Ferrovit

Tìm hiểu về bệnh máu trắng: Triệu chứng và cách điều trị

Tìm hiểu về bệnh máu trắng: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh máu trắng hay còn gọi là bệnh bạch cầu, là một bệnh lý của hệ tạo máu. Máu trắng là một dạng ung thư máu khi các tế bào bạch cầu phát triển không bình thường. Vậy, bệnh máu trắng có những dấu hiệu gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cơ bản để hiểu rõ hơn về bản chất của bệnh và các dấu hiệu nghi ngờ cần lưu ý.

Bệnh máu trắng là gì?

“Bệnh máu trắng” hay “bệnh bạch cầu” là tên gọi quen thuộc của các bệnh ung thư xảy ra ở tế bào máu, bao gồm bệnh ung thư máu và bệnh ung thư bạch cầu (là các loại ung thư ác tính). Căn bệnh này xảy ra do bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến.

Bạch cầu (tế bào máu trắng) trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng hoạt động khá mạnh. Khi loại tế bào này tăng số lượng một cách bất thường, chúng sẽ cạnh tranh nguồn dinh dưỡng và không gian sống với hồng cầu (tế bào máu vận chuyển oxy) và tiêu diệt tế bào bình thường trong cơ thể. Hồng cầu bị cạnh tranh nguồn sống và không thể hoạt động bình thường, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra khối u rắn.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh máu trắng

các triệu chứng của bệnh bạch cầu

Khi dạng bạch cầu ung thư phát triển nhanh trong tủy làm đau nhức, đồng thời chiếm chỗ và làm giảm sự phát triển những tế bào máu bình thường khác. Người bệnh sẽ có các triệu chứng sau:

  • Sốt, cảm lạnh, đau đầu, khớp: do sức công phá của bạch cầu ác tính trong tủy
  • Mệt mỏi, yếu sức, da đổi thành màu trắng nhạt: do thiếu hồng cầu dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu là một triệu chứng phổ biến của bệnh bạch cầu gây ra bởi sự ức chế sự phát triển của các tế bào máu đỏ do các tế bào máu trắng ác tính lấn át. Thiếu máu đơn thuần sẽ không gây sốt và các triệu chứng chảy máu, nhưng thiếu máu do bệnh bạch cầu sẽ kèm theo sốt và các triệu chứng chảy máu.
  • Hay bị nhiễm trùng: do bạch cầu không bình thường
  • Chảy máu nướu răng, dễ bầm: do giảm khả năng làm đông máu:
  • Trẻ em thì chậm lớn, hoạt động thể lực hằng ngày bị giảm sút, biếng ăn, sút ký.
  • Nếu bệnh nhân là nữ thì sẽ có hiện tượng ra mồ hôi về ban đêm.

Nguyên nhân gây bệnh máu trắng

Có nhiều nguyên nhân khác khiến bạch cầu tăng đột biến như: do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng; các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan…, khi cơ thể có vật lạ; hoặc các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, mạn tính.

Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu người ta có thể thấy, ung thư máu thường gặp ở những người tiếp xúc với bức xạ năng lượng cao, tiếp xúc trong lĩnh vực điện từ làm tăng nguy cơ bệnh bạch cầu (ung thư máu). Ngoài ra, ung thư máu còn có yếu tố di truyền.

Những biện pháp chẩn đoán bệnh máu trắng

Đối với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh máu trắng thì không thể dùng xét nghiệm máu thông thường. Khi này các bác sĩ cần chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm để có kết quả chẩn đoán chính xác như:

  • Khám sức khỏe: thăm khám lâm sàng nhằm mục đích tìm ra các dấu hiệu như da nhợt nhạt xanh xao do thiếu máu, phì đại gan hoặc lá lách, sưng hạch bạch huyết…
  • Xét nghiệm máu: Căn cứ vào mẫu máu lấy được để xác định mức độ bất thường của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu… Để từ đó chẩn đoán bệnh máu trắng.
  • Xét nghiệm tủy xương: Sử dụng kim dài và mỏng để  thực hiện thủ thuật lấy mẫu tủy xương. Tiếp đến gửi tới các phòng thí nghiệm để xác định các tế bào ung thư máu. Kiểm tra dấu hiệu trên bề mặt tế bào ung thư, kiểm tra thể nhiễm sắc… sau khi xác định được bệnh thuộc loại nào, ở vào giai đoạn nào thì bác sĩ sẽ quyết định nên dùng loại thuốc gì và áp dụng phương pháp điều trị nào.
  • Ngoài ra, chẩn đoán mức độ xâm nhập của tế bào ung thư đối với xương và các cơ quan nội tạng, cần phải áp dụng các biện pháp kiểm tra như chụp CT, MRI hoặc quét bằng phóng xạ.

Người mắc bệnh máu trắng sống được bao lâu?

bệnh bạch cầu sống được bao lâu

Xem ngay:  Trẻ thiếu máu nên ăn gì? 10 thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ bị thiếu máu

Bệnh nhân mắc bệnh máu trắng hay ung thư máu sống được bao lâu còn phụ thuộc vào từng thể loại bệnh ung thư máu và giai đoạn mà người đó mắc phải. Cụ thể như sau:

1. Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính

  • Những người được chẩn đoán ở giai đoạn đầu có thể sống trung bình là 98 tháng (khoảng 8 năm).
  • Những người được chẩn đoán ở giai đoạn giữa, có thời gian sống trung bình là 65 tháng (5,5 năm).
  • Ở giai đoạn cuối, thời gian sống chỉ còn 42 tháng (khoảng gần 4 năm).

2. Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính

Đây là loại phổ biến nhất của bệnh bạch cầu ở người trưởng thành. Nếu phát hiện sớm, thống kê cho thấy 20% đến 40% bệnh nhân sống ít nhất 60 tháng (5 năm). Tuy nhiên, người lớn tuổi mắc bệnh này thường có tiên lượng khá kém.

3. Bệnh bạch cầu lympho mạn tính

Nếu bệnh chỉ ảnh hưởng đến các tế bào B, bệnh nhân có thể sống từ 10-20 năm. Tuy nhiên, những người có bệnh bạch cầu lympho mạn tính tế bào T có tuổi thọ rất thấp.

4. Bệnh bạch cầu lympho cấp tính

Những người mắc loại bệnh bạch cầu này trung bình chỉ sống được 4 tháng. Tuy nhiên, khoảng 80% trẻ em bị bệnh bạch cầu lympho cấp tính có thể chữa khỏi hoàn toàn. Trẻ em trong nhóm tuổi 3-7 có cơ hội phục hồi hoàn toàn cao nhất. Người lớn chỉ có 40% cơ hội chữa khỏi bệnh, và điều này phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn tiến triển của bệnh.

Tuy nhiên, những con số thống kê trên chỉ mang tính tham khảo và không phải là thước đo chuẩn cho thời gian sống của từng cá nhân được. Vì thế, hãy mạnh mẽ chiến đấu với căn bệnh này và luôn tin tưởng rằng những điều tốt đẹp nhất vẫn đang chờ đợi bạn phía trước.

Bệnh máu trắng có chữa được không?

bệnh máu trắng có chữa được không

Cùng với sự phát triển và tiến bộ của y học, trình độ điều trị bệnh máu trắng đã được nâng cao đáng kể, không chỉ làm chậm lại quá trình tiến triển bệnh mà còn cố gắng nghiên cứu để kéo dài sự sống cho người bệnh thậm chí chữa khỏi bệnh. Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh máu trắng gồm có hóa trị, điều trị bằng thuốc, cấy ghép tủy xương hoặc tế bào gốc, điều trị gen…

Mặc dù bệnh máu trắng không còn là một căn bệnh nan y đáng sợ, nhưng một khi mắc bệnh thì chi phí điều trị lại rất tốn kém về cả tiền bạc và thời gian, cả tâm trí lẫn cơ thể đều bị ảnh hưởng lớn trong và sau khi điều trị.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, sẽ giúp bạn đọc có hiểu biết nhất định về bệnh máu trắng (ung thư máu). Để từ đó có cách theo dõi và chăm sóc tốt sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bệnh bạch cầu cấp hay bệnh máu trắng có thể mắc ở bất kỳ lứa tuổi nào. Khi bạn thấy có triệu chứng bất thường, hãy đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Xem ngay:  Ăn gì để chống dị tật thai nhi và top 15 thực phẩm giàu Folate

Nguồn tham khảo:

Leukemia – https://www.webmd.com/cancer/lymphoma/understanding-leukemia-basics#2

Leukemia – https://www.drugs.com/health-guide/leukemia.html

Leukemia: Outlook / Prognosis – https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4365-leukemia/outlook–prognosis

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu