Ferrovit

Mẹ bầu nên uống gì để con không bị dị tật bẩm sinh?

Mẹ bầu nên uống gì để con không bị dị tật bẩm sinh?

Dị tật bẩm sinh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, phát triển của trẻ. Việc tìm hiểu và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh đúng cách sẽ giúp bố, mẹ an tâm hơn khi có ý định có con. Bổ sung 400mcg acid folic mỗi ngày có thể giúp hạn chế dị tật bẩm sinh.

1. Dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là gì?

Dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh thường được xem là nặng và cần được phát hiện, điều trị sớm. Trẻ có thể bị dị tật về hình dáng bên ngoài hoặc cơ quan nội tạng bên trong, cần được khám toàn diện để chẩn đoán.

Một số dị tật bẩm sinh thường gặp:

  •  Hội chứng Down (Don Syndrome)
  • Biến dạng chân (chân vẹo)
  • Sứt môi, hở hàm ếch
  • Dị tật bẩm sinh
  • Dị tật ống thần kinh (giãn não thất, não úng thủy, nứt đốt sống, hở hộp sọ, tật vô sọ…)

2. Nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ

Nguyên nhân dị tật bẩm sinh

Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra nhiều dị tật bẩm sinh thông qua những đột biến di truyền. Bố hoặc mẹ mang gen bệnh có biểu hiện hoặc vẫn khỏe mạnh, nhưng trong gia đình có tiền sử mắc bệnh, khả năng bố/mẹ truyền gen bệnh cho con là rất cao.

Yếu tố kinh tế, nhân khẩu học: Người ta ước tính rằng, khoảng 94% các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng thường xảy ra ở các nước thu nhập trung bình, thấp. Thu nhập thấp, mẹ bầu ít nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai.

Mẹ bầu mang thai ở độ tuổi trên 35, hoặc bố trên 50 tuổi: Do ở độ tuổi cao nên trứng và tinh trùng thường không còn được đảm bảo, quá trình phân chia nhiễm sắc thể dễ xảy ra lỗi dẫn đến bất thường trong di truyền.

Do môi trường: Việc mẹ tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất độc hại như: rượu, bia, chất phóng xạ, thuốc lá, hóa chất cũng tăng nguy cơ dị tật ở trẻ.

Sử dụng một số loại thuốc trong thời điểm mang thai: Thuốc tránh thai, thuốc chống động kinh, thuốc chống khối u ung thư, thuốc chứa estrogen, thuốc trị bệnh tim…

Mẹ bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh khi mang thai: Rubella, Herpes, tiểu đường thai kỳ…

Một số nguyên nhân khác: mẹ thiếu vitamin B9, sốt cao, tắm hơi, tắm bồn nước nóng, hút thuốc, uống rượu, bia.

3. Cách phòng tránh dị tật bẩm sinh

Chuẩn bị trước khi mang thai

Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi mang thai

Duy trì lối sống, dinh dưỡng cả vợ và chồng lành mạnh trước khi quyết định mang thai

Theo dõi, kiểm tra thường xuyên sức khỏe thai kỳ trong suốt quá trình mang thai

Bổ sung chất acid folic để ngăn ngừa dị tật ở trẻ

Xem ngay:  Uống sắt và vitamin E cùng lúc khi mang thai: Lợi hay hại? 

      Acid folic là gì?

Acid folic hay còn gọi là folate hay vitamin B9, vai trò của acid folic vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ có thai và thai nhi. CDC (Centers for Disease Control) khuyến khích tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên cung cấp 400 microgram acid folic mỗi ngày.

Việc tiêu thụ thực phẩm giàu acid folic mỗi ngày được xem là cách đơn giản để giúp ngăn ngừa một số dị tật não, dị tật cột sống ở thai nhi. Vì acid folic cần thiết cho sự phát triển của bào thai, nhất là hệ thần kinh.

     Liều lượng bổ sung acid folic đúng

Theo khảo sát của Tổ Chức Y Tế Thế Giới và Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, có hơn 50% phụ nữ Việt đang trong độ tuổi sinh sản có nồng độ acid folic trong máu thấp dưới ngưỡng tối ưu trong việc phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Bổ sung thêm acid folic là cách phòng tránh dị tật ở trẻ hiệu quả. Vậy, bạn cần bổ sung với liều lượng bao nhiêu là đủ?

Trung bình, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nên bổ sung từ 400-800 micrograms (mcg) tương đương 0,4-0,8 milligram/ngày. Bạn nên bổ sung kể cả khi chưa có con.

  • Nếu đang có ý định mang thai, bạn nên bổ sung acid folic trước 3 tháng với liều lượng 400-800 mcg/ngày để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • Nếu bạn đang mang thai: Bạn vẫn nên tiếp tục duy trì 400-800 mcg acid folic/ngày để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé trong suốt giai đoạn thai kỳ.
  • Nếu bạn đang cho con bú: Bạn nên bổ sung 500 mcg acid folic/ngày.
  • Nếu bạn đang có con bị dị tật bẩm sinh não hoặc bị đứt đốt sống và muốn sinh thêm bé. Bạn có thể phải bổ sung đến 4000 mg acid folic/ngày (tùy theo kê đơn của bác sĩ).
  • Nếu bạn bị dị tật ống thần kinh và muốn có con: Nhất định bạn phải bổ sung acid folic mỗi ngày. Liều lượng tùy thuộc vào bác sĩ kê đơn.

    Nên bổ sung acid folic vào thời điểm nào để tránh dị tật bẩm sinh?

Dị tật não và tật nứt cột sống là dị tật ống thần kinh. Những dị tật này thường được hình thành trong 2 tuần đầu của thai kỳ, giai đoạn này phụ nữ thường không biết mình đang mang thai. Vì vậy, bổ sung càng sớm càng tốt trước khi có ý định mang thai để ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh không mong muốn.

Trường hợp bổ sung acid folic từ thực phẩm khó kiểm soát được liều lượng bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng viên uống bổ sung sắt chứa acid folic.

Nguồn tham khảo:

Pregnancy diet: Focus on these essential nutrients – https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082

10 Ways to Help Prevent Birth Defects – https://www.uabmedicine.org/-/10-ways-to-help-prevent-birth-defects

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu