Ferrovit

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA THIẾU MÁU THIẾU SẮT BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA?

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA THIẾU MÁU THIẾU SẮT BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA?

Sắt là khoáng chất cần thiết đối với các cơ quan trong cơ thể, tủy xương cần sắt để tạo ra tế bào hồng cầu. Sắt cũng giúp cơ bắp dự trữ và sử dụng oxy. Khi bị thiếu máu thiếu sắt, lượng oxy vận chuyển trong cơ thể sẽ giảm xuống dẫn đến giảm năng lực, trí lực và thể lực.Trong đó, hoạt động của tim mạch, não bộ và thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Biến chứng thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng đến cơ thể

Tim mạch

Thiếu máu thiếu sắt có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc bất thường. Khi đó, tim phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy mang trong máu khi đang bị thiếu máu. Ở những người bị bệnh động mạch vành – thu hẹp của động mạch cung cấp máu cho cơ tim – không được kiểm soát thiếu máu có thể dẫn đến đau thắt ngực.

(Nguồn ảnh www.dkn.tv)

Thai sản

Thiếu máu tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con. Vì vậy, người ta đã coi thiếu máu thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén là một đe dọa sản khoa. Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, hiện có khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu, chủ yếu là thiếu máu do thiếu sắt. Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng bị thiếu máu thường gặp nhất. Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai và 28,8% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại Việt Nam thiếu máu thiếu sắt.

Nguồn thanhnien.vn

Trí tuệ

Thiếu máu do thiếu sắt làm giảm 10-30% năng suất lao động do khả năng tư duy và nhận thức của não bộ đều bị giảm sút.

Xem ngay:  Dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt trong ngày 'đèn đỏ'

Thực hiện nghiên cứu trên 5.400 em từ 6 đến 16 tuổi, các nhà khoa học Mỹ thấy rằng khi làm bài kiểm tra toán, các em thiếu sắt có khuynh hướng bị điểm dưới trung bình cao gấp hai lần so với các em khác. Các em bị thiếu sắt sẽ kém tập trung, hay ngủ gật trong giờ học, học bài khó nhớ, mau quên. Cơ bắp không đủ oxy nên các em sẽ mau mệt khi hoạt động thể lực.

Nguồn Ngaynay.vn

Cách phòng tránh thiếu máu thiếu sắt

Biến chứng của thiếu máu thiếu sắt là vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên khi bệnh còn ở giai đoạn đầu, với các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, da xanh xao, rụng tóc,… thì lại dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Nên đẻ phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của thiếu máu thiếu sắt, chúng ta cần bổ sung sắt mỗi ngày thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên thường xuyên ăn các món ăn được chế biến từ thịt đỏ, trứng, rau xanh đậm hay các loại đậu. Hoặc với bé gái tuổi dậy thì, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ có thai và sau sinh là các đối tượng có nhu cầu sắt cao hơn bình thường, không thể cung cấp đủ sắt qua bữa ăn thường ngày, thì nên bổ sung thêm viên sắt bổ máu.

Ngoài ra, nên lưu ý dùng thêm trái cây tươi giàu vitamin C sau bữa ăn nhằm tăng khả năng hấp thu chất sắt và hạn chế uống trước trà đặc hay cà phê vì chúng làm hạn chế việc hấp thu sắt.

Tham khảo thêm: https://ferrovit.com.vn/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu