Sau khi em bé chào đời, phụ nữ dễ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh, kinh nguyệt thường xuất hiện tháng có, tháng không. Ngoài ra, lượng máu kinh không đều và thường xuyên gặp các triệu chứng khó chịu như màu kinh nguyệt đỏ đậm, nâu, xám bất thường, ngứa ngáy vùng kín. Tìm hiểu đúng thông tin sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng về sức khỏe của chính mình sau khi sinh.
1. Tại sao nhiều phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Sinh con là một sự tổn thương vật lý đối với cơ thể phụ nữ và cần thời gian dài để hồi phục sức khỏe. Vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau sinh được xem là bình thường, các nội tiết tố cần thời gian để ổn định lại từ đầu.
Có rất nhiều lý do khiến phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh gồm:
- Tử cung cần thời gian để trở lại kích thước bình thường.
- Mức độ hormone trong cơ thể thay đổi.
- Việc cho con bú cũng gây ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể mẹ.
Ở những người mẹ không cho con bú hoặc cho con bú không đều đặn thì xu hướng có kinh trở lại nhanh hơn những người cho con bú
Một phân tích vào năm 2011, hầu hết, phụ nữ sau sinh sẽ có kinh lần đầu trong khoảng 45-94 ngày sau khi sinh con. Yếu tố chính ảnh hưởng đến thời điểm có kinh đầu tiên sau sinh là sự rụng trứng.
2. Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Khi người mẹ bắt đầu có kinh trở lại sau khi sinh, chu kỳ kinh nguyệt hay dấu hiệu kinh nguyệt thường sẽ khác so với lúc trước khi mang thai. Đây chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể người mẹ đang có sự thay đổi để thích nghi với việc có kinh nguyệt trở lại. Một số dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt thường gặp:
- Cảm giác dễ bị chuột rút, đau vùng bụng
- Xuất hiện các cục máu đông nhỏ
- Lưu lượng máu huyết không đều, lúc nhiều, lúc ít bất thường
- Độ dài chu kỳ kinh nguyệt có thể dài hơn hoặc ngắn hơn so với lúc trước khi mang thai.
Trong lần có kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh, mẹ thường có cảm giác chuột rút, đau dữ dội vùng bụng do niêm mạc tử cung cần bong ra càng ngày càng nhiều. Khi chu kỳ kinh nguyệt lần 2, lần 3 trở đi những thay đổi khó chịu này sẽ giảm dần. Trong một số trường hợp hiếm hoi sẽ có các biến chứng liên quan vấn đề về tuyến giáp, chảy máu nhiều hoặc tình trạng Adenomyosis – tình trạng dày lên của thành tử cung.
Những người phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung trước khi mang thai có thể có lượng máu kinh nguyệt ít hơn so với trước khi mang thai. Điều này có thể do hai bệnh hiếm gặp, hội chứng Asherman, hội chứng Sheehan. Hội chứng Asherman do nội mạc tử cung bị phá hủy rộng sau nạo phá thai, dẫn đến mô sẹo trong tử cung. Hội chứng Sheehan là do tuyến yên bị tổn thương.
3. Bạn có cần gặp bác sĩ khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh?
Sau khi phụ nữ sinh con, bác sĩ sẽ đưa ra một số lời khuyên về các dấu hiệu bất thường có thể gặp đối với kinh nguyệt sau khi sinh. Các dấu hiệu khi có kinh nguyệt trở lại thường sẽ khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu:
- Có hiện tượng chảy máu nặng và liên tục trong 2 giờ
- Chảy máu kèm theo sốt
- Đau thắt bụng dữ dội
- Xuất hiện cục máu đông có kích thước lớn
4. Cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi. Vì thế, để ổn định sức khỏe và hồi phục nhanh sau khi, bạn cần áp dụng những cách sau:
- Xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh
- Cải thiện giấc ngủ, nghỉ, làm việc hợp lý
- Tích cực chọn lựa các bộ môn thể thao phù hợp với thể trạng và sức khỏe như yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng, giúp tinh thần thoải mái, hỗ trợ giảm cân sau sinh.
- Tránh để bản thân rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh, căng thẳng sau sinh
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, sáng sủa.
- Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, trò chuyện cùng con và người thân trong gia đình nhiều hơn để tránh tình trạng rơi vào suy nghĩ tiêu cực.
- Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tránh thai trong giai đoạn vừa mới sinh, vì chúng có thể khiến bạn rối loạn kinh nguyệt sau sinh và các biến chứng nặng.
- Bổ sung nội tiết tố estrogen trực tiếp giúp điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh nhanh hơn. Tuy nhiên, việc bổ sung cần phải đảm bảo đúng cách, đúng liều lượng, cần có sự hướng dẫn, theo dõi từ bác sĩ có chuyên khoa.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh được xem là bình thường nếu cơ thể không xuất hiện các triệu chứng bất thường trên. Tuy nhiên, nếu quá lo lắng hoặc nghi ngờ cơ thể có những biểu hiện bất thường khác, bạn nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguồn tham khảo:
What to Expect from Your First Period After Pregnancy – https://www.healthline.com/health/pregnancy/first-period-postpartum#1
Why Do I Have Irregular Periods After Birth? – https://www.parents.com/pregnancy/my-body/postpartum/irregular-periods/