Cuộc sống hiện đại mang đến nhiều trải nghiệm cho bản thân, đây là khoảng thời gian bạn phải chăm lo cho sự nghiệp và chăm sóc sức khỏe gia đình. Để nâng cao sức khỏe gia đình bạn hãy cùng Iron Woman tìm hiểu 8 bí quyết “vàng” giúp chăm sóc sức khỏe gia đình thời hiện đại nhé.
1. Dinh dưỡng lành mạnh và hợp lý
Khi nói đến sức khỏe điều được mọi người liên tưởng đầu tiên chính là dinh dưỡng hàng ngày. Chế độ ăn uống giúp cơ thể bổ sung những dinh dưỡng cần thiết. Điều này giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, cung cấp năng lượng cho các cơ quan cần thiết.
Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và cân nặng lượng dinh dưỡng cung cấp mỗi ngày là khác nhau. Các dưỡng chất cần thiết bao gồm: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin, kẽm, magie, sắt… Mỗi dưỡng chất đều có những chức năng khác nhau, nhưng đều mang lại sức khỏe tốt cho gia đình bạn.
Đôi khi việc bổ sung dinh dưỡng từ chế độ ăn hàng ngày vẫn không đủ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể hoặc cơ thể bạn hấp thụ kém khiến bạn không khỏe. Do đó, bạn có thể bổ sung bằng những viên uống bổ sung khác. Giả như gia đình bạn có trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, người thiếu máu… ăn uống hầu không đủ để bổ sung sắt giúp sản xuất ra máu cho các hoạt động khác của cơ thể, do đó việc bổ sung sắt là điều rất quan trọng.
Ngoài chế độ dinh dưỡng ở mỗi bữa ăn, bạn còn phải chú ý đến thời gian ăn uống ba buổi để đồng hồ sinh học của bạn hoạt động tốt nhất. Vào những khoảng thời gian không phải bữa chính mà bạn đột nhiên đói bụng, bạn có thể lựa chọn ăn nhẹ bằng trái cây, một số loại hạt dinh dưỡng…
2. Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần
Cơ thể người chứa hơn 70% là nước, chúng rất quan trọng đối với cơ thể. Nước giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, thải độc tố thông qua hệ bài tiết, chúng còn giúp làn da bạn căng mịn, mềm mại.
Thiếu nước làm cản trở các hoạt động chuyển hóa của cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức, da bạn nhăn nheo, khô ráp. Đặc biệt thiếu nước còn gây ra một số loại bệnh như nhiễm trùng bàng quang, sỏi thận…
Trẻ con, thanh thiếu niên hầu như đều thích uống nước ngọt có gas như pepsi, cocacola hay trà sữa. Những đồ uống này hiển nhiên không thể thay thế nước hàng ngày bởi vì chứa nhiều đường hóa học và một số chất khiến trẻ dễ tăng cân. Bạn có thể hạn chế những thức uống này và thay chúng bằng những thức uống trái cây không những ngon miệng mà còn bổ dưỡng.
3. Làm sạch nhà cửa
Một cách chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu là là bạn luôn quan tâm đến môi trường sống xung quanh. Không nên xem nhẹ những hạt bụi, nấm mốc, lông thú cưng vì chúng đều là nguyên nhân gây dị ứng, hen suyễn, mẩn ngứa mà các thành viên trong gia đình gặp phải.
Vì thế, bạn nên dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, vệ sinh ở những nơi dễ bám bụi, trú ngụ của các tác nhân gây bệnh như sô pha, nệm, chăn, gối. Lau dọn phòng ốc gọn gàng cả những khung cửa sổ, nóc tủ quần áo…
Ngoài ra, để làm sạch không khí bạn có thể trồng thêm một số cây xanh trong phòng khách để cải thiện không khí. Bạn phải lưu ý, không trồng cây xanh trong phòng ngủ, vì ban đêm cây sẽ thải ra khí CO2 điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
4. Rửa tay sạch
Tay là bộ phận tiếp xúc thường xuyên với môi trường ngày như ăn uống, dùng điện thoại, làm việc… cũng vì thế đây là bộ phận được nhiều vi khuẩn, virus bám vào và gây ra một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch có cồn để loại bỏ những vi khuẩn gây hại là là khuyên được các chuyên gia đưa ra nhằm hạn chế nguyên nhân gây bệnh. Các chuyên gia khuyên chúng ta nên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tiếp xúc với môi trường ngoài… Mỗi lần rửa tay cần rửa hơn 20 giây cũng như lau khô sau khi rửa tay.
5. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là phần thiết yếu của cuộc sống. Thiếu ngủ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng, nó cũng là tác nhân làm tăng các bệnh như ung thư, đột quỵ, rối loạn thần kinh…
Không ngủ đủ giấc gây ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó làm giảm năng suất làm việc cũng như mức độ tập trung. Trẻ em ngủ không đủ giấc ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập, sa sút tinh thần, dễ căng thẳng.
Chính vì thế, bạn nên lên thời gian đi ngủ, thức dậy cho các thành viên trong gia đình. Nó không những giúp giấc ngủ các thành viên được đảm bảo, mà còn cải thiện được sức khỏe vô cùng hiệu quả giúp cuộc sống của gia đình thêm lành mạnh.
6. Tiêm phòng cho cả nhà
Với mục đích ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm, việc tiêm phòng vắc-xin là điều cần thiết ở mỗi gia đình. Đặc biệt, nếu bạn có một đứa con nhỏ, bạn cũng trẻ rất dễ mắc bệnh, bởi sức đề kháng của chúng chưa hoàn thiện, cũng như những biến chứng sẽ nặng hơn khi mắc bệnh.
Bộ Y tế thường khuyến các các gia đình có trẻ nhỏ nên đi tiêm phòng đúng thời hạn, để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các thành viên khác trong gia đình cũng nên được tiêm phòng ở độ tuổi thích hợp để bảo vệ sức khỏe cả nhà.
7. Khám sức khỏe định kỳ
Muốn chăm sóc sức khỏe gia đình mình, bạn cần lưu ý việc khám sức khỏe định kỳ cho mọi người. Khám sức khỏe định kỳ giúp chẩn đoán sớm những bệnh nan y như: tiểu đường, xơ gan, ung thư, cao huyết áp, suy thận, các bệnh về tim mạch, rối loạn nội tiết và cả các rối loạn về tâm thần kinh…
Khám định kỳ là cách chăm sóc sức khỏe gia đình của nhiều người hiện nay bởi vì phát hiện được những bệnh nguy hiểm kịp thời, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Đồng thời, khám sức khỏe định kỳ phát hiện một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh, giúp bạn phòng ngừa cũng như cải thiện sức khỏe của người thân yêu.
8. Chuẩn bị cho tủ thuốc gia đình
Mỗi gia đình nên trang bị trong nhà một tủ thuốc gia đình để xử lý một số tình huống cần thiết như:
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: đây là những loại thuốc thông dụng được bán dưới dạng không kê đơn ở nhiều nhà thuốc. Những loại thuốc này giúp hạ sốt khẩn cấp, giảm đau trong trường hợp bạn không thể đến bệnh viện ngay được. Tuy nhiên, bạn nên tuân theo hướng dẫn sử dụng hoặc sự tư vấn từ những chuyên gia.
- Thuốc tiêu hóa: tình trạng ăn uống không theo giờ giấc dễ khiến hệ tiêu hóa gặp phải các vấn đề như đầy bụng, khó tiêu. Một viên thuốc tiêu hóa giúp bạn giải quyết được vấn đề này một cách dễ dàng, làm bạn thoải mái hơn.
- Thuốc sát trùng: những loại thuốc sát trùng phổ biến như cồn ethanol 70 độ, oxy già, betadine dùng để sát trùng những vết thương ngoài da, giúp xử lý những vết thương nhỏ, chống nhiễm trùng.
- Bông, gạc, băng y tế: đây là những dụng cụ cần thiết dùng để xử lý vết thương hiệu quả.
- Thuốc da liễu: một số loại thuốc dùng để bôi ngoài da khi bị muỗi đốt, côn trùng cắn. Thuốc trị bỏng để xử lý ngay khi bị bỏng nhẹ giúp vết bỏng không bị phồng rộp.
- Thuốc sắt: bổ sung sắt cho trẻ ở tuổi dậy thì, phụ nữ trong thời kỳ hành kinh, mang thai và người thiếu sắt. Việc bổ sung sắt giúp sản xuất hồng cầu, bổ sung lượng máu đã mất trong những thời kỳ của chị em phụ nữ.
- Ngoài ra bạn còn nên trang bị nhiệt kế, kéo sạch, máy đo huyết áp, nước muối sinh lý… trong tủ thuốc để dùng khi cần thiết.
Tủ thuốc gia đình nên đặt ở nơi thoáng mát, dễ thấy, xa tầm tay trẻ em. Bạn cũng nên ghi chú sử dụng từng loại thuốc để người thân sử dụng dễ dàng cũng như an toàn nhé.
Nguồn tham khảo:
5 Tips for Keeping Your Family Healthy – https://vocal.media/longevity/5-tips-for-keeping-your-family-healthy