Xuất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh lý xảy ra khi cơ thể bị rối loạn miễn dịch. Bệnh này có thể gây ra nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Trẻ em, người lớn đều có khả năng mắc bệnh như nhau.
1. Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?
Xuất huyết giảm tiểu cầu là một tên gọi khác của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch – một bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch.
Theo cơ chế thông thường, khi cơ thể bị vi trùng, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập, các tế bào bạch cầu tạo ra một chất kháng thể để chống lại và loại trừ các rủi ro gây bệnh cho cơ thể. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chúng sẽ lầm tưởng cơ quan hay bộ phận nào đó trong cơ thể là sinh vật lạ, từ đó sinh ra kháng thể chống lại cơ quan, bộ phận đó. Trong trường hợp này, người bệnh tự sinh ra kháng thể chống lại tiểu cầu. Các kháng thể được gắn vào tiểu cầu và làm tiểu cầu bị phá hủy ở lách, làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Hậu quả dẫn đến, cơ thể dễ bị chảy máu hơn bình thường, dù chỉ có một tác động nhẹ.
2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Trong điều kiện sinh hoạt bình thường rất khó để biết cơ thể có mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu hay không do không thấy có dấu hiệu bất thường. Nếu có, người bệnh chỉ phát hiện số lượng tiểu cầu giảm thấp thông qua xét nghiệm.
Trong đa số trường hợp, người bệnh dễ bị chảy máu ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng:
- Chấm xuất huyết ngoài da
- Bầm da
- Chảy máu nướu răng
- Rong kinh
- Tiểu máu
- Ói máu
- Xuất huyết não
3. Nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Trên thực tế, nguyên nhân chính xác gây nên bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh này nhìn chung được xem là bệnh tự miễn, nghĩa là bệnh này xảy ra khi một số tế bào của hệ miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại tiểu cầu.
Ở trẻ em, nếu nhiễm virus hay mắc các bệnh như quai bị, cúm, thường gây ra bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, sau đó bệnh tự biến mất.
Ở người lớn, bệnh này có thể xảy ra khi bị nhiễm virus, đặc biệt là những người mắc bệnh lý liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch thì càng dễ mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
Việc sử dụng một số loại thuốc trong khi mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài có thể dễ dẫn đến bệnh mãn tính.
4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
Giới tính: nữ giới thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới
Trẻ em bị nhiễm virus như sởi, quai bị, virut viêm đường hô hấp
Ngoài ra, nếu không có các yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ không mắc loại bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên làm xét nghiệm, thăm khám bác sĩ định kỳ.
5. Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu
Phương pháp nào dùng để điều trị bệnh:
Có rất nhiều phương pháp điều trị, nhìn chung, liệu trình điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Trẻ em thường không cầ n điều trị bệnh này. Ở người lớn, loại thuốc phổ biến được sử dụng là steroid. Nếu steroid không có tác dụng, các loại thuốc khác như globulin miễn dịch có thể được tiêm vào tĩnh mạch. Nếu những biện pháp này vẫn không hiệu quả, lá lách có thể cần phải được cắt bỏ. Tuy nhiên, một số người trưởng thành khỏe mạnh có thể tự khỏi bệnh mà không cần điều trị.
Những kỹ thuật y tế dùng để điều trị bệnh
Các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán qua bệnh án và kiểm tra thể trạng. Xét nghiệm máu để đo lượng tiểu cầu và tìm kiếm nguyên nhân gây ra bệnh. Các chuyên gia huyết học có thể trích máu từ tủy xương ở gần hông để kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi. Bác sĩ có thể thực hiện chụp cắt lớp hay còn gọi chụp CT để xem xét lá lách và các cơ quan khác.
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, nhìn chung không nguy hiểm và có thể tự khỏi nếu bạn có một cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch vững chắc. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh trong thời gian dài và tần suất lặp lại nhiều, bạn cần thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Immune thrombocytopenic purpura (ITP) – https://medlineplus.gov/ency/article/000535.htm
Immune thrombocytopenia (ITP) – https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/idiopathic-thrombocytopenic-purpura/diagnosis-treatment/drc-20352330