Nhiễm khuẩn huyết là bệnh lý nguy hiểm và làm thế nào để giảm tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra được xem là một trong những thách thức với ngành y hiện đại.
Nhiễm khuẩn huyết hay nhiễm trùng huyết là một bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong rất cao (từ 20 – 50% – theo số liệu BYT – 2015). Thêm vào đó, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), mỗi năm hơn 30 triệu người bị nhiễm khuẩn máu trên toàn thế giới, trong đó, có hơn 6 triệu người tử vong vì nhiễm khuẩn huyết.
Hãy cùng tham khảo bài viết để tìm hiểu thêm thông tin về nhiễm khuẩn huyết là gì? Và những nguyên nhân vì sao bác sĩ lại cho rằng đây là căn bệnh nguy hiểm.
I. Thế nào là nhiễm khuẩn huyết?
Nhiễm khuẩn huyết là là tình trạng xảy ra khi một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng. Thông thường, nhiễm khuẩn huyết là kết quả của một bệnh nhiễm trùng khác, khi đó, vi khuẩn sẽ thông qua bệnh đó để xâm nhập vào dòng máu và lây lan khắp cơ thể. Mặt khác, theo định nghĩa về nhiễm khuẩn huyết của bộ y tế, đây là tình trạng nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn lưu hành trong máu gây ra, có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng.
Ngoài ra, khi tìm hiểu về nhiễm khuẩn huyết sẽ có hai khái niệm là Septicemia và sepsis thường nhầm lẫn là một, nhưng đây là hai khái niệm khác nhau:
- Septicaemia là tình trạng nhiễm trùng máu do vi khuẩn gây Khi đó, vi khuẩn đã xuất hiện và tăng trưởng trong máu bệnh nhân.
- Sepsis cũng là tình trạng nhiễm trùng máu nhưng do nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, virus, nấm và không chỉ ở trong máu mà còn ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
II. Nhiễm khuẩn huyết có nguy hiểm không?
Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị hoặc hoãn điều trị trong thời gian dài, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và gây tử vong.
Nhiễm khuẩn huyết nặng
Trong trường hợp nhẹ, nhiễm khuẩn huyết chỉ xảy ra tình trạng nhiễm trùng ở trong máu. Tuy nhiên, khi bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng viêm toàn thân, hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng các chất hóa học trung gian vào máu để chống lại nhiễm trùng, điều này vô tình lại làm tổn thương mô và các cơ quan trong cơ thể. Khi tình trạng nhiễm khuẩn huyết lan rộng ra khắp cơ thể sẽ dẫn đến suy đa tạng và tăng nguy cơ tử vong.
Mặt khác, những người mắc bệnh mãn tính cũng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn huyết do hệ thống miễn dịch suy yếu và không thể tự mình chống lại nhiễm trùng.
Sốc nhiễm khuẩn
Đây là biến chứng nghiêm trọng của nhiễm khuẩn huyết. Các độc tố do vi khuẩn tiết ra trong máu có thể gây ra lưu lượng máu cực thấp, dẫn đến tụt huyết áp nghiêm trọng, khó thở, nhịp tim đập nhanh. Những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn thường được chăm sóc trong phòng hồi sức cấp cứu và phải sử dụng máy trợ thở.
Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS)
Đây là biến chứng khác của nhiễm khuẩn huyết và cũng đe dọa tính mạng người bệnh. Khi ARDS xảy ra, lượng oxy dùng để cung cấp cho phổi không đủ, dẫn đến thâm nhiễm phổi và một số tổn thương phối vĩnh viễn. Bên cạnh đó, việc thiếu oxy trong máu cũng có thể dẫn đến tổn thương não và gây ra các vấn đề về trí nhớ.
Xem ngay: 7 vai trò quan trọng của chất sắt đối với cơ thể
III. Tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết
Máu chứa hàng triệu tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng từ vi khuẩn hay vi rút. Các tế bào bạch cầu sẽ tiêu diệt ổ nhiễm trùng và chữa lành vết thương. Tuy nhiên, khi nhiễm trùng phát triển mạnh, các tế bào không thể kiểm soát được, dẫn đến vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào dòng máu và gây nhiễm khuẩn huyết. Một số vi khuẩn được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng này như:
- Vi khuẩn gram âm đường ruột họ Enterobacteriaceae: bao gồm Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia, và các vi khuẩn Enterobacter…
- Vi khuẩn gram dương: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis…
- Các khuẩn vi khuẩn kỵ khí: Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis.
Ngoài ra, khi gặp phải một trong những bệnh sau cũng tăng nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết như:
- Nhiễm trùng da
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa
Tìm hiểu: Cách xét nghiệm miễn dịch
IV. Cách điều trị nhiễm khuẩn huyết
Khi bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết thì ngoài mức độ nhiễm trùng của bệnh đến các cơ quan trong cơ thể, việc điều trị còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Độ tuổi
- Sức khỏe tổng thể
- Mức độ tiếp nhận một số thuốc của cơ thể
Sau đây là các phương pháp thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn huyết như:
- Thuốc kháng sinh: Thông thường sẽ không có đủ thời gian để tìm ra chính xác loại vi khuẩn gây nhiễm trùng nên các kháng sinh phổ rộng như ceftriaxone, vancomycin, piperacillin, azithromycin, ciprofloxacin và tazobactam… sẽ được sử dụng để điều trị. Sau đó, các loại kháng sinh cụ thể hơn sẽ được sử dụng nếu vi khuẩn cụ thể được xác định.
- Truyền dịch: Dịch nước muối, nước có chứa khoáng chất hoặc các loại thuốc khác thường được truyền vào tĩnh mạch để duy trì huyết áp hoặc ngăn hình thành cục máu đông.
- Liệu pháp oxy: Nếu trường hợp nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm trùng xảy ra thì người bệnh có thể cảm thấy khó thở nên các ống thông qua mũi, mặt nạ oxy hay máy trợ thở sẽ được sử dụng để tăng cường cung cấp oxy cho máu.
- Phẫu thuật: Đây là bước cuối cùng và được xem là phương pháp điều trị tận gốc nhiễm trùng máu nếu xác định được nguồn gốc ổ nhiễm trùng.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nhiễm khuẩn huyết.
Nguồn tham khảo
1. Septicemia
https://www.healthline.com/health/septicemia
2. Septicemia
https://www.gosh.nhs.uk/conditions-and-treatments/conditions-we-treat/septicaemia/
3. Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm
https://kcb.vn/wp-content/uploads/2017/12/Truyen-nhiem-1.pdf