Xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì là vấn đề gây nhiều băn khoăn cho người bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn kiêng một số loại thực phẩm để tình trạng bệnh được thuyên giảm, nhanh hồi phục, tránh những triệu chứng nặng do bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
1. Bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì?
Cách đơn giản để chọn đúng thực phẩm tốt cho người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là thực phẩm tự nhiên, chưa qua chế biến, đóng gói. Các loại thực phẩm qua tinh chế, chế biến sẵn sẽ cung cấp năng lượng không tốt cho cơ thể người bệnh. Vậy người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì?
- Trái cây tươi
- Rau củ màu đỏ, cam, xanh
- Thịt gia cầm như ức gà
- Các loại cá béo: cá hồi, cá tuyết
- Chất béo tốt cho sức khỏe như bơ, dầu ô liu
- Các loại hạt, bơ đậu phộng
- Ngũ cốc nguyên cám
- Bánh mì, mì ống làm từ ngũ cốc nguyên cám
- Trứng
- Các sản phẩm sữa ít béo
- Cụ thể, hơn, bạn có thể tham khảo các nhóm thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu folate
Folate là một trong những vitamin nhóm B rất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là các tế bào máu. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), người trưởng thành cần ít nhất 400 mcg folate mỗi ngày và phụ nữ mang thai cần khoảng 600 mcg folate.
Thực phẩm giàu folate (axit folic) gồm:
Các loại rau xanh đậm: bông cải xanh, rau bina, rau chân vịt
Gan bò
Các loại đậu
Ngũ cốc nguyên cám
- Thực phẩm giàu vitamin B12
Nếu folate cần thiết cho các tế bào máu thì vitamin B12 cần thiết cho việc tái tạo hồng cầu mới khỏe mạnh. Việc thiếu hụt vitamin B12 cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng giảm lượng tiểu cầu trong máu.
Theo NIH, người trên 14 tuổi cần khoảng 2,4 mcg vitamin B12 mỗi ngày, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần khoảng 2,8 mcg vitamin B12/ngày.
Vậy người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì để cung cấp vitamin B12?
Thịt bò, gan bò
Trứng
Cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá tuyết
Ngũ cốc nguyên cám
Thực phẩm chức năng có chứa vitamin B12
Các chế phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi, phô mai hoặc sữa hạt
Có thể bạn quan tâm: Ăn gì bổ sung sắt cho cơ thể
Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho rằng sữa bò có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tiểu cầu. Vì thế, bạn nên chọn các loại sữa hạt để đảm bảo tốt nhất.
- Thực phẩm giàu vitamin C
Đa phần mọi người đều biết, vitamin C có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng, bảo vệ hệ miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C còn giúp các tiểu cầu hoạt động hiệu quả, tăng cường khả năng hấp thu chất sắt cho cơ thể. Sắt cũng là một trong những khoáng chất cần thiết cho việc sản sinh tiểu cầu khỏe mạnh.
Vậy người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì để cung cấp vitamin C?
Bông cải xanh
Cải Brussel
Trái cây họ cam quýt như cam, bưởi, chanh
Trái kiwi
Ớt chuông
Dâu tây
Một số lưu ý rằng, vitamin C dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Vì vậy, để cơ thể hấp thụ vitamin C tối ưu nhất, bạn nên ăn trực tiếp, tránh chế biến thực phẩm có chứa vitamin C.
- Thực phẩm giàu vitamin K
Vitamin K rất cần thiết cho quá trình đông máu, sức khỏe của xương khớp. Một số nghiên cứu đã được tiến hành và có kết quả rằng: Khoảng 26,98% người dùng vitamin K hoặc tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin K được ghi nhận là có cải thiện về số lượng tiểu cầu trong cơ thể, giảm các triệu chứng chảy máu.
Liều lượng vitamin K hợp lý là:
Đối với nam trưởng thành trên 19 tuổi: 120 mcg/ngày
Đối với nữ trưởng thành trên 19 tuổi: 90 mcg/ngày
Người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì để cung cấp vitamin K?
Natto (loại đậu nành Nhật lên men)
Rau lá xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xanh
Đậu nành, các loại dầu nành
Bí ngô
- Thực phẩm giàu chất sắt
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo những tế bào hồng cầu và tiểu cầu khỏe mạnh. Một số nghiên cứu đã được tiến hành ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bị thiếu máu do thiếu sắt cho thấy, sắt có khả năng làm tăng lượng tiểu cầu, bổ sung đủ lượng tiểu cầu cho những người mắc bệnh.
Theo NIH, nên bổ sung lượng sắt đủ theo độ tuổi
Nam trên 18 tuổi: 8 mg sắt/ngày
Nữ 19-50 tuổi: 18 mg sắt/ngày
Nữ trên 60 tuổi: 8 mg sắt/ngày
Phụ nữ mang thai: 27 mg sắt/ngày
Vậy người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì để cung cấp chất sắt?
- Hàu
- Gan bò
- Đậu trắng, đậu thận
- Chocolate đen
- Đậu lăng
- Đậu hũ
Lưu ý rằng, khi bạn tiêu thụ các thực phẩm giàu chất sắt, nên dùng kèm thực phẩm giàu vitamin C để làm tăng khả năng hấp thụ chất sắt cho cơ thể. Tuyệt đối tránh ăn thực phẩm hay uống thực phẩm chức năng có chứa canxi cùng lúc với vitamin C, chất sắt.
2. Bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu nên kiêng ăn gì?
Để nhanh hồi phục, tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, bạn cần tránh các loại thực phẩm dưới đây để giảm các triệu chứng bệnh.
- Thịt đỏ
- Dầu động vật
- Trái cây có tác dụng làm loãng máu như cà chua, các loại quả mọng
- Thức ăn nhanh
- Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn
- Tỏi, hành tây
Bên cạnh các món ăn, đồ uống cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Nước lọc sẽ là lựa chọn tốt nhất cho người bệnh, cần hạn chế cà phê, rượu trong giai đoạn này. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi thường gặp. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn về thực phẩm giúp bệnh nhanh hồi phục, sớm khỏe mạnh trở lại.
Nguồn tham khảo:
How can I increase my platelet count naturally? – https://www.medicalnewstoday.com/articles/322937
Immune Thrombocytopenic Purpura: Foods to Eat and to Avoid – https://www.healthline.com/health/itp/foods-to-eat-and-avoid