Suy nhược cơ thể là tình trạng toàn thân cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Thường gặp ở những ai lao lực quá mức hoặc sức khỏe đang có vấn đề. Vậy làm sao hết suy nhược cơ thể nhanh chóng? Bài viết sau đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn.
I. Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể
Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu về tại sao suy nhược cơ thể và những yếu tố nào có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Một số nguyên nhân chủ yếu gây suy nhược cơ thể đến từ:
- Tâm trạng căng thẳng, lo lắng quá mức: Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mệt mỏi và chiếm gần một nửa các trường hợp suy nhược cơ thể. Có rất nhiều người mắc phải chứng lo âu quá mức nhưng họ vẫn không biết được điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe ra
- Thiếu vận động thể chất: Theo WHO, 60-85% người dân trên thế giới thiếu các hoạt động thể chất cần thiết trong cuộc sống. Điều này không chỉ làm cho cơ bắp của chúng ta suy yếu mà còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, dẫn đến cơ thể thường cảm thấy mệt mỏi, dễ bệnh vặt.
- Tuổi tác cao: Cơ thể chúng ta ngày một bị lão hóa, chính vì thế người cao tuổi dễ là đối tượng của các căn bệnh và dẫn đến suy nhược. Nguyên nhân là do các cơ quan trong cơ thể không còn hoạt động khỏe mạnh như trước, sức đề kháng cũng suy yếu dẫn nếu bạn không cung cấp đủ các chất dưỡng. Đặc biệt, đối với những ai đang mắc phải các bệnh lý mãn tình thì tình trạng suy nhược cơ thể càng dễ xảy ra hơn.
- Nhiễm trùng: Một số bệnh lý do virus xâm nhập như bệnh lao, viêm gan,… sẽ ảnh hưởng quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng của cơ thể. Khi cơ thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công cũng làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm đáng kể, dẫn đến cơ thể luôn cảm thấy mệt và kiệt sức.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai hormon bị thay liên tục trong 3 tháng đầu tiên nên dễ gây ra chứng mệt mỏi, buồn ngủ và nôn mửa. Với những chị em phụ nữ có cơ địa yếu, trong thời gian đầu mang thai sẽ rất dễ bị suy nhược cơ thể nếu không bổ sung các loại vitamin và dưỡng chất kịp thời.
- Thiếu máu, thiếu sắt: Khi không đủ máu để vận chuyển các chất dinh dưỡng đi đến các cơ quan, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể.
- Cơ thể bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy nhược ở mọi độ tuổi. Khi cơ thể không có đủ các chất cần thiết để nuôi cơ thể sẽ khiến cho các cơ quan bên trong không hoạt động ổn định, từ đó gây ra tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, đuối sức và không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày.
II. Đối tượng nào dễ bị suy nhược cơ thể?
Với những nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể bên trên, chắc hẳn chúng ta cũng đã biết được những ai dễ bị suy nhược cơ thể. Một số đối tượng cụ thể như sau:
- Người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực
- Người gặp vấn đề về khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng cho cơ thể
- Bà bầu
- Người cao tuổi mắc bệnh nền mãn tính
- Người lao động làm việc quá sức
- Người có lối sống không tốt, ăn uống không đủ chất
- Người có hệ miễn dịch kém.
Xem ngay: Bà bầu bị ho nhiều có làm sao không?
III. Làm sao hết suy nhược cơ thể?
Suy nhược cơ thể là một tình trạng rất thường gặp ở mọi đối tượng, nếu kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Một số cách bạn có thể thực hiện tại nhà nếu xuất hiện những dấu hiệu của suy nhược cơ thể:
- Dành thời gian ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ sâu có thể giúp cơ thể chữa lành các nguyên nhân suy giảm hệ miễn dịch cũng như giúp kiểm soát tình trạng suy nhược.
- Giảm bớt căng thẳng: Như có đề cập bên trên, một trong những lý do khiến cơ thể suy kiệt có thể bắt nguồn từ tâm lý âu lo. Bạn hãy thả lỏng bản thân sau một ngày làm việc mệt mỏi để tận hưởng những phút giây thư giãn. Bạn có thể lựa chọn một số cách giải phóng bản thân như: Tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc nhẹ nhàng,…
- Chế độ ăn uống: Một trong những nguyên do phổ biến gây nên chứng suy nhược cơ thể là do các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt. Điều bạn cần làm lúc này là hãy ăn uống thực phẩm và sử dụng các viên uống vitamin tổng hợp. Duy trì một chế độ ăn khoa học không chỉ giúp bạn khỏi bệnh mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Luyện tập thể thao thường xuyên: Vận động không chỉ giúp giãn cơ mà còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, hạn chế sự tấn công của các loại vi rút từ môi trường xung
- Tuân thủ phương pháp điều trị bệnh của bác sĩ: Đối với những ai mắc bệnh lý mãn tính, việc điều trị theo đúng lộ trình là rất quan trọng. Nếu bạn lơ là trước sức khỏe của bản thân và không tuân theo đúng thời gian tái khám định kỳ, cơ thể sẽ khó lòng hồi phục, từ đó dễ bị các tác nhân bên ngoài xâm nhập làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Ngoài ra, nếu bạn đã thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt trở nên khoa học nhưng tình trạng suy nhược cơ thể vẫn không tiến triển tốt hơn thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác hơn.
Xem ngay: Cách giảm chóng mặt khi mang thai
IV. Cách ngăn ngừa suy nhược cơ thể
Phòng ngừa hơn chữa bệnh! Đừng để suy nhược cơ thể xảy ra rồi bạn mới bắt đầu điều trị. Tình trạng này có thể được phòng ngừa bằng những thói quen sinh hoạt hằng ngày.
Một số cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay từ bây giờ để cải thiện sức khỏe của bản thân:
- Ngừng hút thuốc
- Tránh uống quá nhiều rượu bia
- Ăn uống lành mạnh
- Tập thể dục thường xuyên
- Giảm cân nếu cần thiết
- Hạn chế tinh thần căng thẳng
- Ngủ đủ giấc
- Không lao lực
- Tầm soát các bệnh lý định kỳ
- Giloba
Nguồn tham khảo:
1. Asthenia
https://www.medindia.net/patientinfo/asthenia.htm
2. What to know about asthenia (weakness)
https://www.medicalnewstoday.com/articles/asthenia-weakness#prevention
3. What causes fatigue, and how can I treat it?