Niềm vui sắp được làm mẹ, nhất là lần đầu mang thai, thường đem đến sự vỡ òa hạnh phúc cho phần lớn chị em phụ nữ. Mỗi ông bố bà mẹ đều mong muốn nuôi con khỏe mạnh, thông minh. Nhưng muốn con khỏe mạnh, người mẹ cần phải biết chăm sóc sức khỏe của mình, đặc biệt trong thời kỳ có thai. Vì tình trạng sức khỏe mẹ bầu trong thời kỳ này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi trong bụng. Hãy cùng Iron Woman “bỏ túi” những mẹo nhỏ giúp mẹ có biện pháp giữ sức khỏe tốt hơn, để đảm bảo mẹ tròn con vuông.
Khắc phục một số triệu chứng khó chịu thường gặp trong thai kỳ
1. Kiểm soát ốm nghén
Theo các chuyên gia, nghén là một dấu hiệu rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Đây là một biểu hiện sinh lý vì vậy mẹ bầu không nên lo lắng nhiều. Nghén chứng tỏ thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Tùy từng người mà mức độ nghén nặng hay nhẹ, thời gian ngắn hay dài.
Cách giảm và tránh ốm nghén:
- Ăn thực phẩm giàu đạm: đạm giúp giảm triệu chứng ốm nghén.
- Các sản phẩm có chứa gừng được chứng minh lâm sàng giúp giảm ốm nghén và an toàn cho cả mẹ và bé. Các loại như rượu gừng, viên nang gừng hoặc trà gừng, gừng tươi đều có tác dụng.
- Uống vitamin B6 hàng ngày.
- Nạp nhiều nước.
- Đừng bật dậy khỏi giường quá nhanh vào buổi sáng. Ngồi dậy quá nhanh có thể gây mất cân bằng cơ thể.
2. Giảm táo bón
Táo bón cũng là một biểu hiện rất hay gặp ở thai phụ do sự thay đổi nội tiết tố, sự chèn ép của thai nhi kết hợp chế độ ăn thiếu chất xơ, uống viên sắt, ít hoạt động thể lực… Hiện tượng này làm cho các mẹ bầu rất dễ bị táo bón, có khi gây ra trĩ.
Bạn quan tâm: Mệt mỏi khi mang thai: nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Cách giảm và tránh táo bón trong thai kỳ
- Tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ: rau củ quả sạch, trái cây (một số loại trái cây giúp giảm táo bón như: mận, sung, chuối, cam, lê, táo, kiwi).
- Uống ít nhất 08 ly nước mỗi ngày.
- Uống lợi khuẩn an toàn cho phụ nữ mang thai để giúp duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp ruột nhu động và hệ tiêu hóa hoạt động thường xuyên.
- Lưu ý, khi uống viên sắt – axit folic để bổ sung vi chất trong thai kỳ cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn nhưng không gây hại gì và thường mất đi sau vài tuần.
3. Giảm chứng ợ nóng
Chứng ợ nóng khi mang thai là một triệu chứng khó chịu với hơn 50% phụ nữ gặp phải, đặc biệt là trong quý thứ hai và thứ ba. Nó thường không phải là một dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nó có thể khá khó chịu và thậm chí gây đau đớn. Trào ngược dạ dày thực quản thường được gọi là trào ngược axit hay ợ nóng.
Tìm hiểu: Nguyên nhân phụ nữ khó thở khi mang thai
Cách giảm chứng ợ nóng ở phụ nữ mang thai:
- Tránh ăn những thực phẩm gây chứng ợ nóng như: chocolate, đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn cay, rượu, cà phê, bạc hà; đặc biệt tránh ăn vào thời gian trước khi đi ngủ vì thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết nên khi nằm xuống, axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, gây khó chịu.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và không nên ăn nhiều trước khi đi ngủ.
- Nằm nghiêng bên trái hoặc kê cao gối khi ngủ.
4. Giảm mệt mỏi
Một triệu chứng thường gặp khác của mang thai là cảm giác mệt mỏi, thường kéo dài suốt quý thứ nhất và quý thứ ba của thai kỳ. Hơn một nửa thai phụ bị triệu chứng này hành hạ, phần lớn chỉ muốn tìm một chỗ kín đáo để cuộn tròn và chợp mắt.
Cách giảm và tránh sự mệt mỏi:
- Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc (8 giờ/ngày, ngủ trưa 30 phút), ngủ đúng giờ, tránh ngủ trễ.
- Thư giãn, đọc sách, xem tivi, nghe nhạc…
- Duỗi cơ chân trước khi đi ngủ để tránh chuột rút ở chân và kết hợp các loại thực phẩm giàu kali, như chuối, đào, kiwi, khoai tây và rau xanh trong chế độ ăn uống.
5. Giảm đau lưng
Đau lưng cũng là một biểu hiện thường thấy ở thai phụ. Nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến các khớp và dây chằng, do có sự thay đổi trọng tâm cơ thể, hoặc do tư thế sai, không phù hợp. Hiện tượng đau vùng lưng hông thường tăng cao khi thai nhi lớn dần khiến mẹ bầu rất khó chịu.
Cách giảm đau lưng:
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí.
- Không mang giày cao gót; nên mang giày đế bằng hoặc cao 2-3 phân.
- Để gối mềm sau lưng khi ngồi.
- Nên kết hợp tập các động tác yoga dành cho mẹ bầu để giảm đau lưng và cải thiện chức năng tim, phổi,thần kinh.
5 biện pháp giữ gìn sức khỏe mẹ bầu
1. Chế độ chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng, mẹ bầu cần được chăm sóc một cách tốt nhất, vì vậy người chồng cần nắm bắt cách chăm sóc phụ nữ mang thai như sau:
- Quan tâm đến vợ nhiều hơn, giúp vợ của mình giảm bớt áp lực về tâm lý. Người chồng hãy cùng vợ vạch ra kế hoạch chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt không tốt của vợ.
- Chồng nên dành nhiều thời gian đưa vợ đi khám thai theo định kỳ 1 tháng/lần. Như vậy vừa thể hiện được sự quan tâm dành cho vợ vừa theo dõi được sự phát triển của thai nhi toàn diện hơn.
- Do ốm nghén nên mẹ bầu rất dễ chán ăn. Vì thế, người chồng hãy chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của vợ nhiều hơn để cả mẹ và con được phát triển khỏe mạnh nhất
- Người chồng hãy tích cực học cách làm việc nhà nhiều hơn. Hãy tranh thủ thời gian để giúp vợ dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, nấu cơm…
- Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ để tránh nguy cơ sảy thai, người chồng đặc biệt lưu ý không nên quan hệ tình dục.
2. Dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mẹ bầu
Mẹ bầu ăn nhiều hơn trước, nhưng quan trọng hơn là phai ăn sao cho hợp lý. Hãy nạp năng lượng cho cơ thể bằng những thức ăn lành tính, giàu dinh dưỡng: đậu và các chế phẩm từ đậu, lạc, củ cải thịt bò, thịt lợn, những thức ăn chứa tinh bột. Đừng quên ăn nhiều trái cây, rau củ và uống đủ nước.
Không ít người cho rằng có bầu phải ăn nhiều đồ bổ, nhiều đồ thật ngon, thật cầu kỳ. Thật ra, chất dinh dưỡng nằm trong những thực phẩm thường ngày. Miễn là chúng ta lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, tươi ngon, đảm bảo vệ sinh. Đây cũng là biện pháp giữ sức khỏe khi mang thai.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: “Phụ nữ có thai nên ăn gì và kiêng gì để thai nhi khỏe mạnh?“.
3. Tránh tình trạng stress cho mẹ bầu
Giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không được làm việc quá sức sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai nhi. Khi làm việc, hãy tìm một không gian thoáng đãng, thoải mái để đầu óc luôn được tỉnh táo, tránh nghĩ ngợi nhiều và cắt giảm tối đa công việc cần thiết.
Mẹ hãy luôn dành một khoảng thời gian để bình tâm lại, có thể là buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ có thể tập thiền hay hít thở thật sâu. Mẹ cũng hãy nghĩ tới những điều vui tươi, hình dung ra niềm hạnh phúc khi bé chào đời.
4. Chế độ nghỉ ngơi
Trong suốt quá trình mang thai bà bầu lúc này rất cần được nâng niu, chia sẻ, chăm sóc đặc biệt cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhất là 3 tháng đầu, thời điểm này có nguy cơ sảy thai cao nhất. Đồng thời, bào thai đang trong quá trình hình thành, “bám trụ” vào cơ thể nên mẹ cũng chưa hoàn toàn quen với mọi sự thay đổi, nếu không cẩn thận thì nguy cơ động thai hoặc sảy thai là rất lớn.
5. Vận động thường xuyên
Nếu không có thời gian đi bơi, đi bộ, tập yoga thì mẹ có thể vận động theo cách của mình, phù hợp với hoàn cảnh: hãy đi bộ, từ chỗ gửi xe đến văn phòng và thở hít đều đặn. Ngồi làm việc 45 phút hay 1 tiếng thì nên đứng lên đi lấy nước, đi vệ sinh hay là đi dạo thư giãn 1 vòng quanh văn phòng. Hãy tích cực vận động, tránh ngồi quá lâu ở một chỗ.
Để xem thêm nhiều thông tin hơn về sức khỏe mẹ bầu và phụ nữ, bạn hãy truy cập vào đường link: Ferrovit là thuốc gì – https://ferrovit.com.vn/thuoc-ferrovit-thanh-phan-chi-dinh-lieu-dung/
Xem thêm:
Ăn gì để chống dị tật thai nhi và top 15 thực phẩm giàu Folate
Nguồn tham khảo:
Having a healthy pregnancy – https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc- khoe/7-dieu-kho-ua-thuong-gap-khi-mang-thai/?link_type=related_posts
7 điều khó ưa thường gặp khi mang thai – https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc- khoe/7-dieu-kho-ua-thuong-gap-khi-mang-thai
Cách khắc phục một số khó khăn thường gặp trong thai kỳ –https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc- khoe/7-dieu-kho-ua-thuong-gap-khi-mang-thai/?link_type=related_posts