Ferrovit

Bí quyết giữ gìn sức khỏe khi đi chơi xa mà bạn gái cần nhớ

Bí quyết giữ gìn sức khỏe khi đi chơi xa mà bạn gái cần nhớ

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi bạn sẽ phải di chuyển xa do yêu cầu công việc hay đơn giản là chuyến du lịch dã ngoại với gia đình bạn bè. Do thời gian đi lại khá dài khiến bạn lâm vào tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Trong suốt hành trình, thay đổi khí hậu và môi trường sẽ khiến cơ thể bạn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Các mẹo vặt dưới đây sẽ giúp bạn giữ gìn sức khỏe trong suốt chuyến đi. 

Những lưu ý về sức khỏe trước chuyến đi

1. Tìm hiểu về tình hình y tế ở điểm du lịch sắp đến

tìm hiểu nơi sắp đến

Dù là du lịch trong nước hay nước ngoài, chắc chắn bạn không muốn ngay chuyến đi chơi mình lại ốm nặng. Vì vậy, tìm hiểu các tin tức về tình hình y tế, môi trường và thời tiết tại địa điểm sắp đến là vô cùng cần thiết. Bạn có thể đọc hoặc nghe tin tức thời sự về những dịch bệnh trên báo, đài, tivi hay trên các website chính thức của Bộ Y tế, trạm y tế dự phòng tại các địa phương đó. 

Hãy tra cứu các dịch bệnh mới xuất hiện gần đây. Một số khu vực bùng phát dịch cần được kiểm soát chặt chẽ để bệnh không lan truyền rộng hơn. Nên tốt nhất, bạn hãy đổi điểm đến hoặc tạm hoãn lại chuyến đi để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, việc nghiên cứu trước các vấn đề liên quan đến điểm đến cũng giúp bạn chuẩn bị hành lý tốt hơn. 

Một trong những nguyên nhân làm cho bạn dễ mắc bệnh trong chuyến du lịch, đó là yếu tố thời tiết thay đổi. Bạn nên chủ động phòng thân chuẩn bị một vài vật dụng như dù, áo mưa, nón vành che nắng… Giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch rất quan trọng, kẻo ảnh hưởng tới lộ trình, cơ thể mệt sẽ không có đủ sức chinh phục địa điểm cần khám phá. 

2. Kiểm tra lại sức khỏe cá nhân

kiểm tra lại sức khỏe trước chuyến đi

Để đảm bảo tình trạng thể chất lẫn tinh thần tốt nhất cho chuyến đi, bạn nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng như tiêm phòng đầy đủ. Kết quả kiểm tra giúp bạn biết được mình có nên hay không nên đi du lịch tại thời điểm khám. 

Trường hợp bạn mắc phải những bệnh lý mạn tính như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn, động kinh, viêm khớp… thì nên tái khám trước chuyến đi. Khi khám cần nói rõ mục đích, thời gian và hình thức du lịch cho bác sĩ để có được những lời khuyên tốt nhất về tình trạng sức khỏe hiện tại, xem mình có đủ sức khỏe để tham gia chuyến đi xa hay không. Bạn cũng cần hỏi kỹ bác sĩ về những loại thực phẩm nên và không nên ăn để tránh bị ngộ độc hoặc làm cho các triệu chứng bệnh nặng thêm. 

Điều quan trọng nhất là nhờ bác sĩ kê đơn thuốc đủ dùng hoặc dư ra vài liều cho chuyến đi vì bạn có thể gặp khó khăn trong việc tìm mua thuốc điều trị ở một nơi mới đến. Thời gian dùng thuốc cũng cần được quan tâm. Một số thuốc nên uống vào một giờ nhất định và khi bạn di chuyển đến quốc gia khác, chênh lệch múi giờ có thể khiến bạn bối rối nên hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm uống thuốc hợp lý. 

Xem ngay:  Bệnh thiếu máu hồng cầu to: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

3. Chuẩn bị các loại thuốc cần thiết

chuẩn bị các loại thuốc cần thiết cho chuyến đi

Để có một chuyến đi du lịch hoàn hảo, bạn phải giữ gìn sức khoẻ, trong vali phải có một vài loại thuốc thiết yếu như thuốc đau đầu, thuốc đau bụng, thuốc cảm cúm, thuốc chống dị ứng, dầu gió, trà gừng, bông y tế, các loại cồn y tế, băng cá nhân… 

Bên cạnh đó để chuẩn bị cho kỳ nguyệt san trong các ngày đi chơi xa, bạn cũng cần mang theo các loại thuốc sắt giúp bổ sung máu để tạo nguồn sắt dự trữ cho cơ thể. Việc bổ sung sắt đầy đủ sẽ giúp bạn giảm tránh tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt trong ngày “đèn đỏ”. Cơ thể bạn sẽ được bổ sung thêm năng lượng và cải thiện tâm trạng để tận hưởng chuyến đi. 

Nhiều khi do khí hậu, thời tiết hoặc chế độ ăn uống thay đổi…, chúng ta dễ mắc phải những bệnh thông thường như đau đầu, sổ mũi, đau bụng, tiêu chảy hay các vết trầy nhỏ. Nếu vì những bệnh trên mà phải đi bệnh viện thì chi phí rất đắt đỏ; còn tự đi mua thuốc thì thường sẽ gặp khó khăn vì các cửa hàng dược phẩm chỉ bán thuốc khi có toa bác sĩ theo quy định ở nhiều nước trên thế giới. 

Nếu bạn đang sử dụng các thiết bị y tế hỗ trợ như máy tạo nhịp tim, hãy mang theo giấy chứng nhận của bác sĩ để có thể trình bày với nhân viên an ninh tại sân bay. 

Những lưu ý về giữ gìn sức khỏe trong chuyến đi

1. Lưu ý khi ăn uống

lưu ý khi ăn uống trong lúc du lịch

Khi đi du lịch bạn thường ăn uống không theo chế độ, không đúng giờ, gặp đâu ăn đó, dễ ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá. Nhiều bạn cứ ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, chất béo mà không bổ sung rau, củ, hoa quả… bụng của bạn dễ bị căng, khó chịu, khó tiêu hoá. 

Bạn nên chuẩn bị các sản phẩm men vi sinh để hỗ trợ rối loạn tiêu hóa khi chẳng may thấy bụng dạ không ổn sau khi thưởng thức ẩm thực địa phương. Những sản phẩm này cung cấp thêm lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng. 

Nhiều người đi du lịch cứ mải mê vui chơi mà quên mất việc rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, uống. Nhiều người lại hay sử dụng gel rửa tay ở những nơi bất tiện, nhưng cách tốt nhất vẫn nên dùng xà phòng với nước. 

Xem ngay:  Ăn gì để tăng hồng cầu trong máu?

2. Cung cấp đủ nước cho cơ thể

uống đủ nước khi đi du lịch

Trong lúc di chuyển bằng tàu, xe nhiều người thường ngại đi vệ sinh nên không dám uống nước. Điều này không nên vì cơ thể dễ bị thiếu nước, muối khoáng, khiến cơ thể kiệt sức, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chuyến đi, nguy hại hơn nữa dễ bị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiểu… 

Do vậy, trong chuyến hành trình bạn phải cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể theo nhu cầu. Trẻ em (1-1,5lit ngày), người lớn (2-2,5lit/ngày), cứ khoảng 2-3 giờ dừng xe đi vệ sinh một lần. Khi bạn thấy môi khô, khô cổ họng chứng tỏ cơ thể đang thiếu nước, phải bổ sung nước. Nên uống nước đóng chai, tránh hoặc hạn chế thức uống ở các quán ăn vỉa hè, không đảm bảo vệ sinh. 

3. Nghỉ ngơi điều độ

nghỉ ngơi điều độ khi đi chơi xa

Với những chuyến đi vui chơi dài ngày, bạn nên có chế độ ngủ nghỉ hợp lý. Khi cơ thể đã mệt lả nhưng bạn vẫn cố sức hoạt động, vui chơi sẽ khiến cơ thể yếu đi nhanh chóng và dễ mắc bệnh hơn. Đặc biệt khi bạn bị say máy bay hay tàu xe khi di chuyển, bạn càng cần có thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi lại sức khỏe trước khi tận hưởng chuyến du lịch. 

Trong khi đi du lịch, bạn cần ăn uống điều độ cũng như ngủ đủ giấc. Ngoài ra, có thể tận dụng thời gian cho các hoạt động thư giãn như spa, yoga để lấy lại cân bằng cho cơ thể. 

Nếu bạn ra khỏi khách sạn cả một ngày, đừng đem theo quá nhiều đồ đạc và đừng cố gắng làm theo chính xác những gì mà mình đã lên kế hoạch trước đó, bởi trong chuyến đi, có thể có những thay đổi bất ngờ ví dụ như việc trời đột ngột chuyển xấu hay thời gian di chuyển đến các địa điểm quá lâu… 

4. Tìm hiểu các nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện gần đó

Nếu bạn hay người đồng hành có những vấn đề sức khỏe mạn tính, hãy nhớ hỏi thăm những nhà thuốc, phòng khám hay bệnh viện gần nơi ở để đề phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra. 

Xem ngay:  Bệnh thiếu máu não ở người trẻ

Những lưu ý về sức khỏe sau chuyến đi

bảo vệ sức khỏe sau chuyến đi chơi xa

Sau khi kết thúc chuyến đi, bạn nên tiến hành kiểm tra sức khỏe lại lần nữa, nhất là khi có những tình trạng bệnh mạn tính hoặc ở vùng vừa có dịch bệnh. Việc đánh giá lại sức khỏe giúp bảo vệ sức khỏe của bạn toàn diện hơn. 

Trường hợp bạn bị cảm cúm, sốt hay tiêu chảy nặng sau khi đi du lịch thì hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Những triệu chứng bất thường có khi liên quan đến một bệnh lý nào đó lây nhiễm trong chuyến đi. 

Với những bí quyết giữ gìn sức khỏe khi du lịch trên đây, hi vọng bạn sẽ biết cách tự bảo vệ mình cũng như những người thân yêu để có chuyến đi vui vẻ trọn vẹn. 


Nguồn tham khảo: 

Healthy Travel – https://www.heart.org/en/healthy-living/healthy-lifestyle/mental-health-and-wellbeing/healthy-travel

Safe Travel Tips For Older Adults – https://www.healthinaging.org/tools-and-tips/safe-travel-tips-older-adults

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu