Ferrovit

Thiếu máu khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ và bé?

Thiếu máu khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ và bé?

Thiếu máu khi mang thai là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng tại nhiều quốc gia. Bởi trong thai kỳ, tổng nhu cầu khối lượng máu tăng cao để đáp ứng cho sự phát triển của bé cũng như sức khỏe của mẹ. Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu thai kỳ. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ thiếu máu lên tới 42%, riêng ở phụ nữ mang thai là 52%, trong đó, thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu điển hình và phổ biến nhất.

Tình trạng thiếu máu khi mang thai

tình trạng thiếu máu trong thai kỳ

Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, hiện có khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu, chủ yếu là thiếu máu do thiếu sắt. Và theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy lượng sắt và axit folic trong khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai nhiều địa phương chỉ đạt khoảng 40% nhu cầu khuyến nghị.

Tình trạng thiếu máu thiếu sắt ngày càng phổ biến và phụ nữ và trẻ em là những đối tượng dễ mắc thiếu máu thường gặp. Có thể nói thiếu máu khi mang thai là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng tại nhiều quốc gia.

Bình thường lượng sắt hấp thu qua đường ăn uống chỉ khoảng từ 5 – 15% nên không cung cấp đủ nhu cầu chất sắt cho cơ thể. Nhất là khi mang thai bà mẹ bị nghén, mệt mỏi cũng dẫn đến tình trạng bà bầu bị thiếu máu thiếu sắt. Nhu cầu sắt tăng nhiều nhất ở tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, nhưng chế độ ăn khó đáp ứng đủ nên nhu cầu sắt tăng cao đến 5 – 7 lần.

Cơ thể chúng ta cần sắt để tạo Hemoglobin – một protein quan trọng của hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô. Thiếu máu ở bà bầu không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho trẻ sau này. Chính vì vậy việc duy trì hemoglobin trong giới hạn bình thường là rất quan trọng.

Xem ngay:  Người thiếu máu não nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm không?

bà bầu thiếu màu

Bà bầu bị thiếu máu là có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con. Với thiếu máu nhẹ, sẽ không có gì nguy hiểm cho cả mẹ và bé, chỉ khó chịu trong vấn đề mẹ hơi chóng mặt một chút, nhưng với bà bầu bị thiếu máu nặng, có nhiều nguy cơ đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé như:

  • Tăng nguy cơ sảy thai: Thiếu máu khi mang thai do thiếu sắt và axit folic sẽ làm tăng khả năng sảy thai và dị tật thai nhi ở trẻ. Nếu mẹ có tình trạng bong nhau non thì rất dễ bị sảy thai, mất con.
  • Nhau tiền đạo: Bà bầu thiếu máu khi mang thai có nguy cơ bị nhau tiền đạo (nhau bám vào đáy tử cung) sẽ cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ. Tình trạng này làm tăng nguy cơ chảy máu tử cung, sinh non, thậm chí tử vong cho mẹ và bé nếu không được mổ lấy thai ra kịp thời.
  • Bong nhau non: Thiếu hụt lượng axit folic (Vitamin B9) ở bà bầu sẽ làm tăng khả năng bong nhau non. Tình trạng này dễ khiến thai bị bong, tách khỏi tử cung dễ dẫn đến biến chứng mẹ bầu bị chảy máu nặng, sảy thai hoặc sinh non.
  • Huyết áp thai kỳ: Bệnh huyết áp cao khá nguy hiểm với bà bầu, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ. Khi lượng máu không được bơm đủ đi khắp cơ thể, thiếu máu sẽ gây ra tình trạng mẹ bầu bị huyết áp cao. Bệnh gây các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, thai chậm phát triển…
  • Tiền sản giật: Huyết áp cao là nguyên nhân chính gây tiền sản giật ở bà bầu do cơ thể mẹ thiếu máu. Bệnh lý này khá nguy hiểm, dễ dẫn đến nguy cơ thai bị chết lưu, đẻ non, thai chậm phát triển và dễ gây nguy hiểm cho mẹ khi sinh nở.
  • Vỡ ối sớm: Nếu mẹ bầu bị nhau tiền đạo do thiếu máu, sẽ có nguy cơ vỡ ối sớm hơn ngày dự sinh. Nếu mẹ vỡ ối trước ngày dự sinh 1 – 7 ngày thì không nguy hiểm, tuy nhiên mẹ vỡ ối trước 1 – 2 tháng sẽ khiến bé bị đẻ non, thiếu oxy và tăng khả năng nhiễm khuẩn ở cả mẹ và bé.
  • Nguy cơ băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản: Đây là biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng bà bầu khi bị thiếu máu trầm trọng. Lượng máu cơ thể cần không đáp ứng đủ, cùng với một số nguyên nhân như tử cung có u xơ, mang đa thai… sẽ dẫn đến băng huyết, nhiễm trùng sau sinh cao. Tình trạng này có thể là nguy cơ đe dọa đến tính mạng mẹ bầu bị thiếu máu.

Vì vậy, các bác sĩ đã coi thiếu máu thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén là một đe dọa sản khoa.

Bà bầu thiếu máu ảnh hưởng gì đến thai nhi?

bà bầu bị thiếu máu ảnh hưởng đến thai nhi

Nếu tình trạng bà bầu thiếu máu xảy ra, thai nhi có nguy cơ sẽ gặp phải một số vấn đề như:

  • Các khuyết tật ống thần kinh
  • Khuyết tật tim bẩm sinh
  • Sứt môi và hở hàm ếch
  • Chậm phát triển
  • Sinh non (đối với trường hợp mẹ bầu thiếu máu nặng)
  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao

Trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài tới phát triển trí não và hậu quả của nó có thể tiếp tục làm suy giảm khả năng học tập của trẻ do khiếm khuyết trong quá trình hình thành myelin do thiếu sắt.  Ngoài ra, mẹ bầu thiếu máu khi mang thai sẽ làm tăng khả năng suy thai và dễ gây biến chứng nguy hiểm cho bé như: não trẻ có vấn đề, hoặc thai chết lưu…

Khi còn trong tử cung của mẹ, cơ thể thai nhi đã bắt đầu tích trữ sắt để sau khi ra đời tạo thành huyết sắc tố. Lượng tích trữ sắt của bé sơ sinh đủ tháng bình thường là 250 – 300mg, lượng này đủ cho nhu cầu tạo huyết 3 – 4 tháng sau sinh. Nếu lượng sắt tích trữ không đủ (do sinh non, sinh đôi, do mẹ thiếu máu thai kỳ) đều dễ phát sinh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh.

Hơn nữa, sau khi sinh, sữa mẹ là nguồn cung cấp chất sắt duy nhất. Sữa mẹ tuy có ít sắt nhưng được cơ thể trẻ hấp thụ hoàn toàn. Nếu trẻ không được bú mẹ đầy đủ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến bệnh thiếu máu. Đặc biệt, nếu trẻ không bú mẹ mà ăn sữa ngoài (ăn sữa bò) và bị dị ứng với sữa ngoài thì có thể bị thiếu máu mạn tính.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ hiểu rõ về sự ảnh hưởng nghiêm trọng của thiếu máu thiếu sắt khi mang thai. Và để kiểm soát tình trạng thiếu máu thiếu sắt và thiếu vi chất dinh dưỡng mẹ bầu cần chủ động có chế độ ăn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng, bổ sung viên sắt và axit folic.

Xem ngay:  Cách bổ sung sắt cho người bị bệnh thiếu máu

Nguồn tham khảo:

Anemia and iron deficiency: effects on pregnancy outcome – https://academic.oup.com/ajcn/article/71/5/1280S/4729385

Iron deficiency in pregnancy – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4989769/

The impact of maternal iron deficiency and iron deficiency anemia on child’s health – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4375689/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu