Ferrovit

Thuốc bổ máu và những lưu ý khi sử dụng

Thuốc bổ máu và những lưu ý khi sử dụng

Thiếu máu là vấn đề thường gặp phải ở độ tuổi dậy thì, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và phụ nữ mang thai. Do đó, ngoài những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, thuốc bổ máu là một phương pháp cân nhắc của nhiều người.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc bổ máu, từ đó có thể dễ dàng lựa chọn cho mình loại thuốc được xem là thuốc bổ máu tốt nhất và phù hợp với bạn nhất. 

Thuốc bổ máu là gì?

Thuốc bổ máu là loại thuốc bổ sung những dưỡng chất cần thiết để cơ thể có đủ máu đi nuôi các hoạt động sống, nó chứa các thành cấu tạo của tế bào máu. Những thành phần này được hấp thụ qua đường ăn nhưng do chế độ ăn chưa đủ hoặc do mắc bệnh khiến cơ thể hấp thu kém dẫn đến thiếu máu.

Tùy theo từng loại thuốc giúp bổ máu mà các thành phần và tỉ lệ thành phần trong thuốc là khác nhau nhưng hầu hết các loại thuốc giúp bổ máu đều chứa ít nhất một hoặc cả 3 thành phần quan trọng gồm: sắt, vitamin B12 và acid folic.

Đối tượng sử dụng

đối tượng uống thuốc bổ máu

Đối tượng sử dụng các loại thuốc này

1. Người bị thiếu máu

Những người bị thiếu máu máu thường do nhiều nguyên nhân gây ra như thiếu sắt, kỳ hành kinh, phụ nữ mang thai, các bệnh xuất huyết dạ dày và đường ruột, chạy thận nhân tạo… Những nguyên nhân này khiến họ mất đi một lượng máu đột ngột mà cơ thể lại không thể tái tạo bù lại lượng máu đã mất.

Bên cạnh đó, việc ăn uống không bổ sung kịp dưỡng chất, cơ thể hấp thụ kém dẫn đến việc thiếu máu nhưng không kịp bổ sung.

Bạn có biết người bị thiếu máu nên bổ sung những dưỡng chất cần thiết nào cho cơ thể chưa? Cùng tham khảo ngay nhé: Người bị bệnh thiếu máu nên ăn gì và kiêng ăn gì?

2. Người thiếu chất dinh dưỡng

Sắt là thành phần quan trọng dùng để sản xuất hồng cầu, tạo lượng máu phân bổ cho toàn cơ thể. Tổng lượng sắt trong cơ thể có 75% tham gia vào quá trình tạo máu, phần còn lại dùng dự trữ ở gan, tủy xương… Do đó, ở mỗi độ tuổi khác nhau mức khuyến nghị bổ sung dưỡng chất là khác nhau.

  • Độ tuổi kinh nguyệt: Nhu cầu khuyến nghị về sắt cho trẻ em gái tăng ở tuổi 14 để bù lại lượng mất do kinh nguyệt. Đối với những trẻ gái đến tuổi này nhưng chưa có kinh nguyệt, nhu cầu khuyến nghị là 9,3 mg/ngày nếu giá trị sinh học của khẩu phần là 15% (khoảng 15% sắt được hấp thu khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá > 90 g/ngày hay lượng vitamin C > 75 mg/ngày). Những trẻ đã có kinh, nhu cầu khuyến nghị là 21,8 mg/ngày nếu giá trị sinh học của khẩu phần là 15%.
  • Những người ăn chay: Chế độ ăn thuần chay không thịt cá, chỉ giúp người ăn chay hấp thụ sắt mono. Người ta ước tính rằng giá trị sinh học của sắt từ chế độ ăn chay hấp thụ khoảng 10% sắt. Vì thế, những người ăn chay cần lượng sắt nhiều hơn người có chế độ ăn bình thường.
  • Phụ nữ mang thai: Trước khi mang thai cơ thể phụ nữ cần 15 mg sắt mỗi ngày. Khi có thai lượng sắt cần cho cơ thể tăng gấp đôi khoảng 30 mg/ngày, nếu không cung cấp đủ sẽ mắc chứng thiếu máu và ảnh hưởng đến thai nhi. Đối với những mẹ bầu được xác định thiếu máu do thiếu sắt sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung 50-100 mg/ngày.
Xem ngay:  Sắt fumarat: Công dụng và liều dùng an toàn

3. Những người hấp thu sắt kém

Theo nhiều nghiên cứu, cơ thể bạn được nạp đầy đủ dinh dưỡng thông qua thực phẩm hàng ngày. Nhưng không phải tất cả đều có thể hấp thụ dinh dưỡng thông qua việc ăn uống. Đối với những người mắc một số bệnh về đường ruột, đang sử dụng một số loại thuốc… sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt.

Lựa chọn thuốc bổ máu đúng cách

1. Lựa chọn thuốc bổ máu thông qua thành phần

Những thành phần có trong thuốc bổ máu phải là những chất góp phần tạo tế bào máu và một số thành phần bổ trợ. Những thành phần này thường có trong thực phẩm ăn hàng ngày, nhưng do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc khả năng hấp thụ kém khiến cơ thể thiếu dưỡng chất.

Ba thành phần chính tham gia vào sản xuất máu gồm: sắt, acid folic (vitamin B9) và vitamin B12. Do đó, muốn lựa chọn thành phần thuốc bổ máu đúng cách tốt nhất cần có đủ cả ba thành phần này.

2. Xem xét loại sắt trong thành phần thuốc

Sắt hấp thụ vào cơ thể tồn tại ở nhiều dạng, cơ thể hấp thụ tốt nhất với sắt hữu cơ và ít gây ra tác dụng phụ như: buồn nôn, táo bón, nổi mụn… Điều này có thể khiến bạn chỉ khó chịu khi mới xuất hiện nhưng nếu kéo dài trong suốt thời gian bạn sử dụng thuốc thì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, cuộc sống và cả tâm lý của bạn.

3. Nguồn gốc xuất xứ uy tín, rõ ràng, được kiểm nghiệm

Không riêng gì việc lựa chọn các loại thuốc bổ máu, mà đối với tất cả những loại thuốc bạn sử dụng nên biết rõ nguồn gốc sản xuất ở đâu. Nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín là một cách đảm bảo về loại thuốc bạn sử dụng và đây cũng là tiêu chí giúp bạn đánh giá được thuốc bổ máu nào tốt.

Hãy lắng nghe các chuyên gia về việc lựa chọn thuốc phù hợp, được nghiên cứu khoa học giúp bạn hấp thu lượng sắt vừa đủ. Bởi thiếu sắt hay thừa sắt đều đem lại những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.

cách lựa chọn thuốc bổ máu

Chọn lựa thuốc bổ máu phù hợp

Những lưu ý khi sử dụng thuốc

Thiếu máu có nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên, thiếu máu do thiếu dinh dưỡng tạo máu như thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do thiếu acid folic, thiếu máu do thiếu vitamin B12, thiếu máu do thiếu protein… là phổ biến nhất. Mỗi nguyên nhân thiếu máu khác nhau sẽ sử dụng thuốc bổ máu có thành phần tương ứng khác nhau.

Mỗi loại thuốc bổ máu khác nhau thường sẽ có hàm lượng thành phần khác nhau, để lựa chọn loại thuốc bổ máu cho bà bầu phù hợp với nguyên nhân thiếu máu, bạn nên xác định được nguyên nhân thiếu máu do đâu. Thông qua sự tư vấn từ bác sĩ lựa chọn loại thuốc phù hợp. Ví dụ, nếu bạn thiếu máu do thiếu sắt và axit folic, bạn nên lựa chọn các loại thuốc bổ sung sắt và axit folic. Tương tự, nếu bạn thiếu máu do thiếu vitamin B12, bạn nên chọn thuốc bổ máu B12. Hạn chế việc sử dụng không đúng thuốc. 

Bên cạnh đó uống thuốc bổ máu sẽ có tác dụng phụ hoặc sẽ tương tác với một số loại thuốc bạn đang sử dụng điều trị bệnh. Do đó, bạn nên thông báo với bác sĩ, dược sĩ nhà thuốc mà bạn thăm khám.

Xem thêm:

Bổ sung sắt cho nữ giới, bao nhiêu là đủ?

So sánh các dạng thuốc bổ sung sắt: Loại nào phù hợp cho mẹ bầu?

14 bài thuốc bổ máu Đông y giúp điều trị thiếu máu hiệu quả


Nguồn tham khảo:

Can You Increase Your Blood Flow with Vitamins? – https://www.healthline.com/health/increase-blood-flow-vitamins

Supplements That Thin Blood: What You Need to Know – https://www.webmd.com/dvt/supplements-that-thin-blood-what-you-need-to-know

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu