Suy nhược cơ thể là tình trạng bệnh thường gặp biểu hiện bởi sự mệt mỏi cực độ, mất năng lượng kéo dài, do chế độ sinh hoạt không khoa học và ăn uống thiếu dưỡng chất. Tuy nhiên, những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Vậy nguyên nhân nào gây suy nhược cơ thể và triệu chứng của suy nhược cơ thể như thế nào? Các bạn hãy cùng Iron Woman tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Suy nhược cơ thể là gì?
Suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi kéo dài thường xuyên (có thể ít nhất 6 tháng) khiến bạn cảm thấy kiệt sức, không còn năng lượng cho bất kỳ hoạt động gì. Sự mệt mỏi làm cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn suy kiệt và dù đã nghỉ ngơi nhưng bạn cũng sẽ không thấy đỡ hơn.
Suy nhược nếu cứ kéo dài mãi, bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, mệt mỏi kiệt sức. Từ đó, dẫn đến những hệ luỵ như tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác,…
Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng trên, nhất là những người sức khỏe yếu, thường xuyên chịu áp lực công việc. Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi ở nam và nữ, trong đó độ tuổi từ 20 – 40 có nguy cơ cao nhất, theo nghiên cứu, phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.
Có một số đối tượng dễ bị suy nhược như: người già, người vừa trải qua phẫu thuật, tiểu phẫu hoặc những người hay bị ốm vặt. Họ có thể bị chán ăn, thiếu máu hoặc hay cảm thấy mệt mỏi. Càng ngày, những đối tượng này càng cảm thấy mệt mỏi, thiếu chất dinh dưỡng, hậu quả là cơ thể suy nhược.
Ngoài ra, những người phải làm việc quá sức, chịu nhiều áp lực, căng thẳng trong cuộc sống cũng có nguy cơ mắc bệnh. Bởi vì, tinh thần của họ không ổn định, không có thời gian nghỉ ngơi cho nên mất hết năng lượng làm việc. Bên cạnh đó, những người này cũng ăn uống thiếu dinh dưỡng và làm cơ thể ngày càng mệt mỏi, kiệt sức.
Triệu chứng suy nhược cơ thể
Có thể nhận biết được tình trạng suy nhược cơ thể qua những triệu chứng dưới đây:
- Đau nhức cơ thể thường xuyên và kéo dài hơn 6 tháng.
- Dễ mắc bệnh do cơ thể thiếu dưỡng chất thiết yếu dẫn đến suy giảm miễn dịch.
- Gặp phải các vấn đề về da như: nám sạm, xanh xao, thiếu sức sống, xuất hiện mụn và nếp nhăn: đó là do cơ thể mệt mỏi, kiệt sức làm rối loạn nội tiết, các dưỡng chất thiết yếu cho làn da không được sản sinh.
- Mệt mỏi, kiệt sức, hay đổ mồ hôi trộm, hoa mắt, chóng mặt, đôi khi ngất xỉu.
- Đau đầu và mất ngủ liên tục, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, trằn trọc, mất ngủ hằng đêm.
- Cảm giác chán ăn, đồ ăn không ngon miệng và cơ thể cũng hấp thu được rất ít chất dinh dưỡng, dẫn đến sụt cân nhanh chóng.
- Dấu hiệu phổ biến đi kèm với suy nhược cơ thể đó là đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Suy nhược khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, thức ăn ăn vào không tiêu hóa được gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón…
Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể
Một số nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược như thiếu máu thiếu sắt, hạ đường huyết, nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân, suy giảm miễn dịch thứ phát, thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, huyết áp thấp…
Tuy nhiên trên thực tế, đa số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng hay từ căn bệnh cụ thể nào. Suy nhược cơ thể cũng có thể không đo lường được như do nhiễm virus, viêm khớp dạng thấp hay mắc bệnh lupus ban đỏ.
Tìm hiểu thêm: MỆT MỎI KHI MANG THAI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ
Các yếu tố nguy cơ gây suy nhược
Ngoài các nguyên nhân dẫn đến suy nhược kể trên, còn có các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây suy nhược như:
- Trầm cảm hay rối loạn lo âu có nguy cơ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi trầm trọng hơn. Phụ nữ sau khi sinh em bé thường có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sẽ khiến bạn chán nản, uể oải cả ngày, ăn nhiều hoặc ít hơn bình thường, rối loạn giấc ngủ cùng những triệu chứng suy nhược như hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh, đổ mồ hôi nhiều…
- Mang thai cũng là nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược. Phụ nữ mang thai thường có mức dự trữ năng lượng thấp và nhu cầu dinh dưỡng cao, nhất là chất sắt. Nếu không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, kịp thời thì dễ dẫn tới suy nhược và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ… dễ dẫn đến bệnh này.
- Ngoài ra, vấn đề tuổi tác cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị suy nhược. Khi tuổi càng cao tình trạng oxy hóa trong cơ thể diễn ra càng nhanh, khả năng cân bằng nội môi càng kém khiến cơ thể dễ bị suy nhược.
Biện pháp điều trị suy nhược
Suy nhược kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể mãn tính, gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Để cải thiện suy nhược cơ thể, người bệnh cần đến bệnh viện để khám sức khỏe định kỳ cũng như xác định rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này và được bác sĩ kê thuốc và tư vấn một số hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau:
- Bồi bổ cơ thể: Tăng cường các loại đồ ăn giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều yếu tố cần thiết cho quá trình tạo máu như thịt nạc, sữa, trứng gà, đậu tương,… để khắc phục tình trạng suy nhược. Bên cạnh đó bạn cũng cần bổ sung các vitamin nhóm B có tác dụng hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cho tế bào. Cụ thể, vitamin B12 thúc đẩy chức năng của hệ thống thần kinh, kích thích ngon miệng, tăng cường trí nhớ và sự tập trung. Vitamin B6 hỗ trợ cho việc sử dụng chất đạm và tạo hồng cầu. Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất từ thực phẩm, bạn cũng có thể sử dụng các viên uống bổ sung sắt, vitamin B12 và vitamin B9 (axit folic) để đảm bảo nhu cầu hằng ngày của cơ thể, nhất là phụ nữ mang thai.
- Chế độ nghỉ ngơi phù hợp: Cần cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp với tình trạng của cơ thể. Không nên làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và làm cho tình trạng suy nhược cơ thể trở nên nghiêm trọng hơn.
- Vận động cơ thể thường xuyên: Việc vận động cơ thể bằng các bài tập nâng cao thể trạng, các động tác nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, phổi, cơ bắp… Thiền, yoga, chạy bộ, đạp xe là những bài tập thể dục được các chuyên gia khuyến khích áp dụng để cải thiện tinh thần và tâm trạng.
- Giữ tinh thần thoải mái: Giảm áp lực công việc để tinh thần thoải mái. Không tạo áp lực cho bản thân, không nên thức đêm nhiều, tốt nhất là ngủ sớm, đủ giấc (7 tiếng một đêm) và ngủ sâu. Không hút thuốc, uống rượu bia.
Nguồn tham khảo:
Chronic fatigue syndrome – https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-fatigue-syndrome/symptoms-causes/syc-20360490
CFS (Chronic Fatigue Syndrome) – https://www.healthline.com/health/chronic-fatigue-syndrome
Pynocarewhite – Pynocarewhite thực phẩm chức năng dưỡng da trắng sáng