Ferrovit

Bà bầu bị đầy bụng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bà bầu bị đầy bụng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bà bầu bị đầy bụng, ơ hơi, chướng bụng khi mang thai là tình trạng không hề hiếm gặp. Nếu biết cách, mẹ bầu hoàn toàn có thể ngăn ngừa vấn đề tiêu hoá này xảy ra.

Khi mang thai, mẹ bầu dường như gặp phải hàng loạt các vấn khác nhau, từ đi tiểu nhiều lần, mất ngủ, buồn nôn cho đến hệ tiêu hoá hoạt động chẳng còn trơn tru như trước. Bà bầu bị đầy bụng cũng góp mặt trong danh sách các tình trạng khiến phụ nữ mang thai khó chịu. Vậy nguyên nhân là gì và làm thế nào để ngăn ngừa chứng đầy bụng?

Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc tương tự thì hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau nhé.

1. Nguyên nhân gây đầy bụng ở mẹ bầu trong thai kỳ

Tìm hiểu tại sao bà bầu hay bị đầy bụng khi mang thai gồm:

Ăn các thực phẩm khó tiêu

Một số loại thực phẩm có thể dẫn đến việc bầu bị đầy bụng khi mang thai. Nếu bạn ăn nhiều thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, các sản phẩm từ sữa hoặc đồ uống chứa nhiều đường trong khi mang thai, bạn có thể cảm thấy đầy hơi và chướng bụng đấy.

Mất cân bằng nội tiết tố khiến mẹ bầu bị đầy hơi

Nội tiết tố progesterone là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đầy bụng. Trong thời gian bầu bí, nội tiết tố progesterone có thể được tiết ra quá mức, có thể làm giãn cơ. Khi các cơ của ruột của bạn cũng giãn ra, quá trình tiêu hóa cũng sẽ chậm lại đáng kể. Thức ăn được tiêu thụ tồn đọng trong đường tiêu hóa lâu ngày khiến mẹ bầu bị đầy hơi khi mang thai.

Đái tháo đường thai kỳ

Trong thời gian bầu bí, lượng đường trong máu của phụ nữ thường tăng cao và nếu vượt mốc an toàn, bạn có thể mắc phải chứng đái tháo đường thai kỳ. Tình trạng sức khỏe này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu do ăn không tiêu, bụng có cảm giác bị đầy, nhất là giai đoạn nửa sau của thai kỳ.

Nguyên nhân gây đầy bụng trong thai kỳ

Tăng cân dễ làm mẹ bầu bị đầy bụng

Cảm giác thèm ăn khi mang thai hoặc tâm lý “ăn cho 2 người vô tình” sẽ khiến bạn dễ bị đầy bụng khi mang thai do lúc này phụ nữ mang thai tiêu thụ thực hơn mức bình thường.

Cơ thể thay đổi

Những thay đổi của cơ thể để đáp ứng cho quá trình mang thai cũng có thể dẫn đến khí hơi tích tụ trong hệ dạ dày. Khi bạn gần đến kỳ dự sinh, áp lực từ tử cung ngày càng lớn lên khoang bụng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và dẫn đến đầy bụng.

Tìm hiểu: Phụ nữ có thai nên ăn gì

2. Phụ nữ bị đầy bụng tác động đến thai nhi như thế nào?

Một số bà bầu thường xuyên bị đầy bụng và lo ngại tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến thiên thần nhỏ trong bụng thì cũng đừng quá phiền muộn bởi nếu không đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội, nôn mửa liên tục… thì hiện tượng tiêu hoá này chỉ khiến bạn khó chịu đôi chút mà thôi và em bé trong bụng vẫn sẽ phát triển bình thường.

Bà bầu bị đầy bụng tác động đến thai nhi như thế nào?

Tuy nhiên, nếu tình trạng bị đầy bụng khiến bạn bỏ bữa, chán ăn liên tục thì hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để bảo vệ sức khoẻ của mẹ lẫn con. Khi điều trị chứng đầy bụng cho bà bầu, các bác sĩ sẽ thực hiện từng bước như:

  • Đánh giá các triệu chứng và so sánh với mức độ khó chịu liên quan đến chướng bụng được coi là bình thường trong thai kỳ
  • Xác định xem có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cần điều trị hay không
  • Tư vấn chế độ ăn phù hợp để thuyên giảm đầy bụng khi mang thai như bổ sung thực phẩm nào, cần chia nhỏ bữa ăn hay không, cách ăn uống để cơ thể hấp thụ tốt nhất…
  • Đề nghị hoặc kê đơn thuốc điều trị. Đây được xem là bước cuối cùng trong liệu trình điều trị và các bác sĩ hạn chế sử dụng vì đôi khi thuốc sẽ mang lại những tác dụng không mong muốn cho thai nhi.

Xem ngay: Bà bầu bị đau đầu có nguy hiểm không?

3. Cách xử lý khi bà bầu bị đầy bụng

Các biện pháp giúp phụ nữ mang thai bị đầy hơi cảm thấy thoải mái hơn mà bạn có thể tham khảo gồm:

  • Bổ sung nước đầy đủ, ít nhất là 8 cốc nước mỗi ngày và ưu tiên nước lọc ấm
  • Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày trong khoảng từ 10 đến 15 phút để tránh vận động quá sức. Các môn thể dục bạn có thể thử như đi bộ, yoga.
  • Ngồi thẳng, không khom lưng và hạn chế nằm
  • Nới lỏng trang phục, nhất là khu vực bụng và ngực để cảm thấy thoải mái hơn
  • Uống một số loại trà thảo mộc có khả năng hỗ trợ giảm đầy bụng như trà bạc hà, trà lá mâm xôi, phúc bồn tử
  • Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như dưa hấu, táo, bột yến mạch, rau lá xanh và quả lê, măng tây, các loại đậu… Lượng chất xơ sẽ thay đổi tăng dần theo tình trạng đầy bụng. Tuy nhiên, không ăn một lần quá nhiều chất xơ mà nên chia nhỏ ra cho từng bữa ăn để đảm bảo cơ thể dễ dàng hấp thụ.
  • Uống nước hạt cỏ cari để trị bà bầu bị đầy hơi chướng bụng bằng cách cho 1 muỗng cà phê hạt vào 1 cốc nước, đợi khoảng vài tiếng và thưởng thức
  • Uống nước chanh ấm cũng là biện pháp trị đầy hơi chướng bụng khi mang thai khá hiệu quả. Bạn chỉ cần vắt nước cốt 1 quả chanh và thêm một cốc nước cộng thêm nửa thìa baking soda vào, khuấy đều cho đến khi muối nở tan hoàn toàn là dùng được.
Xem ngay:  Chóng mặt buồn nôn: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách xử lý khi bà bầu bị đầy bụng

4. Cách phòng ngừa chứng đầy bụng ở thai phụ

Các biện pháp để đề phòng mẹ bầu bị đầy bụng khó tiêu gồm:

  • Tránh hoặc giảm đồ uống chứa nhiều carbohydrate
  • Tránh thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Uống từ ly, hạn chế dùng ống hút
  • Chia nhỏ các bước ăn trong ngày thay vì ăn 1 bữa lớn
  • Tập yoga hoặc vận động nhẹ nhàng để kích thích hệ tiêu hoá
  • Hạn chế hoặc tránh thực phẩm có chứa chất làm ngọt nhân tạo
  • Uống nhiều nước để ngăn ngừa táo bón
  • Ăn chậm và nhai kỹ trong bữa ăn

Đầy bụng từ lâu đã được biết đến như một tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ có thai. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể được kiểm soát bằng nhiều cách khác nhau. Các mẹ bầu bị đầy hơi có thể áp dụng những cách bên trên để giúp thai kỳ trở nên dễ chịu hơn nhé. Chúc bạn có một thai kỳ thật khoẻ mạnh nhằm đón chào thiên thần nhỏ sắp ra đời.

Nguồn tham khảo

Gas and bloating during pregnancy – https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/gas-and-bloating-duringpregnancy_247

Is bloating in pregnancy normal? – https://www.medicalnewstoday.com/articles/bloating-in-pregnancy

Painful Gas Causes and Prevention During Pregnancy – https://www.verywellfamily.com/painful-gas-during-pregnancy-4179023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu