Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Trường Hanh
Mẹ sau sinh không nên xem nhẹ vấn đề thiếu máu bởi tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bạn cũng như khiến bạn không thể chăm sóc thiên thần nhỏ một cách trọn vẹn nhất.
Mang thai và sinh con ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của phụ nữ. Phục hồi sức khỏe sau khi sinh con là điều cần thiết để bạn có thể chăm sóc thiên thần nhỏ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, lại có không ít mẹ bỉm sữa lại gặp phải các vấn đề sức khỏe trong thời kỳ hậu sản, chẳng hạn như thiếu máu sau sinh.
Vậy vì sao tình trạng này lại xuất hiện và làm cách nào để chữa? Mời bạn tham khảo bài viết bên dưới để tìm ra câu trả lời cho mình nhé.
I. Nguyên nhân gây thiếu máu sau sinh
Một số thủ phạm và nguyên nhân chính khiến bạn bị thiếu máu sau sinh gồm:
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
Sắt được xem như một trong những yếu tố quan trọng cho quá trình sản xuất máu của cơ thể. Nếu trước và trong giai đoạn mang thai, bạn không bổ sung đủ chất sắt từ thực phẩm rất có thể đây là nguyên nhân khiến mẹ bỉm sữa bị thiếu máu sau sinh do thiếu sắt.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng sau sinh chưa phù hợp cũng góp phần khiến mẹ bỉm sữa bị thiếu máu do cơ thể thiếu hụt những khoáng chất, vitamin cần thiết.
Mất máu
Mất máu nhiều trong quá trình sinh nở cũng có thể khiến mẹ bỉm sữa bị thiếu máu trong một vài vài tháng đầu sau khi sinh.
Rối loạn hấp thụ
Trong trường hợp phụ nữ mắc phải những tình trạng rối loạn đường ruột như bệnh celiac, bệnh Crohn và bệnh viêm ruột sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt, từ đó dẫn đến chứng thiếu máu.
II. Dấu hiệu nhận biết thiếu máu sau sinh
Một số dấu hiệu và triệu chứng mà cơ thể đang “ngầm báo” cho biết bạn đang bị thiếu máu sau sinh:
- Khó chịu
- Chóng mặt buồn nôn
- Da nhợt nhạt
- Khó thở, thở nông
- Đầu óc kém minh mẫn
- Đau đầu thường xuyên
- Tim đập nhanh bất thường
- Hệ miễn dịch trở nên kém đi
- Luôn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức
- Tâm trạng không tốt, thậm chí là trầm cảm
- Giảm số lượng và chất lượng sữa mẹ (một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh tăng cân chậm)
Bạn có thể không gặp phải tất cả các triệu chứng này cùng một lúc, nhưng nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào được đề cập ở trên và không thể giảm nhẹ dù đã thử mọi cách, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh biến chứng không đáng có.
Những nguy cơ có thể xảy đến nếu như mẹ bỉm sữa sau khi sinh bị thiếu máu gồm:
- Phải truyền máu
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày
- Gây khó khăn cho lần mang thai tiếp theo, thậm chí là cả sinh non
Tìm hiểu: Bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy
III. Cách điều trị thiếu máu sau sinh
Một số biện pháp hỗ trợ điều trị thiếu máu mà bạn có thể tham khảo gồm:
Dùng viên uống bổ sung sắt
Viên uống bổ sung sắt là một trong những cách hữu hiệu để chữa chứng thiếu máu do thiếu sắt sau sinh. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể, biết được liều lượng phù hợp với cơ thể là bao nhiêu.
Ăn thực phẩm giàu chất sắt
Bạn hãy bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt dưới đây vào thực đơn cho mẹ sau sinh nhằm thúc đẩy quá trình tạo máu diễn ra thuận lợi hơn:
- Các loại đậu
- Quả mơ
- Quả bí ngô
- Đậu hũ
- Ngũ cốc
- Gạo lức
- Măng tây
- Khoai tây
- Bí đao
- Đậu Hà Lan
- Bánh mì nguyên cám
- Hàu
- Thịt gà
- Dâu tây
Hạn chế uống trà
Mẹ bỉm sữa nên hạn chế uống các loại trà đen, trà xanh trong thời gian hồi phục do bị thiếu máu sau sinh. Theo các chuyên gia, trà xanh chứa một thành phần gọi là tanin, ngăn cản hấp thụ sắt vào máu, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tạo máu.
Ngoài ra, bạn cũng không nên hấp thụ quá nhiều canxi bởi khoáng chất này cũng ngăn cản quá trình hấp thụ sắt.
Tham khảo: Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể
Ăn thực phẩm giàu vitamin C
Ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp tăng cường hấp thụ sắt trong cơ thể. Trái cây như cam và dâu tây là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào mà bạn không nên bỏ qua.
Uống nhiều nước
Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là điều cần thiết vì nó giúp duy trì lưu lượng máu hợp lý sau khi sinh. Bổ sung đủ chất lỏng sẽ ngăn cản tình trạng cục máu đông và bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng giúp giải quyết tình trạng đầy hơi khi bổ sung viên sắt nữa đấy.
Nguồn tham khảo:
1. Postpartum Anaemia – Symptoms, Causes and Treatment
https://parenting.firstcry.com/articles/postpartum-anemia-symptomscauses-and-treatment/