Ferrovit

6 bí kíp cho bạn gái đi biển vào ngày đèn đỏ

6 bí kíp cho bạn gái đi biển vào ngày đèn đỏ

Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi biển cùng gia đình, bạn bè, thả mình trong làn nước mát và bầu không khí trong lành; thì đùng một cái, chu kỳ kinh nguyệt bỗng dưng ập đến. “Bà dì ghé thăm” khiến bạn không tự tin? Đừng lo lắng, những tuyệt chiêu đi biển ngày đèn đỏ dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này! 

1. Chọn loại băng vệ sinh

Băng vệ sinh luôn là vật dụng không thể thiếu với mỗi chị em phụ nữ vào ngày đèn đỏ. Khi đi biển, bạn không nên dùng loại băng vệ sinh miếng thông thường vì chúng dễ tràn, nhanh đầy, dễ lộ và bị tuột khi bạn bơi. Loại băng này khi tiếp xúc với nước thường gây ẩm và sũng nước làm khó chịu, cũng như không thể thấm hút kinh nguyệt. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn giữa tampon và cốc nguyệt san (hay cốc đựng kinh nguyệt): 

Tampon

chuẩn bị tampon khi đi biển

Tampon là loại băng vệ sinh hình chiếc que nhỏ bằng đầu ngón tay. Khi dùng, bạn phải đặt tampon vào bên trong “cô bé”. Một đầu của tampon có dây kéo để giúp người sử dụng lấy ra và kiểm soát dễ dàng hơn. Bạn sẽ không cần phải lo lắng liệu kinh nguyệt có chảy ra ngoài hay không, vì loại này có khả năng co giãn vừa khít với cơ thể. Nếu dùng tampon, bạn nhớ phải dấu kỹ phần dây này để tránh “lộ hàng”. 

Việc bơi lội sẽ tạm thời giảm thiểu lượng kinh nguyệt chảy ra ngoài, trong khi đó tampon lại giúp thấm hút toàn bộ. Nếu không thoải mái khi dùng loại này, bạn nên thử ở nhà cho quen dần trước khi đi bơi. Thêm một lưu ý nữa là không được dùng tampon quá 8 tiếng, nói cách khác, cứ tối đa 8 tiếng bạn phải thay tampon một lần. 

Điều quan trọng nhất là khi dùng tampon cho phép bạn bơi thỏa thích trên biển ngay trong ngày “đèn đỏ” mà không lo lắng về việc bị lộ hay chệch chỗ. Tăm bông cũng là vật ngăn cản rất hữu ích những xâm nhập của vi sinh vật biển bất lợi vào “vùng kín”. Kinh nghiệm của nhiều phụ nữ từng dùng tampon chia sẻ rằng bạn có thể an toàn bơi tới 4-5 tiếng mà không lo bị tràn. Tuy nhiên, thực tế chẳng mấy người có thể bơi liên tục trong suốt thời gian này. Như vậy bạn có thể thỏa sức tham gia hoạt động vui chơi mà không phải lo lắng về vấn đề kinh nguyệt nữa. 

Có nhiều loại cũng như kích thước của tampon để phù hợp với lưu lượng máu khác nhau của mỗi người. Căn cứ theo chu kỳ hàng tháng của mình mà bạn hãy chọn loại phù hợp với lưu lượng máu là được (có bốn loại: nhỏ, trung bình, lớn và lớn nhất). 

Một điểm quan trọng cần lưu ý là những bạn gái còn “zin” thì không nên sử dụng loại tampon này vì nó sẽ ảnh hưởng đến “cái ngàn vàng” do tampon là đặt sâu vào “vùng kín”. Tampon tiện lợi nhưng phụ nữ không nên quá lạm dụng thường xuyên trong các kỳ đèn đỏ vì nó có thể khiến môi trường âm đạo bị thay đổi, mất cân bằng. 

Cốc nguyệt san

chuẩn bị cốc nguyệt san khi đi biển

Cốc nguyệt san được thiết kế với hình dáng gần giống như một chiếc phễu nhỏ, làm từ silicon hoặc nhựa y tế, đảm bảo an toàn với sức khỏe. So với tampon hay băng vệ sinh thông thường, cốc nguyệt san mang đến nhiều lợi ích hơn như không gây tình trạng bí bách, dày cộm, không lo “tràn băng”, hạn chế vi khuẩn tấn công và mùi hôi khó chịu, không làm mất độ ẩm tự nhiên đồng thời có thể cân bằng độ pH trong âm đạo, an toàn với sức khỏe và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khi cốc kinh nguyệt đầy, bạn phải đổ và vệ sinh cốc thật sạch sẽ cho những lần sau. 

Mặc dù cốc đựng kinh nguyệt không phổ biến bằng tampon, nhưng bạn vẫn có thể dùng loại này đưa vào âm đạo và cố định bên trong để chứa kinh nguyệt. Bạn có thể mang cốc này lên đến 10 tiếng, hơn tampon với thời gian tối đa là 8 tiếng. Cũng giống như tampon, cốc đựng kinh nguyệt được thiết kế để đặt trong âm đạo, “vô hình” khó nhận thấy được. Loại này thấm hút toàn bộ lượng kinh nguyệt, và thiết kế không có dây nên bạn không cần lo ngại về phần dây vướng víu như khi sử dụng tampon. 

Thuốc trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt

Đây là phương pháp “né” ngày “đèn đỏ” vào đúng dịp đi biển, dùng thuốc tránh thai để làm chậm ngày. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, phương pháp này tuyệt đối không được quá lạm dụng liên tục vì nó có thể làm rối loạn hormone. Với những bạn định sử dụng biện pháp này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định. 

Xem ngay:  Rối loạn tiền đình có gây biến chứng nguy hiểm không? Cách phòng ngừa tình trạng này

2. Luôn mang theo “đồ nghề” trong túi

luôn chuẩn bị băng vệ sinh trong túi ngày đèn đỏ

Nếu sử dụng tampon, bạn có thể cần phải thay nhiều lần trong ngày khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài. Do vậy bạn nên mang thêm để phòng khi cần dùng để thay thế, trong trường hợp bạn muốn tận hưởng ngày vui và ở lại lâu hơn. Bạn cũng nên mang theo băng vệ sinh, vì sau khi bơi lội và thay quần áo, bạn cũng có thể thay tampon bằng miếng băng vệ sinh để thoải mái hơn. 

Lưu ý nhỏ: 

  • Trong những ngày có kinh nguyệt nhiều, bạn nên thường xuyên thay tampon từ 3 đến 4 tiếng. 
  • Nếu mang cốc kinh nguyệt, bạn có thể yên tâm bơi lội trong vòng 10 giờ. Tuy vậy, bạn vẫn nên canh thời gian để vệ sinh cốc tránh trường hợp bị tràn vào những ngày kinh nguyệt ra nhiều. 
  • Ngoài ra, đôi khi mang nhiều tampon phòng hờ lại có thể “cứu cánh” cho các bạn gái khác trong nhóm khi cần thiết. 

3. Bơi một cách tự nhiên và không lo lắng về kinh nguyệt

đùng quá lo lắng trong ngày kinh nguyệt

Kinh nguyệt thường là chủ đề bị xuyên tạc khá nhiều. Điều đó khiến nhiều bạn gái lo sợ, mặc dù đã dùng tampon, mặc quần short tối màu khi xuống biển nhưng bạn vẫn có cảm giác lo lắng, lo là hàng trăm người trên bãi biển sẽ phát hiện ra bí mật khó nói của mình. Đi biển ngày đèn đỏ chắc chắn không thể thoải mái, tự tin như ngày thường được nhưng bạn cũng không nên quá bận tâm về sự xuất hiện của “bà dì”. 

Đừng quan tâm khi người khác nói rằng tampon hút nhiều nước khi bạn đang bơi. Những câu nói này không hề có căn cứ chính xác, do vậy bạn có thể thoải mái đi bơi nếu thích. Bạn càng để ý, có càng nhiều hành động “kỳ lạ” thì càng gây sự chú ý với người khác. 

Cho nên, tốt nhất là chúng mình hãy tạm quên đi mối bận tâm trong lòng, thoải mái hòa mình vào dòng nước và vui đùa cùng những người bạn xung quanh. 

4. Khắc phục tình trạng đau bụng kinh

khắc phục tình trạng đau bụng kinh

Có nhiều bạn gái thường gặp những cơn đau bụng kinh hành hạ vào ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm thiểu cơn đau hoặc cảm giác chướng bụng: 

  • Tránh thức ăn chiên xào, mặn hoặc thực phẩm không tốt cho sức khỏe nói chung, như cafein. 
  • Đề phòng cơn đau quá dữ dội, bạn hãy chuẩn bị một vài viên thuốc giảm đau để sẵn trong túi nhé. 

5. Chọn trang phục phù hợp

Khi đã dùng cốc nguyệt san hoặc tampon, đặc biệt là cốc nguyệt san, bạn không phải lo về việc “tràn băng” hoặc bị tuột khi tham gia các bơi lội. Nhưng nếu bạn muốn cẩn thận, thì có thể mặc đồ bơi sẫm màu để cảm giác an toàn hơn thay vì mặc những bộ bikini nóng bỏng. 

Chọn tông màu dễ thương như là xanh đậm hay tím đậm và kín đáo, như quần short dáng rộng màu đen rất phù hợp với áo bikini hoặc đồ bơi dạng chân váy xòe,… Bạn cũng có thể chọn bộ đồ có vải dày ở vùng kín để không phải lo lắng về việc dây tampon lộ ra ngoài. 

6. Lời khuyên cho các bạn gái vào ngày ấy

  • Để dây tampon không lộ ra ngoài, bạn có thể cắt bớt sợi dây với độ dài vừa đủ, tránh trường hợp “lộ ra” dưới đáy quần. Không nên cắt cụt dây vì bạn sẽ không thể kéo tampon ra ngoài được. 
  • Trước khi bơi, bạn nên đi vệ sinh. Như vậy sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ kinh nguyệt tràn ra hồ bơi. 
  • Để giảm bớt lượng kinh nguyệt, bạn có thể thử nạp các thực phẩm giàu kali. 
  • Trong chu kỳ kinh nguyệt, do cơ thể phụ nữ mất đi một lượng máu khá nhiều. Do đó các bạn cần bổ sung đầy đủ bằng một số thực phẩm có tác dụng bổ máu như thịt bò, ức gà, hạt bí ngô, gan, đậu phụ, uống các viên bổ sung sắt để tạo nguồn sắt dự trữ cho cơ thể. 
  • Máu thường chảy chậm trong nước nhưng không ngừng lại; sau một thời gian, kinh nguyệt có thể rỉ ra ngoài, nhưng không quá rõ ràng để người khác có thể nhận biết. 

Ngoài việc tắm biển thì các bạn gái còn có nhiều cách để thưởng thức kỳ nghỉ trong những ngày đèn đỏ. Bạn có thể tắm nắng hoặc đi dạo bên bờ biển. Đặc biệt, việc đi bộ vừa giúp bạn ngắm cảnh, thư thái tinh thần và giảm cảm giác khó chịu trong những ngày ấy. Mong rằng những tuyệt chiêu đi biển ngày đèn đỏ của chúng tôi sẽ giúp bạn có kỳ nghỉ tuyệt vời.

Xem thêm:

Dấu hiệu có kinh trước 1 tuần bạn gái cần chuẩn bị gì?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài trong bao lâu?

Bạn sẽ mất đi bao nhiêu máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?


Nguồn tham khảo:

Your Period Doesn’t Stop in Water — Here’s How to Handle It – https://www.healthline.com/health/does-your-period-stop-in-water#takeaway

Swimming and Your Period: Gross or Go For It? – https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/womens-health/2016/june/swimming-and-your-period-5-myths-debunked

Yes, you can safely swim while on your period with or without a tampon – https://www.insider.com/can-you-swim-on-your-period

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu