Ferrovit

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì?

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì?

Máu nhiễm mỡ là căn bệnh thời đại, biết được mỡ máu nên ăn gì và kiêng gì sẽ giúp bạn có một lối sống lành mạnh và phòng ngừa được nhiều căn bệnh khác. 

Bệnh tim và đột quỵ là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Trong đó, mỡ trong máu là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây nên những căn bệnh này. Vậy mỡ trong máu là gì, bị mỡ trong máu nên ăn gì và kiêng ăn gì, tất tần tật những câu hỏi của bạn sẽ được giải đáp thông qua bài viết bên dưới.

1. Máu nhiễm mỡ là gì?

Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn các hợp chất lipid trong máu như tăng cholesterol hoặc tăng triglycerid. Mỡ trong máu cao trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh như:

  • Vôi hóa, xơ vữa động mạch
  • Nhồi máu cơ tim
  • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh viêm tụy
  • Tăng huyết áp

2. Vì sao máu bị nhiễm mỡ?

Lối sống không lành mạnh là nguyên nhân phổ biến nhất của mỡ máu cao. Tuy nhiên,  có thể do gen của của bố mẹ hoặc các tình trạng y tế khác và một số loại thuốc cũng có thể gây ra mức cholesterol không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, các vấn đề tuổi tác, giới tính cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có liên quan đến vấn đề tăng mỡ trong máu.

máu nhiễm mỡ

Sau đây là một số tình trạng y tế có thể dẫn đến mỡ máu cao như:

  • Bệnh thận mãn tính
  • Bệnh tiểu đường
  • HIV
  • Suy giáp
  • Bệnh ban đỏ
  • Thời kỳ mãn kinh
  • Bệnh đa u tủy
  • Thừa cân và béo phì
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Bên cạnh đó, một số loại thuốc khi sử dụng điều trị bệnh lý cũng có thể dẫn đến tình trạng mỡ máu tăng cao như:

  • Thuốc kháng vi rút được sử dụng để điều trị HIV
  • Thuốc trị loạn nhịp tim như amiodarone
  • Thuốc chẹn beta để giảm đau thắt ngực hoặc điều trị huyết áp cao
  • Thuốc hóa trị được sử dụng để điều trị ung thư
  • Thuốc lợi tiểu như thiazide để điều trị huyết áp cao
  • Thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporine, để điều trị các bệnh viêm nhiễm hoặc để ngăn ngừa đào thải sau khi cấy ghép nội tạng
  • Retinoids để điều trị mụn trứng cá
  • Steroid

3. Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì?

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? 

Các loại đậu

Các loại đậu là một nhóm thực phẩm thực vật bao gồm đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và protein có thể giúp giảm mức LDL “xấu”. Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn 100 gram các loại đậu mỗi ngày có hiệu quả làm giảm cholesterol LDL “xấu” xuống trung bình 6,6 mg / dl so với không ăn các loại đậu.

Xem ngay:  Những điều bạn nữ cần biết về nguyên nhân kinh nguyệt không đều

Cá béo

Cá béo như cá hồi, cá thu cung cấp hàm lượng axit béo omega-3 cao, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách tăng cholesterol HDL “tốt” và giảm nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, thay vì ăn mỡ động vật từ thịt bạn có thể thay bằng mỡ cá béo.

Ngũ cốc nguyên hạt

Trong khi tất cả các loại ngũ cốc nguyên hạt có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch, hai loại ngũ cốc đặc biệt đáng chú ý:

  • Yến mạch: Chứa beta-glucan, một loại chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol. Ăn yến mạch có thể làm giảm tổng lượng cholesterol 5% và cholesterol LDL “xấu” xuống 7%
  • Lúa mạch: Cũng giàu beta-glucans và có thể giúp giảm cholesterol LDL “xấu”

Tỏi

Allicin và các hợp chất thực vật khác trong tỏi có thể giúp giảm cholesterol LDL và giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.

Máu nhiễm mỡ nên kiêng gì?

Thực phẩm có hàm lượng Cholesterol cao

Hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol như da, gan, nội tạng động vật, đặc biệt,  thịt đỏ vì đây là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.

Rượu bia

Hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn vì đây là nguyên nhân chính gây tăng triglyceride.

Thuốc lá

Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với thuốc lá có thể giúp cải thiện chỉ số cholesterol HDLc, và ngăn ngừa nguy cơ tim mạch

4. Những điều cần lưu ý khi bị máu nhiễm mỡ

Theo dõi tình trạng của bạn

Uống thuốc và tái khám theo liệu trình định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc hay thay đổi thuốc vì như vậy sẽ rất dễ làm tăng lượng máu, hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

máu nhiễm mỡ

Thay đổi lối sống

  • Ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Hoạt động thể chất thường xuyên
  • Hướng đến một trọng lượng khỏe mạnh
  • Bỏ hút thuốc
  • Quản lý căng thẳng
  • Ngủ đủ giấc và kiểm soát chất lượng giấc ngủ

Tầm soát phòng ngừa

  • Tuổi từ 19 trở xuống: Việc sàng lọc bắt đầu từ 9 đến 11 tuổi và nên được lặp lại sau mỗi 5 năm. Tầm soát có thể được thực hiện sớm nhất là 2 tuổi nếu tiền sử gia đình có cholesterol trong máu cao, đau tim hoặc đột quỵ.
  • Tuổi từ 20 đến 65: Những người trẻ hơn nên được kiểm tra 5 năm một lần. Nam giới từ 45 đến 65 tuổi và phụ nữ từ 55 đến 65 tuổi nên được khám sàng lọc từ 1 đến 2 năm một lần.
  • Trên 65 tuổi: Người lớn tuổi nên được khám sàng lọc hàng năm.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.

Nguồn tham khảo

Blood Cholesterol

https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/blood-cholesterol

13 Cholesterol-Lowering Foods to Add to Your Diet

https://www.healthline.com/nutrition/13-foods-that-lower-cholesterol-levels

11 High-Cholesterol Foods — Which to Eat, Which to Avoid

https://www.healthline.com/nutrition/high-cholesterol-foods

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu