Ferrovit

Bệnh thiếu máu cơ tim là gì? Nguyên nhân và cách điều trị thiếu máu cơ tim

Bệnh thiếu máu cơ tim là gì? Nguyên nhân và cách điều trị thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim là loại bệnh tim mạch phổ biến, nó ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Theo các chuyên gia hiểu biết về bệnh và nhận thức được nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim là cách phòng ngừa cũng như góp phần điều trị hiệu quả

Bệnh thiếu máu cơ tim là gì?

bệnh thiếu máu cơ tim là gì

Bệnh thiếu máu cơ tim (hay còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim) là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, khiến cho tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp tống máu. Lượng máu đến tim giảm là hậu quả của sự tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các nhánh của động mạch tim (động mạch vành).

Thiếu máu cơ tim làm giảm khả năng bơm của tim, gây tổn thương cơ tim, nhiều trường hợp dẫn đến loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim. Sự tắc nghẽn đột ngột của động mạch vành có thể gây ra nhồi máu cơ tim.

Triệu chứng bệnh thiếu máu cơ tim

Bệnh thiếu máu cơ tim được chia thành 2 thể:

  • Thể có đau ngực:

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng đau ngực chỉ xuất hiện khi lao động quá sức, bị kích thích làm rối loạn cảm xúc hoặc dưới thời tiết quá lạnh. Về sau, bệnh nhân có thể cảm thấy đau ngực ngay cả khi nghỉ ngơi. Người bệnh thường bị đau ngực trái vùng trước tim, có cảm giác khó chịu, nặng ngực, bị đè ép ở vùng sau xương ức lan tới hàm, cổ, vai trái và cánh tay trái; đi kèm cảm giác lo âu, hồi hộp, khó thở, buồn nôn và nôn ói, choáng váng, vã mồ hôi,…

Tần suất các cơn đau thay đổi: vài tuần, vài tháng một lần hoặc vài lần trong ngày, thời gian đau thường kéo dài vài giây tới vài phút, không quá 5 phút. Bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị tích cực để phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim.

  • Thể không có đau ngực:

Còn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim yên lặng thường gặp ở người bệnh đái tháo đường, người cao tuổi có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Bệnh nhân thiếu máu cơ tim yên lặng không cảm thấy đau ngực và chỉ phát hiện bệnh khi chẩn đoán bằng điện tâm đồ. Người bệnh có nguy cơ cao biến chứng nhồi máu cơ tim hoặc tử vong đột ngột do không phát hiện, điều trị bệnh sớm.

Triệu chứng thiếu máu cơ tim thường được biết đến với các dấu hiệu phổ biến như những cơn đau ở vùng ngực, thường là phía bên trái của cơ thể (đau thắt ngực), lan dần lên phía trên cánh tay, sau cổ, dưới hàm, và phía sau gáy. Một số người không nhận diện được cơn đau một cách rõ ràng.

Một số triệu chứng thiếu máu cơ tim cho thấy mức độ nguy hiểm hơn như đổ mồ hôi lạnh bất thường ở vùng đầu cổ, hiện tượng chóng mặt, choáng váng, nhịp tim nhanh hoặc kèm theo khó thở, buồn nôn hoặc nôn mửa. Bên cạnh đó có vài trường hợp các dấu hiệu của bệnh khá âm thầm và nhỏ giọt. Do đó, bạn có thể kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời.

Xem ngay:  7 Nguyên nhân chóng mặt khi có kinh nguyệt bạn nên biết

Nguyên nhân thiếu máu cơ tim

nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim cục bộ

Tình trạng thiếu máu tại cơ tim xảy ra khi dòng máu di chuyển qua một hoặc nhiều động mạch vành của bệnh nhân bị suy giảm hoặc cản trở. Hồng cầu trong máu có chức năng mang oxy đến các bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả tim. Thiếu máu làm lưu lượng máu đến tim bị suy giảm đồng thời làm giảm lượng oxy cung cấp cho tim.

1. Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim cục bộ

Bệnh động mạch vành (xơ vữa động mạch)

Đây là nguyên nhân thiếu máu cơ tim phổ biến nhất do sự tích tụ chất béo (cholesterol) và canxi trong lòng động mạch vành, cản trở sự lưu thông máu. Bệnh xơ vữa động mạch vành tim làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim, khiến cơ tim không nhận được đủ oxy và dưỡng chất gây đau thắt ngực, nặng ngực hoặc khó chịu ở lồng ngực.

Huyết khối trong lòng mạch vành

Hầu hết các huyết khối (hay còn gọi là cục máu đông) trong lòng mạch vành là do mảng xơ vữa bị nứt vỡ tạo ra các cục máu đông, gây cản trở dòng máu đi qua động mạch vành tới nuôi tim. Đây chính là nguyên nhân thiếu máu cơ tim, gây các cơn đau thắt ngực không ổn định và cơn nhồi máu cơ tim hay còn gọi là hội chứng mạch vành cấp.

Co thắt mạch vành (bệnh vi mạch vành)

Một trong những nguyên thiếu máu cơ tim không thể bỏ quá là co thắt mạch vành (hay còn gọi là bệnh vi mạch vành) do rối loạn chức năng nội mô ở hệ vi mạch vành.

Hệ vi mạch vành bao gồm các mạch máu nhỏ và mao mạch. Nội mô là lớp lót của tất cả các mạch máu trong cơ thể và đóng vai trò như lớp rào chắn giữa dòng máu và thành mạch. Ngoài ra, lớp này còn có chức năng điều hòa trương lực mạch máu, duy trì sự cân bằng giữa các quá trình co giãn mạch, quá trình đông máu và đảm bảo sự lưu thông của dòng máu. Chức năng nội mô ở hệ vi mạch vành có vấn đề thì được gọi là “bệnh vi mạch vành”.

2. Yếu tố nguy cơ của bệnh thiếu máu cơ tim

Bên cạnh những nguyên thiếu máu cơ tim cục bộ dẫn đến những cơn đau thắt ngực, các chuyên gia cho rằng những yếu tố có khả năng gây ra những cơn đau thắt làm tăng nguy cơ bị bệnh bao gồm:

  • Huyết áp cao: theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp. Chỉ số huyết áp càng tăng, nguy cơ phát triển bệnh tim sẽ càng tăng. Huyết áp cao thường gây tổn thương đến động mạch và làm tăng tốc độ tích tụ mảng bám.
  • Nồng độ triglyceride cao: triglycerides là một loại chất béo làm tắc nghẽn động mạch, từ thức ăn đi qua máu cho đến khi chúng được lưu trữ trong cơ thể, thường trong các tế bào mỡ. Tuy nhiên, một số triglyceride có thể ở lại trong động mạch và làm tăng sự tích tụ các mảng bám.
  • Nồng độ cholesterol cao: cholesterol là thành phần tạo ra mảng xơ vữa động mạch. Nồng độ cholesterol xấu trong máu cao khiến bạn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Bạn có thể làm giảm nồng độ cholesterol bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.
  • Béo phì, lười vận động: hoạt động thể chất ít dễ khiến cơ thể thừa cân, béo phì, tiểu đường, cao huyết áp đồng thời làm gia tăng lượng cholesterol xấu và triglyceride.
  • Hút thuốc lá: đây là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Hút thuốc lá là nguyên nhân làm xơ cứng thành động mạch và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Yếu tố khác: vấn đề tuổi tác, di truyền, ăn uống không lành mạnh… là một trong những yếu tố gây bệnh.

 

3. Tác nhân gây khởi phát cơn đau thắt ngực

Những cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim cục bộ được khởi phát do các tác nhân sau:

  • Vận động mạnh, vận động ở cường độ cao, gắng sức.
  • Căng thẳng, áp lực, cơ thể mệt mỏi.
  • Nhiệt độ quá lạnh.
  • Sử dụng chất kích thích.

Cách điều trị bệnh thiếu máu cơ tim

thay đổi lối sống khỏe mạnh

Thay đổi lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống dinh dưỡng là một trong những cách điều trị đơn giản nhất. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi lối sống tích cực, lành mạnh bằng những cách sau:

  • Không hút thuốc.
  • Kiểm soát các bệnh lý liên quan: tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế chất béo xấu, ăn nhiều rau củ quả…
  • Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao.
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Tránh để cơ thể căng thẳng, mệt mỏi.

Điều trị thiếu máu cơ tim bằng thuốc

Để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim, bác sĩ thường chỉ định dùng các loại thuốc sau:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Nhóm nitrat
  • Nhóm chẹn beta
  • Ranexa (Ranolazine)
  • Nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACEi)

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp. Bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp nguy hiểm cho bản thân.

Xem ngay:  Thuốc bổ máu và những lưu ý khi sử dụng

Điều trị thiếu máu cơ tim bằng phẫu thuật

Đối với những trường thiếu máu cơ không đạt hiệu quả bằng việc sử dụng thuốc thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng phương pháp phẫu thuật để điều trị cho bệnh nhân. 3 phương pháp phẫu thuật được cân nhắc là:

  • Phẫu thuật cơ học: đây là phương pháp điều trị mới dành cho bệnh nhân mãn tính, có những triệu chứng nghiêm trọng, các biện pháp khác không hiệu quả hoặc không đủ điều kiện tiến hành phẫu thuật khác.
  • Phẫu thuật để nong và đặt stent: đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa một ống thông mỏng vào phần hẹp trong động mạch của bệnh nhân. Kế đó, bác sĩ sẽ dùng một sợi dây và quả bóng y khoa nhỏ luồn vào trong để mở rộng động mạch rồi đặt cuộn dây lưới (được gọi là stent) vào để giữ cho động mạch giãn mở ra.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch: phương pháp này được lựa chọn cho những bệnh nhân bị hở tim. Bác sĩ sẽ dùng một đoạn mạch từ bộ phận khác trong cơ thể để tạo ra một nhánh ghép cho máu lưu thông xung quanh khu vực bị tắc nghẽn.

Nguồn tham khảo:

Coronary Artery Disease – https://medlineplus.gov/coronaryarterydisease.html

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu