Ferrovit

Các loại vitamin, khoáng chất phụ nữ cần biết để bổ sung đúng

Các loại vitamin, khoáng chất phụ nữ cần biết để bổ sung đúng

Vai trò của vitamin và khoáng chất vô cùng quan trọng đối với các hoạt động sống cơ thể. Thiếu hụt chúng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Trang bị đầy đủ kiến thức, nắm vững vai trò của từng loại vitamin, khoáng chất sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng mỗi ngày ở mọi lứa tuổi.

1. Tầm quan trọng, vai trò của vitamin, khoáng chất đối với sức khỏe

Các vi chất dinh dưỡng là một trong những nhóm dinh dưỡng chính mà cơ thể cần để vận hành các chức năng sống. Vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin và khoáng chất.

Vitamin cần thiết cho việc sản xuất năng lượng, chức năng miễn dịch…Trong đó, khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng, sức khỏe của xương, cân bằng máu và một số quá trình khác.

2. Các loại vitamin cần biết

Các loại vitamin

  • Vitamin tan trong nước

Hầu hết các loại vitamin đều tan trong nước, chúng thông thường rất khó để lưu trữ bên trong cơ thể, nếu dung nạp vitamin quá nhiều, chúng sẽ được đào thải qua đường bài tiết.

Vai trò của vitamin tan trong nước đều khác nhau. Ví dụ: Hầu hết các vitamin B hoạt động như các coenzyme giúp kích hoạt phản ứng hóa học quan trọng.

Chức năng, vai trò của vitamin tan trong nước:

Vitamin B1 (thiamine): Giúp chuyển đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng.

Vitamin B2 (riboflavin): Cần thiết cho sản xuất năng lượng, chức năng tế bào, chuyển hóa chất béo.

Vitamin B3 (niacin): Thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng từ thực phẩm.

Vitamin B5 (acid pantothenic): Cần thiết cho quá trình tổng hợp acid béo.

Vitamin B6 (pyridoxine): Giúp cơ thể giải phóng đường tử carbohydrate dự trữ để lấy năng lượng, tạo ra tế bào hồng cầu.

Vitamin B7 (biotin): Chuyển hóa acid béo, acid amin và glucose.

Vitamin B9 (folate): Quan trọng đối với sự phân chia tế bào thích hợp, tham gia vào quá trình sản xuất máu.

Vitamin B12 (cobalamin): Cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu, hệ thống thần kinh, chức năng não bộ.

Vitamin C (acid ascorbic): Cần thiết cho việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh, collagen, protein chính trong da.

  • Vitamin tan trong chất béo

Vitamin tan trong chất béo thì không thể tan trong nước. Các loại vitamin này được hấp thu tốt nhất khi được tiêu thụ cùng 1 nguồn thực phẩm chất béo. Sau khi được cơ thể tiêu thụ, các vitamin tan trong chất béo được dự trữ trong gan, các mô mỡ để sử dụng sau này.

Chức năng, vai trò của vitamin tan trong chất béo:

Vitamin A: Cần thiết cho phát triển thị lực, chức năng các cơ quan khác.

Vitamin D: Thúc đẩy chức năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ hấp thu canxi, phát triển xương.

Vitamin E: Tăng cường chức năng hệ miễn dịch, hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào da khỏi lão hóa, hư tổn.

Xem ngay:  Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Vitamin K: Cần thiết cho quá trình đông máu, phát triển xương.

3. Các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể

Các loại khoáng chất

  • Khoáng chất đa lượng

Cũng giống như vitamin, khoáng chất đa lượng đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động sống của cơ thể. Cơ thể cần chúng với số lượng nhiều.

Canxi: Cần thiết cho cấu trúc và chức năng của xương, răng, hỗ trợ cơ, co thắt mạch máu.

Phốt pho: Một phần của cấu trúc màng xương, tế bào.

Magie: Hỗ trợ hơn 300 phản ứng enzyme, bao gồm cả điều hòa huyết áp.

Natri: Chất điện giải giúp cân bằng chất lỏng và duy trì huyết áp.

Clorua: Chúng thường kết hợp và natri, giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng, hỗ trợ tiêu hóa.

Kali: Chất điện giải duy trì trạng thái chất lỏng trong các tế bào và giúp truyền dẫn thần kinh, chức năng cơ bắp.

Lưu huỳnh: Một phần của mọi mô sống và có trong acid amin methionine và cysteine.

  • Khoáng chất vi lượng

Khoáng chất vi lượng cũng cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên cơ thể chỉ cần một số lượng nhỏ.

Sắt: Giúp cung cấp oxy cho cơ bắp, hỗ trợ trong việc tạo ra một số hormone, tạo máu.

Mangan: Hỗ trợ tiêu hóa carbohydrate, acid amin, cholesterol.

Đồng: Cần thiết cho sự hình thành mô liên kết, chức năng não, hệ thần kinh.

Kẽm: Cần thiết cho sự tăng trưởng, chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương.

Iốt: Hỗ trợ điều hòa tuyến giáp.

Fluoride: Cần thiết cho sự phát triển của xương, răng.

Selenium: Quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp, sinh sản, bảo vệ cơ thể chống lại các tổn thương do oxy hóa.

4. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?

Dấu hiệu thiếu hụt vitamin

Việc thiếu hụt vitamin, khoáng chất có thể gây ra các rối loạn chức năng sống của cơ thể. Hầu hết, những người khỏe mạnh đều nhận đủ lượng vi chất dinh dưỡng từ thực phẩm, chế độ ăn uống dinh dưỡng. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi, chế độ ăn uống, vị trí địa lý khác nhau mà việc thiếu hụt vitamin, khoáng chất có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.

Thiếu vitamin D: Tăng nguy cơ bệnh tim mạch, suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi, hen suyễn, suy giảm hệ miễn dịch thậm chí ung thư da.

Thiếu vitamin A: Suy giảm thị lực, chức năng sinh sản, suy giảm hệ miễn dịch, tăng khả năng nhiễm trùng.

Thiếu vitamin B9: Suy giảm tế bào hồng cầu, ảnh hưởng khả năng sản xuất DNA, gây dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.

Thiếu vitamin B12: Có thể gây thiếu máu ác tính nếu cơ thể giảm khả năng hấp thụ loại vitamin này.

Thiếu sắt: Nguy cơ thiếu máu, gây mệt mỏi, đau đầu, chóng mắt.

Để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả, chống lão hóa hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

Micronutrients: Types, Functions, Benefits and More  –   https://www.healthline.com/nutrition/micronutrients#types-and-functions

What are vitamins, and how do they work? –  https://www.medicalnewstoday.com/articles/195878#fat_and_water_soluble_vitamins

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu