Ferrovit

Bà bầu bị cảm cúm có nguy hiểm không?

Bà bầu bị cảm cúm có nguy hiểm không?

Bà bầu bị cảm cúm thường có thể sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, phụ nữ mang thai cần phải tìm hiểu các phương điều trị cảm cúm sao cho an toàn nhất.  

Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân gây hại. Khi mang thai, hệ thống miễn dịch thay đổi để có thể bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi. Khi đó, hệ thống sẽ phải  làm việc cho cả mẹ lẫn bé nên dẫn đến hệ miễn dịch của mẹ suy yếu, cơ thể mẹ sẽ dễ gặp các căn bệnh về nhiễm trùng. Cảm cúm/ cảm lạnh là một trong những căn bệnh đó. Khi  bà bầu bị cảm cúm thì rất nhiều câu hỏi được đặt ra như:  

  • Bà bầu bị cảm cúm có nguy hiểm không?  
  • Có thể điều trị bằng thuốc được không?  
  • Bà bầu bị cảm cúm sổ mũi phải làm sao?  

Tất cả những thông tin liên quan đến bà bầu bị cảm cúm sẽ được giải đáp thông qua bài viết bên dưới. 

Những ảnh hưởng của bệnh cảm cúm đến sức khoẻ bà mẹ và thai nhi 

Cảm lạnh và cảm cúm đều là bệnh về đường hô hấp do hai loại tác nhân gây bệnh khác nhau. Tuy nhiên, cả hai có khá nhiều triệu chứng tương đồng nên rất khó phân biệt. Thông thường, bà bầu bị cảm lạnh sẽ không gây hại cho thai nhi nhưng có thể gây khó chịu cho người mẹ. Nếu mẹ bầu được chăm sóc đúng phương pháp thì có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày. 

Bà bầu bị cảm cúm thì có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với cả mẹ và con. Khi bị sốt cao do vi rút cúm gây ra, tử cung có thể bị kích thích gây nên hiện tượng sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Bên cạnh đó, bệnh cảm cúm có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi và em bé sau này. 

Xem ngay: Tại sao bà bầu bị nhức mỏi chân?

Bà bầu bị cảm cúm điều trị như thế nào? 

Điều trị bằng thuốc 

Bà bầu bị cảm cúm điều trị như thế nào

Khi mang thai, mọi điều ảnh hưởng đến cơ thể bạn đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi, điều này làm nhiều bạn tự hỏi “liệu bà bầu mang thai có thể sử uống thuốc hay không?” 

Theo Hệ thống Y tế của Đại học Michigan và theo tài liệu hướng dẫn của hầu hết các khoa phụ sản, thai phụ nên tránh dùng tất cả các loại thuốc trong 12 tuần đầu của thai kỳ, đây là thời điểm quan trọng đối với sự phát triển của bé. Tuy nhiên, theo CDC Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai nên được điều trị cúm càng sớm càng tốt để tránh những hệ lụy về sau.  

Vậy nên, nếu bạn có các triệu chứng cảm cúm bao gồm sốt, ho, đau họng, sổ mũi hoặc  nghẹt mũi… thì hãy đến gặp bác sĩ để có được những chỉ định phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại. Các loại thuốc được xem là an toàn đối với phụ nữ mang thai sau 12 tuần bao gồm:  

  • Tamiflu (hoạt chất oseltamivir phosphate) – thuốc kháng virus điều trị cảm cúm. Thuốc sẽ hoạt động tốt trong vòng 48 giờ khi các triệu chứng bắt đầu
  • Acetaminophen (Tylenol) dùng để đau nhức, giảm đau và sốt 
  • Thuốc giảm ho vào ban đêm 

Tìm hiểu: Bị rong kinh là gì? Có nguy hiểm không?

Điều trị không sử dụng thuốc 

Một số biện pháp giúp các thai phụ có thể giảm nhẹ triệu chứng mà cảm cúm gây ra như: 

  • Nghỉ ngơi nhiều 
  • Uống nhiều nước 
  • Xông mũi bằng nước nóng nếu bà bầu bị sổ mũi 
  • Súc miệng bằng nước muối ấm, nếu bạn bị đau họng hoặc ho 
  • Uống chanh và mật ong để giải cảm và giảm viêm họng 
Xem ngay:  6 nguyên nhân khiến bạn nữ tuổi dậy thì gặp phải tình trạng rụng tóc

Lưu ý, nếu các triệu chứng vẫn dai dẳng và có dấu hiệu chuyển biến nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định điều trị phù hợp.  

Những loại thuốc cần tránh khi bà bầu bị cảm cúm 

Sau 12 tuần đầu, các thai phụ có thể sử dụng thuốc để điều trị cảm cúm. Tuy nhiên, bà bầu nên lưu ý một số loại thuốc có các thành phần sau vì chúng có thể làm bệnh tình chuyển biến xấu hơn: 

  • Aspirin 
  • Ibuprofen  
  • Naproxen 
  • Codeine 
  • Bactrim, một loại kháng sinh 

Cách phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu 

Tiêm phòng cúm khi mang thai 

Tiêm ngừa cúm là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong các biện pháp phòng ngừa cảm  cúm. Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm để giúp bảo vệ cả mẹ và con. Theo nghiên cứu được đăng tải trên CDC Hoa Kỳ, tiêm phòng cúm giúp giảm trung bình 40% nguy cơ phải nhập viện vì cảm cúm ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, vắc xin phòng ngừa còn giúp bảo vệ em bé khỏi các bệnh về cảm cúm trong vài tháng đầu sau sinh.  

Rửa tay thường xuyên  

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng có thể giúp bà bầu phòng ngừa bệnh cúm. Theo nhiều nghiên cứu, vi rút cúm có thể tồn tại trên bàn tay chưa rửa ít nhất 30 phút và đến 2 ngày trên các bề mặt khác. Vậy nên, các mẹ bầu hãy nhớ luôn rửa tay thật sạch sẽ nhé. 

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ 

Cách phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu 

Khi hệ miễn dịch suy yếu, các độc tố và vi trùng dễ dàng xâm nhập, phát triển, bạn sẽ dễ bị cảm cúm nhiều hơn. Thế nên, bổ sung một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu tiếp theo dành cho bà bầu. Hãy đảm bảo rằng chế độ ăn của bạn luôn đầy đủ chất đạm, tinh bột, vitamin,… 

Tham khảo: Thực phẩm bổ sung sắt cho phụ nữ

Bên cạnh đó, việc bổ sung men vi sinh bằng thực phẩm như sữa chua, yakult,… cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và con. 

Ngoài những biện pháp ở trên, bà bầu cũng nên ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và hạn chế căng thẳng để có thể giảm thiểu nguy cơ bị cảm cúm của mình xuống mức thấp nhất.  

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về việc có bầu bị cảm cúm phải làm sao và những cách phòng ngừa để có một thai kỳ khỏe mạnh.  

Nguồn tham khảo: 

1. How to Treat a Cold or Flu When You’re Pregnant 

https://www.healthline.com/health/cold-flu/treating-during-pregnancyFlu&PregnantWomen

2. Pregnant

https://www.cdc.gov/flu/highrisk/pregnant.htm 

3. Pregnant women and influenza 

https://www.health.nsw.gov.au/Infectious/Influenza/Pages/influenza_and_pregnancy.aspx

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu