Ferrovit

Bí quyết giúp nguồn sữa mẹ dồi dào và đủ chất cho bé

Bí quyết giúp nguồn sữa mẹ dồi dào và đủ chất cho bé

“Làm sao để có nhiều sữa cho con bú?” chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều bà mẹ mới sinh do sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng sữa, trong đó chế độ dinh dưỡng của người mẹ chính là cách làm nhiều sữa mẹ hiệu quả.

Vì sao sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trong sữa mẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng với tỷ lệ phù hợp cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

  • Chất béo: giúp bé phát triển, hỗ trợ tiêu hoá và phát sinh năng lượng.
  • Chất đạm: đạm whey trong sữa mẹ giúp bé tiêu hoá dễ dàng. Taurine là một loại protein rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé.
  • Vitamin và khoáng chất: giúp trẻ dễ hấp thụ và tăng sức đề kháng.

Sữa mẹ còn có chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các căn bệnh, chẳng hạn như nhiễm trùng tai, tiêu chảy, bệnh hô hấp và dị ứng. Điều này rất quan trọng do lúc này hệ thống phòng vệ tự nhiên của bé chưa hoàn thiện.

Trong sữa mẹ có các probiotics, hỗ trợ cho sự phát triển hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột và hệ miễn dịch của bé. Ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng và bảo vệ bé khỏi dị ứng.

Sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn sữa công thức do trong sữa công thức không có men bifidobacterium như sữa mẹ. Đại tràng của trẻ sơ sinh ít acid nên không thể tiêu hoá hết lượng đạm và bột đường trong sữa công thức, khiến bé dễ bị táo bón.

Bên cạnh đó, thành phần sữa mẹ sẽ thay đổi trong khi bé bú mẹ. Những giọt sữa đầu tiên loãng như nước, giúp bé dịu cơn khát. Sau đó, hàm lượng chất béo và năng lượng tăng dần lên và cao nhất là ở phần sữa cuối, giúp bé no bụng hơn.

Những yếu tố quyết định chất lượng nguồn sữa mẹ

yếu tố quyết định chất lượng sữa mẹ

Bên cạnh yếu tố cơ địa của người mẹ thì chế độ dinh dưỡng, thời gian sinh hoạt cũng như cách cho con bú hoàn toàn có thể tác động đến chất lượng của nguồn sữa mẹ.

Khi em bé sắp chào đời, mẹ nên tìm hiểu về cách cho bé ngậm đúng khớp vú, các tư thế bế bé bú đúng cách, cũng như những thực đơn mẹ mà mẹ cần bổ sung để có được nguồn sữa dồi dào cho bé yêu.

Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú?

Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú?

Để giải đáp cho thắc mắc “Làm sao để có nhiều sữa cho con bú?”, các mẹ mới sinh hãy tham khảo các món ăn lợi sữa dưới đây. Dinh dưỡng chính là một trong những cách làm nhiều sữa mẹ hiệu quả đấy!

Cà rốt, củ cải và khoai lang: Đây là những thực phẩm lợi sữa rất giàu beta-carotene, giúp cho gia tăng chu kỳ sản xuất sữa và tăng chất lượng sữa mẹ. Đặc biệt, cà rốt còn chứa phytoestrogen có tác dụng kích thích sữa về. Một ly nước ép cà rốt mỗi ngày không những giúp sữa mẹ ngọt thơm hơn mà còn giúp cải thiện làn da sau sinh của mẹ.

Các loại rau lá màu xanh đậm: Rau xanh đậm điển hình như cải bó xôi và cải xoăn đều chứa nhiều vitamin, khoáng chất, các enzyme và phytoestrogen. Các chất này đều rất cần thiết cho quá trình tiết sữa mẹ.

Rau thì là: Loại rau này là thực phẩm lợi sữa, có tác dụng giúp sữa mẹ đặc và thơm hơn. Mẹ hãy sao khô lá thì là để nấu trà uống hoặc dùng thì là để nêm các món canh cháo sẽ giúp tăng tiết sữa và làm mùi vị của sữa mẹ thơm ngon hơn.

Lá bồ công anh: Đây là loại thảo dược có nhiều thành phần dinh dưỡng như protein và các khoáng chất như sắt, canxi, vitamin A, C và vitamin nhóm B. Lá bồ công anh giúp mẹ lợi sữa, làm sữa mẹ đặc sánh hơn, giúp bé tăng cân tốt hơn. Ngoài ra, bồ công anh còn là loại lá chữa tắc tia sữa rất hiệu quả.

Xem ngay:  Bệnh thiếu máu bất sản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Lá rau ngót: Có giá trị dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như protein, canxi, chất béo, photpho, sắt, vitamin A, B và C. Lá rau ngót được xem là thực phẩm lợi sữa có tác dụng khơi thông dòng sữa của người mẹ mới sinh, chữa vết loét, hạ sốt, và sót nhau, máu bẩn sau khi sinh…

Gừng: Có ích với các mẹ đang cho con bú. Mẹ có thể thêm gừng vào bữa ăn hoặc uống trà gừng, ăn mứt gừng…

Các loại ngũ cốc: Yến mạch và lúa mạch cũng là những thực phẩm lợi sữa, có khả năng tăng cường sản xuất sữa.

Gạo lứt: Đây là một trong những thực phẩm lợi sữa rất giàu vitamin nhóm B và các nguyên tố vi lượng tốt cho cơ thể như natri, magie… Mẹ có thể ăn cơm gạo lứt, gạo lứt rang hoặc sữa gạo lứt…

Các loại đậu: Đậu xanh và đậu lăng không chỉ là những nguồn protein tuyệt vời mà còn tốt cho sữa mẹ.

Các loại quả hạch: Hạnh nhân và hạt điều thúc đẩy nguồn cung cấp sữa. Mẹ nên chọn các loại hạt thô thay vì hạt đã rang để tận dụng được nguồn dưỡng chất một cách tốt nhất. Bạn có thể chế biến các loại hạt thô này thành các sản phẩm sữa hạt, điển hình là sữa hạnh nhân, sữa hạt điều…

Các loại cá béo: Cá béo như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ… rất giàu omega-3, cực kỳ tốt cho nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, bà bầu nên lưu ý tránh ăn những loại cá được đánh bắt ở các vùng biển ô nhiễm, chứa quá nhiều thủy ngân, dioxin… Vì thế, để đảm bảo an toàn, các mẹ bầu nên chọn cá hồi tự nhiên, cá mòi, cá ngừ, cá trích… được đánh bắt ở những vùng biển sạch.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chia bữa ăn hợp lý thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Hạn chế ăn các món nướng và rán. Đồng thời, mẹ nên uống nhiều nước, từ 2-2,5 lít/ngày (8-10 cốc) để lượng sữa tiết ra nhiều hơn. Mẹ có thể uống sữa, nước trái cây, nước rau luộc, nước đun sôi để nguội, hạn chế các thức uống có caffeine như trà, cà phê.

Làm gì để mẹ không mất sữa sau sinh?

Làm gì để mẹ không mất sữa sau sinh?

Tình trạng mất sữa sau sinh xảy ra do nhiều yếu tố như di truyền, gen hoặc do cấu tạo bầu ngực của người mẹ. Có nhiều biện pháp để giúp mẹ hạn chế tình trạng này và các cách làm nhiều sữa mẹ.

Với những mẹ mất sữa không phải do gen hay di truyền thì chế độ ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý, cùng với việc cho con bú liên tục nhiều lần trong ngày cũng sẽ giúp mẹ có sữa lại.

Stress và sự thiếu quan tâm của gia đình, người chồng cũng là một nguyên nhân khiến mẹ mất sữa sau sinh. Vì vậy, mẹ cần tâm sự với gia đình, nghiên cứu và chuẩn bị sẵn sàng tâm lý làm mẹ, chăm con. Mẹ cần coi trọng giấc ngủ, nghỉ ngơi hợp lý sau khi cho con bú, tập thể dục, sắp xếp công việc để tránh bị stress.

Trước khi cho con bú, mẹ cần mát xa ngực để kích thích bầu ngực tiết sữa. Sau khi bé bú xong, mẹ nên vắt hết sữa còn lại trong bầu ngực để tránh gây viêm tuyến vú, tắc tia sữa. Ngoài ra, mẹ có thể chườm khăn ấm lên ngực để tránh mất sữa.

Xem thêm:

Mang thai lần đầu và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu trong thai kỳ

Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ


Nguồn tham khảo:

Breastfeeding: How to Increase Your Milk Supply – https://www.webmd.com/parenting/baby/ss/slideshow-increase-milk-supply

Foods to Increase Breast Milk Supply – https://www.verywellfamily.com/foods-that-increase-breast-milk-supply-431598

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu