Bệnh loạn sản tủy được xem là một trong những bệnh có nguy cơ tử vong cao và khó điều trị. Bệnh loạn sản tủy là tập hợp những tình trạng có thể xảy ra khi các tế bào tạo máu trong tủy xương trở nên bất thường, dẫn đến sự suy giảm số lượng của một hoặc nhiều dòng tế bào máu.
Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của loạn sản tủy hay hội chứng loạn sản tủy xương thông qua bài viết bên dưới.
I. Tổng quan về bệnh loạn sản tủy
Ở khoảng 1/3 bệnh nhân, loạn sản tủy có thể tiến triển thành ung thư tế bào tủy xương được gọi là bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML). Trước đây, loạn sản tủy được gọi là tiền ung thư máu, còn hiện tại, đây được xem là một dạng của ung thư.
Sau đây là một vài loại hội chứng rối loạn sản tủy:
- Loạn sản đơn dòng: Một trong ba loại tế bào máu là bạch cầu, hồng cầu hoặc tiểu cầu sẽ có số lượng thấp và bất thường dưới kính hiển vi.
- Loạn sản đa dòng: Hai hoặc ba loại tế bào máu sẽ xảy ra bất thường.
- Nguyên bào sắt vòng: Liên quan đến việc giảm số lượng của một hoặc nhiều dòng tế bào máu. Đặc biệt, đối với loại sản tủy nguyên bào sắt vòng thì các tế bào hồng cầu hiện có ở bên trong tủy xương, sẽ chứa các vòng sắt dư thừa, đây là kết quả của việc các tế bào hồng cầu không thể sử dụng sắt để tạo hemoglobin.
- Hội chứng rối loạn sản tủy với bất thường nhiễm sắc thể del (5q): Những người có hội chứng này sẽ có số lượng tế bào hồng cầu thấp và một vài đột biến trong từng loại DNA cụ thể.
Tìm hiểu: Rối loạn đông máu là gì?
II. Nguyên nhân gây bệnh loạn sản tủy
Đối với những người khỏe mạnh, tủy xương tạo ra các tế bào máu mới và phát triển theo thời gian. Hội chứng rối loạn sản tủy xảy ra khi quá trình này bị gián đoạn, khiến các tế bào máu không phát triển được và chết trong tủy xương hoặc ngay sau khi đi vào máu. Sau một khoảng thời gian nhất định, số lượng tế bào máu khỏe mạnh cần được sản sinh ra cho các nhu cầu của cơ thể không đủ, dẫn đến các vấn đề như:
- Thiếu máu và mệt mỏi do quá ít tế bào hồng cầu khỏe mạnh
- Dễ bị nhiễm trùng do quá ít tế bào bạch cầu khỏe mạnh
- Máu khó đông do quá ít tiểu cầu đông máu
Hầu hết các hội chứng rối loạn sinh tủy không rõ nguyên nhân nhưng một số yếu tố cũng được xem như nguy cơ có thể làm bệnh loạn sản tủy phát triển hơn:
- Lão hóa, vì theo nhiều nghiên cứu, loạn sản tủy có nguy cơ phát triển các đột biến tăng dần theo độ tuổi
- Tiếp xúc với môi trường hóa chất trong thời gian dài, đặc biệt là benzen và các sản phẩm dầu mỏ hoặc hóa chất trong khói thuốc lá
- Đã trải qua quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị
- Một số rối loạn bẩm sinh như Hội chứng Bloom, Hội chứng Down, thiếu máu Fanconi và bệnh u sợi thần kinh có thể có các gen không ổn định và nhiều nguy cơ phát triển các đột biến gây loạn sản tủy hoặc ung thư.
III. Triệu chứng bệnh loạn sản tủy
Trong giai đoạn đầu thường không có triệu chứng cụ thể nên việc phát hiện loạn sản tủy có thể do xét nghiệm máu định kỳ. Các loại triệu chứng xuất hiện của loạn sản tủy sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và dòng tế bào máu bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Một vài triệu chứng phổ biến do thiếu tế bào hồng cầu hoặc thiếu máu:
- Mệt mỏi thường xuyên
- Cơ địa yếu
- Khó thở khi tập thể dục (nhất là khi cường độ tập thấp)
- Sắc mặt nhợt nhạt
Các triệu chứng thường gặp do nguyên nhân giảm bạch cầu:
- Tái phát nhiễm trùng nhiều lần, đặc biệt là nhiễm trùng ngực
- Sốt
- Đau miệng do loét miệng
Các triệu chứng thường gặp do nguyên nhân giảm tiểu cầu:
- Dễ bầm tím
- Ban xuất huyết – Các đốm đỏ có kích thước chính xác ngay bên dưới da do chảy máu (chấm xuất huyết)
- Xu hướng chảy máu mũi và lợi
Các triệu chứng loạn sản tủy thường sẽ xảy ra đồng thời hai đến ba triệu chứng cùng lúc. Nguyên nhân là do việc sản xuất tất cả các loại tế bào máu đều có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh loạn sản tủy. Tuy nhiên, một số bệnh khác như nhiễm vi rút cũng sẽ gặp các triệu chứng này, nên nếu bạn gặp phải các triệu chứng ở trên, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị đúng đắn ngay từ ban đầu.
Xem thêm: Mồ hôi máu là gì?
IV. Biện pháp ngăn ngừa bệnh loạn sản tủy
Không có biện pháp chắc chắn bạn sẽ ngăn ngừa hoàn toàn rối loạn sản tủy. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:
- Không hút thuốc và tiếp xúc với các chất kích thích
- Tránh tiếp xúc với bức xạ và một số hóa chấ Nếu như bắt buộc phải tiếp xúc, bạn nên áp dụng đầy đủ các nguyên tắc bảo hộ để đảm bảo không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
- Ăn uống với thực đơn dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ sắt cho cơ thể, hạn chế xảy ra tình trạng thiếu máu
- Uống đủ nước từ 6 – 8 ly mỗi ngày
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp tất tần tật những điều bạn cần biết về loạn sản tủy là gì.
Nguồn tham khảo:
1. What is MDS?
2. Can Myelodysplastic Syndromes Be Prevented?
https://www.cancer.org/cancer/myelodysplastic-syndrome/causes-risks-prevention/prevention.html
3. Myelodysplastic syndromes
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/myelodysplastic-syndrome/symptoms-causes/syc-20366977