhanh chóng để giảm nguy cơ bệnh tình trở nên nặng hơn, cơ thể cũng phục hồi tốt hơn.
- Các triệu chứng thiếu máu não gồm:
- Nói lắp
- Yếu chân, tay đột ngột
- Khó nuốt
- Mất thăng bằng, hiện tượng chóng mặt
- Suy giảm thị lực
- Tê hoặc ngứa ran tay, chân
- Buồn nôn
- Đãng trí
Những triệu chứng trên có thể chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn.
2. Biến chứng do thiếu máu não là gì?
Tình trạng thiếu máu não nếu kéo dài, không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:
- Đột quỵ: Các tế bào não không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết nếu lưu lượng máu đến não bị suy giảm hoặc ngừng lại. Điều này có thể gây ra rối loạn chức năng não bộ.
- Thiếu máu não thoáng qua (TIA): Một cục máu đông hay một mảng bám từ thành động mạch có thể làm tắc nghẽn mạch máu. Nếu điều này xảy ra trong thời gian ngắn sau đó biến mất sẽ gây ra tình trạng thiếu máu não thoáng qua.
- Triệu chứng TIA nhìn chung không để lại biến chứng nguy hiểm, nhưng chúng được xem là một dấu hiệu cảnh báo trọng cho tình trạng đột quỵ có thể xảy ra. Các triệu chứng thiếu máu não thoáng qua chỉ trong vài phút, người bệnh có thể bị yếu hoặc tê tay, chân đột ngột, mất thăng bằng hoặc đau đầu do thiếu máu dữ dội.
- Chứng phình động mạch não: Mạch máu trong não có thể suy yếu và sưng lên. Khi điều này xảy ra, chúng được gọi là chứng phình động mạch não. Huyết áp cao, hẹp động mạch, chấn thương ở đầu có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh chứng phình động mạch não. Nếu một mạch máu trong não bị vỡ, chúng có thể gây chảy máu trong não hay xuất huyết não, điều này có thể làm hỏng hoặc phá hủy các tế bào não khỏe mạnh.
3. Cách khắc phục, ngăn ngừa thiếu máu não
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu não là cách tốt nhất để chủ động hạn chế bệnh tật.
Não bộ cũng giống như tim mạch, công thức chung để giảm rủi ro bệnh thiếu máu não là hạ huyết áp. Dưới đây là các cách giúp hạ huyết áp, bảo vệ sức khỏe não bộ.
- Ăn kiêng: Giảm lượng natri trong bữa ăn xuống dưới 2.300 mg mỗi ngày, bạn có thể lấy 1.500 mg là mục tiêu mới. Bạn hãy hạn chế ăn chất béo từ động vật, thực phẩm chế biến sẵn, tiêu thụ nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, cá.
- Tập thể dục: Tập thể dục, vận động vừa phải không chỉ giúp tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng tích cực, mà còn giúp điều hòa huyết áp ổn định. Đi bộ 30 phút mỗi ngày cũng là một cách đơn giản, dễ thực hiện.
- Kiểm soát cân nặng: Một chế độ ăn kiêng khoa học, một chế độ tập luyện hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát và đạt được mục tiêu cân nặng.
- Tiêu thụ rượu, bia vừa phải: Việc uống rượu, bia nhìn chung sẽ không gây hại cho chỉ số huyết áp của bạn nếu bạn tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải. Vì thế, hãy cân nhắc và làm chủ cơ thể để tráng nghiện rượu, bia.
- Kiểm soát căng thẳng: Thật khó để có thể nói rằng, trong thế giới bận rộn ngày nay, rất khó để bạn có thể kiểm soát được sự căng thẳng, hormone cortisol chống căng thẳng cho não bộ.
Một số gợi ý hay ho giúp bạn thư giãn đầu óc, giảm áp lực não bộ sau một ngày làm việc mệt mỏi:
- Tập luyện yoga: Yoga là một trong những bài tập luyện giúp tăng cường sức khỏe, tâm trạng, chúng không chỉ giúp ngăn ngừa những tổn thương tâm lý, mà còn cải thiện sự linh hoạt, dẻo dai của cơ thể.
- Tập thở sâu: Khi bạn cảm thấy căng thẳng thần kinh, cách tốt nhất hãy tìm một nơi yên tĩnh, ngồi xuống và tập trung hơi thở. Hít thở sâu sẽ giúp bạn loại bỏ các hormone tiêu cực, thư giãn đầu óc, cung cấp đủ oxy lên não.
Thiếu máu não có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh thiếu máu não có nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, lối sống lành mạnh có thể giúp bạn ngăn ngừa thiếu máu não hiệu quả.
Nguồn tham khảo:
What to know about reduced blood flow to the brain – https://www.medicalnewstoday.com/articles/322275#diagnosis
Blood pressure and your brain – https://www.health.harvard.edu/heart-health/blood-pressure-and-your-brain