Ferrovit

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Thiếu máu ở trẻ nhỏ là một căn bệnh thường gặp, gây ra nhiều tác động lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Do đó, trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh.

1. Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em

Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em

Trẻ em có thể bị thiếu máu vì một số nguyên nhân sau đây:

  • Cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu. Tình trạng này có thể xảy ra nếu trẻ không có đủ chất sắt hoặc các vitamin và khoáng chất khác trong chế độ ăn uống, điển hình là bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
  • Tế bào hồng cầu bị phá hủy quá nhiều do trẻ mắc bệnh tiềm ẩn hoặc di truyền rối loạn hồng cầu như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
  • Mất tế bào hồng cầu do chảy máu có thể xảy ra do trẻ bị chấn thương, hay mắc bệnh lý gây xuất huyết nội.

Bên cạnh đó, trẻ còn có thể mắc bệnh thiếu máu do rối loạn di truyền, bệnh truyền nhiễm, chế độ dinh dưỡng thiếu sắt hay vitamin…

2. Biểu hiện trẻ thiếu máu

Nhận biết sớm các biểu hiện của bệnh thiếu máu sẽ giúp bố mẹ kịp thời phát hiện và chữa trị cho trẻ, tránh những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này về sau. Trẻ bị thiếu máu thường có những dấu hiệu sau:

  • Thường xuyên mệt mỏi dù ngủ nhiều, ăn đủ bữa
  • Thiếu năng lượng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai khi đang ngồi mà đứng dậy
  • Da, niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt
  • Tay, chân tê dại hoặc lạnh, nhiệt độ cơ thể thấp
  • Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón

Tuy nhiên, các dấu hiệu trẻ thiếu máu không rõ rệt mà bệnh chỉ được phát hiện khi xét nghiệm máu. Điều này khiến tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ có thể tiến triển âm thầm và gây ra những vấn đề tiềm ẩn đối với sức khỏe.

3. Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không? Câu trả lời là: Có! Thiếu máu ở trẻ em gây ra các tác động từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Sự nguy hiểm mà bệnh thiếu máu ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ là có thể xảy ra, đặc biệt khi bệnh đã bắt đầu nghiêm trọng.

Dưới đây là những tác động nguy hiểm của bệnh thiếu máu ở trẻ em:

Thiếu máu ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ: Thiếu máu là sự suy giảm số lượng tế bào hồng cầu hay giảm nồng độ hemoglobin trong cơ thể, từ đó làm hạn chế khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan, khiến chức năng hoạt động của các cơ quan này bị ảnh hưởng.

Trẻ bị thiếu máu luôn cảm thấy thiếu năng lượng, lờ đờ, đuối sức, ít hoạt động hơn thường ngày. Thậm chí trẻ em bị thiếu máu ở mức độ nặng có thể bị kiệt sức. Bên cạnh đó, thiếu máu ở trẻ nhỏ còn có thể gây ra tình trạng chậm tăng cân, chậm phát triển về mặt thể chất.

Thiếu máu ảnh hưởng lên hệ thần kinh của trẻ: Não là cơ quan tiêu thụ oxy nhiều nhất trong cơ thể. Bệnh thiếu máu sẽ khiến não không được nhận đủ oxy, gây ra các tác động tiêu cực lên hệ thống thần kinh của trẻ với các triệu chứng như:

  • Nhức đầu
  • Hoa mắt chóng mặt, ù tai
  • Trẻ mất tập trung, học bài mau quên, hay ngủ gật trong giờ học.
  • Khả năng tư duy và nhận thức của trẻ suy giảm
Xem ngay:  8 bí quyết "vàng" giúp bạn chăm sóc sức khỏe gia đình thời hiện đại

Thiếu máu do thiếu acid folic hay vitamin B12 cũng đặc biệt tác động đến hệ thần kinh của trẻ.

Thiếu máu ảnh hưởng đến hệ tim mạch của trẻ: Khi trẻ bị thiếu máu, tim phải co bóp nhiều hơn để đem máu đi khắp cơ thể nhằm cung cấp đủ lượng oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan. Bên cạnh đó, tế bào cơ tim cũng không nhận được đủ máu để duy trì sự phát triển. Vì vậy, tình trạng thiếu máu sẽ gây ra nhiều tác động đối với hệ tim mạch.

Tim bị thiếu máu không chỉ gây ra những cơn đau thắt ngực thông thường, mà về lâu dài có thể gây suy tim, rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim… ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

  • Suy tim: Cơ tim khi làm việc quá nhiều sẽ làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả đến các cơ quan trong cơ thể. Tim dần suy yếu và có thể xuất hiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, ho.
  • Rối loạn nhịp tim: Cơ tim bị thiếu máu sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống điện tim, làm nhịp tim đập bất thường, về lâu dài sẽ làm tim suy yếu, có thể đe dọa tính mạng.
  • Nhồi máu cơ tim: Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất và cũng hiếm gặp ở trẻ. Tình trạng thiếu máu và oxy đến nuôi dưỡng có thể gây hoại tử một phần cơ tim. Tình trạng có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Thiếu máu gây ảnh hưởng lên hệ hô hấp của trẻ: Thiếu máu sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu oxy, gây ảnh hưởng đặc biệt đến hệ hô hấp. Tình trạng thiếu máu có thể khiến trẻ khó thở, thở nhanh nông, thở mệt gắng sức.

Thiếu máu ở trẻ em thậm chí có thể gây suy giảm sức đề kháng, khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm họng, viêm phổi…

4. Trẻ bị thiếu máu phải làm sao?

Trẻ bị thiếu máu phải làm sao?

Ngay sau khi sinh, mẹ cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học để có nguồn sữa đảm bảo chất lượng cho bé. Đến những giai đoạn sau, chế độ cho bé ăn dặm cần đầy đủ dưỡng chất.

Thực phẩm giàu chất sắt sẽ tốt cho sự phát triển của hemoglobin. Các thực phẩm bao gồm thịt nạc đỏ, gan, cá, các loại đậu và rau lá xanh đậm.

Thực phẩm giàu vitamin B12 và acid folic cũng rất tốt cho sự phát triển của trẻ như trứng, các sản phẩm từ sữa, rau bó xôi và chuối.

Nếu trẻ kén ăn hoặc cơ thể khó hấp thụ, mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc bổ sung sắt. Việc bổ sung sắt nên uống trong hoặc sau bữa ăn, kèm với thực phẩm giàu vitamin C để giúp hấp thụ sắt tốt nhất. Không uống viên sắt chung canxi vì chúng ngăn cản sự hấp thu của sắt. Mẹ nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định cho trẻ dùng thuốc.

Ngay khi bố mẹ phát hiện trẻ có dấu hiệu bị thiếu máu, nên cho bé đi khám sức khỏe để theo dõi và điều trị bệnh kịp thời.


Nguồn tham khảo:

Anemia in Children – https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=90&conte ntid=P02311

Anemia – https://www.aboutkidshealth.ca/Article?contentid=841&language=English

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu