Chuẩn bị mang thai

Tam cá nguyệt 1 (3 tháng đầu)

Tam cá nguyệt 2 (3 tháng giữa)

Tam cá nguyệt 3 (3 tháng cuối)

Chăm sóc mẹ sau sinh

Cẩm nang tiền mang thai
Cẩm nang mang thai – Tam cá nguyệt đầu tiên - tuần 1 đến 12
Cẩm nang mang thai – Tam cá nguyệt thứ 2 - tuần 13 đến 16
Cẩm nang mang thai – Tam cá nguyệt thứ 3 - tuần 27 đến khi sinh
Cẩm nang chăm sóc mẹ sau sinh
Tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh

Cả bố và mẹ đều cần một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng với trái cây tươi cùng rau củ quả, nhằm chuẩn bị cho cơ thể một trạng thái tốt nhất trước khi thực hiện kế hoạch sinh con.

Bắt đầu sử dụng thuốc bổ dành cho bà bầu

"Tuần thứ 3-6 sau khi thụ thai rất quan trọng đối với sự phát triển các cơ quan đầu tiên của bé. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, hầu hết các mẹ bầu không biết mình đang mang thai cho đến khi thai nhi lớn dần và phát triển hơn. Việc xây dựng mức dinh dưỡng cao hơn theo nhu cầu của cơ thể trong quá trình mang thai sẽ tốn thời gian và rất khó để đảm bảo đủ hàm lượng nếu bạn chỉ bổ sung qua chế độ ăn uống. Do đó, việc bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất dành cho bà bầu giúp đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và bé. Điều quan trọng là bạn nên bắt đầu dùng thuốc bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất cho thai kỳ từ ít nhất một tháng trước khi dự định mang thai.

Khám sản phụ khoa

Bạn nên trao đổi với bác sĩ về ý định mang thai. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về những thông tin quan trọng như những xét nghiệm cần thiết, các loại thuốc mà bạn có thể sử dụng ở giai đoạn này cũng như các loại vắc xin được khuyến nghị tiêm phòng trước khi mang thai. Từ các lời khuyên trên, bạn cũng có thể xem xét thêm về tiền sử bệnh gia đình nếu có. Trong trường hợp bạn đang thực hiện các biện pháp ngừa thai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ngừng các biện pháp này.

Xem xét các bảo hiểm cá nhân

Nếu có ý định sử dụng dịch vụ khám sức khỏe tư nhân trong quá trình mang thai và khi đi sinh, hãy kiểm tra các chế độ và quyền lợi của bạn. Bạn có thể cần mua bảo hiểm ít nhất 12 tháng trước khi mang thai.

Kiểm tra những quyền lợi khi nghỉ thai sản

Bạn nên hiểu rõ quyền lợi cũng như chế độ thai sản của mình tại nơi làm việc cũng như bất kỳ nghĩa vụ, trách nhiệm nào mà bạn sẽ cần thực hiện đối với chủ lao động của mình.

Độ tuổi và khả năng sinh sản

Khi tuổi càng cao, khả năng sinh sản ở nam và nữ đều giảm dần đi. Nếu có lựa chọn về thời điểm sinh con, hãy cân nhắc về độ tuổi của cả bố lẫn mẹ. Bạn có thể tham vấn thêm với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về vấn đề này

Kiểm soát cân nặng

Bố và mẹ đều cần duy trì mức cân nặng hợp lý vì thừa cân hoặc thiếu cân có thể ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai. Hãy đặt mục tiêu đạt được chỉ số khối cơ thể (BMI) khỏe mạnh từ 18,5 - 24,99. Nếu chỉ số của bạn vẫn thấp hơn mức đó, bác sĩ có thể hướng dẫn những biện pháp tốt nhất để bạn đạt được cân nặng lý tưởng cho kế hoạch mang thai và sinh con của mình

Không hút thuốc và dùng thức uống có cồn

Lựa chọn an toàn nhất là tránh hoàn toàn rượu bia và không hút thuốc trong thời gian bạn đang cố gắng thụ thai cũng như trong suốt thai kỳ và giai đoạn cho con bú. Phái mạnh cũng cần lưu ý điều này để giúp cải thiện và duy trì chất lượng tinh trùng tốt bằng cách giảm lượng caffeine tiêu thụ và đừng quên caffeine cũng có trong sô cô la, trà, một số loại nước ngọt và nước tăng lực.

Đừng quá căng thẳng

Stress có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ và làm giảm ham muốn tình dục của bạn. Hãy thử các kỹ thuật quản lý căng thẳng như tập yoga và thiền nếu bạn cần thư giãn đầu óc.

Tính ngày rụng trứng

Nắm được khoảng thời gian rụng trứng sẽ giúp bạn tìm ra giai đoạn tốt nhất để thụ thai. Bạn có thể sử dụng công cụ đơn giản của chúng tôi để tính ngày rụng trứng hoặc mua một bộ dụng cụ thử rụng trứng từ hiệu thuốc để giúp xác định cửa sổ thụ thai, tăng cơ hội đậu thai. Nếu đang sử dụng các biện pháp tránh thai như que cấy, thuốc uống hoặc thuốc tiêm tránh thai, cơ thể bạn sẽ cần thời gian để phục hồi khả năng sinh sản. Hãy hỏi thêm ý kiến từ bác sĩ nếu bạn muốn ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai này.

Theo dõi thai kỳ

Ngay khi bạn cảm nhận được mình đang mang thai, hãy đến gặp bác sĩ sản khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra nhằm xác định bạn có đang mang thai hay không cũng như tính ngày dự sinh và giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe tiền sản.

Đặt lịch khám thai

Bạn sẽ cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên trong suốt thai kỳ để đảm bảo quá trình mang thai diễn ra tốt đẹp. Bạn nên khám thai lần đầu từ tuần 10-16. Cân nhắc thực hiện sàng lọc trước sinh Khi thai nhi được khoảng 11 tuần, bạn cần làm xét nghiệm máu và siêu âm để kiểm tra quá trình phát triển của thai. Lần siêu âm đầu tiên của bạn nên tiến hành từ tuần 8-12. Chọn bệnh viện phụ sản hoặc trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Ngay sau khi bạn biết mình đang mang thai, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về các phương pháp sinh nở cũng như lựa chọn bệnh viện.

Khắc phục tình trạng ốm nghén

Phụ nữ mang thai cần nắm được cách trị các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn và nôn. Bạn có thể thử một số biện pháp khắc phục phổ biến sau đây để giúp giảm buồn nôn và nôn.

Xem xét các bảo hiểm cá nhân

Khi nghi ngờ mang thai, nếu có hút thuốc thì bạn cần bỏ thuốc ngay.

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

Bạn cần một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, cân bằng và đa dạng để mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Hãy tìm hiểu về các loại thực phẩm nên tránh hoặc hạn chế trong quá trình mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu nên uống nhiều nước.

Không dùng thức uống có cồn

Tốt nhất, phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tránh các loại đồ uống có cồn.

Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu mỗi ngày

Bố và mẹ đều cần duy trì mức cân nặng hợp lý vì thừa cân hoặc thiếu cân có thể ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai. Hãy đặt mục tiêu đạt được chỉ số khối cơ thể (BMI) khỏe mạnh từ 18,5 - 24,99. Nếu chỉ số của bạn vẫn thấp hơn mức đó, bác sĩ có thể hướng dẫn những biện pháp tốt nhất để bạn đạt được cân nặng lý tưởng cho kế hoạch mang thai và sinh con của mình

Giảm lượng caffeine tiêu thụ

Bạn chỉ nên uống ít hơn 200mg caffeine mỗi ngày, tương đương với khoảng 2 tách cà phê espresso. Đừng quên caffeine cũng có trong sô cô la, trà, một số loại nước ngọt và nước tăng lực.

Tập thể dục thường xuyên

Mẹ bầu vẫn cần vận động và nên cố gắng dành 30 phút tập thể dục vừa phải mỗi ngay như đi bộ hoặc bơi lội.

Kiểm tra chế độ nghỉ thai sản tại nơi làm việc của bạn

Hãy hỏi quản lý của bạn về các thông tin cũng như quyền lợi khi nghỉ thai sản.

Không nên tiếp xúc trực tiếp với phân thú cưng

Nếu bạn có nuôi mèo, hãy đeo găng tay cao su khi cần dọn dẹp khay cát vệ sinh của mèo hoặc bạn có thể nhờ người khác làm thay. Nếu cần làm vườn, bạn cũng đừng quên mang găng tay nhé!

Đặt lịch các xét nghiệm sàng lọc trong tam cá nguyệt thứ 2

Bạn sẽ cần tiến hành xét nghiệm máu từ tuần 15-18 và siêu âm từ tuần 18-20 để kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Tham gia vào hội nhóm các mẹ bầu

Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn trong quá trình mang thai và nhận lại sự hỗ trợ từ các mẹ bầu khác.

Lên kế hoạch sinh con

Hãy bày tỏ với bác sĩ và người bạn đời của bạn những mong muốn về giai đoạn chuyển dạ, sinh nở, từ đó lập kế hoạch đón thiên thần nhỏ. Hãy chi tiết hóa kế hoạch này, chẳng hạn như nếu bạn muốn nghe nhạc Mozart trong phòng sinh.

Học cách cho con bú

Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu bạn dự định cho con bú mẹ, bác sĩ sản khoa hoặc các nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn bạn cách thao tác đúng.

Tham dự các lớp học tiền sản

Các lớp học hữu ích này sẽ bổ sung kiến thức cho mẹ bầu về quá trình chuyển dạ, các biện pháp giảm đau khi sắp sinh, những bài tập thể dục trong thai kỳ và phương pháp chăm sóc trẻ cơ bản như cho bú và dỗ ngủ. Đây cũng là cơ hội để bạn đặt câu hỏi, chia sẻ cảm xúc và gặp gỡ các bậc cha mẹ tương lai tại địa phương của mình.

Tập luyện cơ sàn chậu

Cơ sàn chậu của phụ nữ mang thai có thể bị suy yếu dưới sức căng trong quá trình mang thai và sinh nở, gây rỉ nước tiểu vì tình trạng rò bàng quang. Do đó, bạn hãy thực hiện những bài tập luyện đơn giản, giúp tăng cường sức bền cơ sàn chậu.

Cân nhắc dịch vụ giữ trẻ

Nếu có dự định quay lại làm việc sau khi sinh xong, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các dịch vụ chăm sóc trẻ em tại địa phương trước khi bước vào giai đoạn sinh nở.

Sắm quần áo bầu

Có thể bạn đã nhận thấy quần áo của mình không còn vừa vặn nữa, vậy thì đã đến lúc mua sắm quần áo dành cho bà bầu! Đừng quên tìm thêm các loại áo lót bầu và cho bé bú.

Trang bị ghế ngồi ô tô cho bé

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi phải được giữ an toàn trong lúc ngồi xe ô tô. Bạn sẽ cần một chiếc ghế ngồi ô tô cho bé khi đón mẹ và con từ bệnh viện về nhà. Vì vậy, nếu sử dụng ô tô, bố mẹ hãy trang bị chiếc ghế chuyên dụng này từ sớm. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn về cách lắp đặt ghế ngồi ô tô an toàn dành cho trẻ em tại trang web Kidsafe [URL: http://www.kidsafe.com.au/].

Chuẩn bị đồ dùng cho bé trước khi sinh

Bên cạnh cũi em bé, bạn cũng có thể cần sắm xe nôi, quần áo trẻ em, tã lót và các vật dùng thiết yếu khác. Tùy vào nhu cầu, bạn nên cân nhắc mua mới hoặc mượn từ bạn bè, người thân có con đã lớn và không dùng nữa.

Mua thêm áo ngực bà bầu

Kích cỡ ngực của bà bầu sẽ tăng dần lên theo quá trình mang thai, khiến bạn không còn mặc vừa chiếc áo ngực dành cho bà bầu đầu tiên mà bạn mua. Vì vậy, bạn sẽ cần một chiếc áo mới vừa hơn vào khoảng tuần 28.

Chuẩn bị đồ đi sinh

Mẹ bầu chuẩn bị chuyển dạ cần phải vào bệnh viện nhanh, vì vậy bạn hãy chuẩn bị đồ đi sinh sẵn sàng và chỉ việc đợi ngày khai hoa nở nhụy. Đừng quên bạn cũng cần phải sắp xếp trước đồ dùng cho bé.

Sắp xếp không gian cho bé

Nếu có thể, hãy chuẩn bị phòng em bé để sẵn sàng đón hai mẹ con từ bệnh viện về nhà.

Vệ sinh sau sinh

Không chỉ trẻ mà mẹ cũng cần được chăm sóc sau sinh, được hướng dẫn vệ sinh cơ thể hàng ngày để tránh viêm nhiễm. Sau sinh từ 2 - 3 ngày thì mẹ có thể tắm nhanh bằng nước ấm, mẹ cần chú ý chăm sóc vú để có thể cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, nếu bị tắc tia sữa thì cần xử lý để tránh tình trạng viêm vú, áp xe vú.

Ngủ đủ giấc

Mẹ sau sinh cũng cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý, không cần phải quá kiêng khem mà phải đảm bảo đủ các chất để có sữa cho con bú, mẹ cần nhờ người nhà trông bé để ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày.

Sử dụng vitamin tổng hợp

Sau khi sinh chính là giai đoạn mẹ bỉm sữa cần bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết, bù đắp lượng chất đã mất đi khi mang thai, đồng thời hỗ trợ dự trữ chất dinh dưỡng trong quá trình cho con bú. Việc thiếu hụt dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé do không nhận đủ chất từ sữa mẹ. Chế độ ăn hằng ngày dành cho mẹ sau sinh có thể khó định lượng được hàm lượng dinh dưỡng đủ đầy. Vì thế, việc bổ sung vitamin, khoáng chất tổng hợp cho phụ nữ sau sinh là rất cần thiết với các lợi ích như sau: Sử dụng khoáng chất, vitamin tổng hợp cho mẹ sau sinh trong chế độ ăn uống hằng ngày giúp mẹ cung cấp chất dinh dưỡng nhanh nhất, đầy đủ nhất. Từ đó, giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh hơn, ngăn ngừa các bệnh thiếu máu, loãng xương do sinh nở. Thúc đẩy tăng trưởng tế bào bình thường, ngoài ra còn giúp làm đẹp da, hạn chế rủi ro trầm cảm sau sinh. Bổ sung khoáng chất, vitamin tổng hợp cho mẹ sau sinh giúp tăng cường lượng sữa, chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ, hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.

Kiểm tra sức khỏe sau sinh

Bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe 4-6 tuần sau khi sinh để đảm bảo mọi thứ vẫn ổn. Đây cũng là lúc bạn có thể chia sẻ cảm xúc cũng như những khó khăn khi lần đầu làm mẹ. Dù là sinh thường hay sinh mổ thì mẹ cũng cần phải vận động đi lại sớm sau khi sinh, nếu có vấn đề tâm lý thì cần chia sẻ với mọi người để có thể giải tỏa, trong tuần đầu sau sinh mẹ nên khám lại để đảm bảo sức khỏe an toàn.

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là một trong nhiều biểu hiện phụ nữ có thể gặp phải bởi vì sau khi sinh, lượng hocmoon trong cơ thể người phụ nữ thay đổi, phụ nữ có thể chợi vui, chợt buồn hay thậm chí bật khóc không lý do. Lúc này, tâm lý phụ nữ dễ bị lo âu, chán nản hay dễ bị kích động và rất khó tập trung. Điều này hoàn toàn không tốt cho cả người phụ nữ lẫn trẻ sơ sinh.Khi trẻ sơ sinh được khoảng 3 tháng tuổi đã có thể cảm nhận và đáp ứng lại các biểu hiện tình cảm của người mẹ.Vì vậy, chứng trầm cảm sau sinh của phụ nữ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển tình cảm, ngôn ngữ, nhận thức… của trẻ. Đáng lo nhất, khi quá căng thẳng và trầm cảm, người mẹ có thể mắc chứng hoang tưởng và ghét con. Lúc này, phụ nữ hãy thẳng thắn nhờ chồng chia sẻ việc nhà và cùng nhau chăm con. Đồng thời, bạn cũng cần học cách tự cân bằng cuộc sống và dành thời gian thư giãn cho chính bản thân mình. Khi áp lực gia đình được chia sẻ bớt, người mẹ sẽ thấy tinh thần thư thái hơn, yêu đời hơn và gắn kết với con hơn.

Cân nặng sau sinh

Là phụ nữ, ai cũng mong muốn mình có 1 phom người thon gọn. Chính vì thế, vấn đề vóc dáng và cân nặng sau sinh luôn được chị em đề cao. Tuy nhiên, dù sốt ruột thế nào, bạn cũng không nên nôn nóng tập thể dục quá sớm.Điều này không tốt cho chính bản thân bạn cũng như đứa con thân yêu của bạn. Lời khuyên dành cho phụ nữ: Hãy kiên nhẫn, cho cơ thể thời gian để phục hồi. Bạn chỉ nên tập luyện kể từ khi chấm dứt 4 tháng nghỉ dưỡng sau sinh. Cho tới khi con bạn cai sữa, bạn mới nên thực hiện chế độ ăn kiêng của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên biết rằng, cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu là bạn cũng có một lợi thế to lớn trong quá trình giảm cân sau sinh đấy.

Một chế độ ăn uống cân bằng với các loại thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin cũng như tránh các thực phẩm không tốt là cách tốt nhất để chuẩn bị cho cơ thể trước khi bước vào giai đoạn mang thai cũng như tăng khả năng thụ thai thành công.

Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu cần được thiết lập một cách khoa học vì nó mang tính quyết định tới cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Trong đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ bởi đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi.

Nếu 3 tháng đầu thai kỳ, chế độ dinh dưỡng của mẹ tập trung vào bổ sung dưỡng chất đặc biệt, phòng dị tật bẩm sinh và giảm ốm nghén thì chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tam cá nguyệt thứ 2 lại giúp phục hồi cơ thể để tăng cânVitamin nào cần thiết để bổ sung trong tam cá nguyệt thứ 2

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, em bé sẽ tập trung năng lượng, dinh dưỡng để tăng  nhanh về trọng lượng cơ thể và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể như: mắt, hệ tiêu hóa, phổi và hệ hô hấp, cùng với hệ xương. Vậy dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối như thế nào là hợp lý?

Cho con bú là một giai đoạn rất khó khăn đối với cơ thể bạn. Một chế độ ăn giàu vitamin và chất khoáng rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn cũng như sự phát triển của thai nhi.

Tìm đến các loại thực phẩm phù hợp sẽ không chỉ mang lại bạn cơ hội thụ thai tốt nhất mà còn giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn từ bên trong. Các loại thực phẩm bạn nên chọn gồm:

Thực phẩm giàu chất xơ: Ưu tiên rau củ quả, trái cây tươi và ngũ cốc, chẳng hạn như cà rốt, rau bó xôi, cam bởi chúng rất giàu vitamin cũng như khoáng chất. 

Sữa: Bạn có thể chọn sữa chua Hy Lạp, sữa tươi không đường. 

Thực phẩm hữu cơ: Thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của hormone và sản xuất tinh trùng của nam giới. Vì vậy, nếu có thể, hãy chọn thực phẩm nguyên hạt, thực phẩm chưa qua chế biến (hoặc ít qua xử lý) như trái cây và rau, thịt, trứng, các loại đậu và sữa được chứng nhận có nguồn gốc hữu cơ. “

Thức uống chứa cồn và nhiều caffeine: Bạn nên chọn nước lọc hoặc các sản phẩm được dãn nhãn decaf. Nếu như bạn là một tín đồ của cà phê thì hãy giới hạn lượng cà phê hấp thụ vào cơ thể xuống khoảng 200mg mỗi ngày, tương đương với 60ml hoặc 3-4 cốc trà. Ngoài ra, nên hạn chế thức uống tăng lực. 

Thực phẩm chưa nấu chín: Thịt nguội, xà lách chế biến sẵn, cá sống, thịt hun khói, trứng sống có nguy cơ chứa vi khuẩn listeria, từ đó gây hại cho quá trình thụ thai thành công.

Cá sống ở tầng đáy: Bạn có thể ăn cá từ 2-3 lần mỗi tuần nhưng hãy tránh các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, bao gồm cá rô, cá da trơn, cá vảy (cá mập), cá kiếm và cá linh.

Dù đang phải ăn cho 2 người nhưng bạn không cần phải ăn quá nhiều, mỗi ngày bạn chỉ cần cung cấp thêm 150 calo trong tam cá nguyệt đầu tiên.

  • Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, các dạng protein ít chất béo và chất xơ
  • Bổ sung axit folic, sắt, canxi, vitamin A, D, C, B đầy đủ. Thiếu hụt axit folic có thể gây khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi.
  • Nếu khó chịu vì buồn nôn do ốm nghén, hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ với những món ăn nhạt, giàu protein như bánh quy giòn, thịt, phô mát, nước trái cây…
  • Nếu bạn thèm ăn những thứ phi thực phẩm như đất sét, bụi bẩn, bột giặt, phấn… bạn nên đi khám vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc hội chứng Pica.
  • Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể từ nước trái cây, súp, canh, sữa.

Trong suốt thai kỳ, các chị em thường được bồi bổ rất nhiều thực phẩm được cho là tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn có thể vô tư “ăn cả thế giới”! Bởi lẽ có rất nhiều thứ cần kiêng kỵ ở giai đoạn đầu thai kỳ để đảm bảo sức khỏe thai nhi. Vậy bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì?

  1. Không nên ăn sống các loại rau mầm

  2. Không ăn thịt gia cầm và trứng chưa nấu kỹ

  3. Hạn chế ăn các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao bởi chúng mang hàm lượng thủy ngân cao rất nguy hiểm với sức khỏe. Theo đó, lượng thủy ngân này nếu đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sự phát triển của thai nhi. Đối với cá, hải sản, Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm khuyến khích các bà bầu ăn tôm khi mang thai, cá hồi, cá cơm, cá rô phi, cá minh thái.

  4. Trong thời gian mang thai, bạn nên ăn các thịt loại đã được nấu chín, tránh tiêu thụ thịt sống hoặc thịt tái, vì chúng có thể chứa toxoplasma hoặc các loại vi khuẩn khác ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.

  5. Bà bầu cũng không nên ăn ăn dưa muối trong giai đoạn này dù biết rằng dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày. Nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại.
  6. Một số thực phẩm, rau củ quả bà bầu mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế để phòng ngừa nguy cơ sảy thai, động thai như Rau ngót, Rau răm, Củ dền
  • Axit folic – Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên tiêu thụ 800 mcg folate mỗi ngày trong thai kỳ.Sự phát triển và đóng ống thần kinh của em bé (cuối cùng trở thành cột sống) xảy ra từ ngày 14 đến ngày 28 của thai kỳ. Nồng độ axit folic tác động đến quá trình đóng ống thần kinh và vì sự phát triển này diễn ra quá sớm trong thai kỳ, nên các bà mẹ sắp sinh phải chắc chắn rằng mình đang tiêu thụ đủ lượng axit folic.
  • Sắt – Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ mang thai nên bổ sung 18 mg sắt mỗi ngày.1 Đủ chất sắt giúp thai nhi đang lớn nhận được lượng oxy cần thiết để phát triển tim, phổi và cơ bắp khỏe mạnh. Sắt cũng giúp giữ cho cơ, tim, phổi và các cơ quan khác của mẹ hoạt động khỏe mạnh đồng thời tăng cường năng lượng cho thai nhi.
  • DHA – Viện Y tế Quốc gia khuyến nghị 300 mg DHA trong ba tháng đầu của thai kỳ.6 DHA cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển chức năng của não trẻ sơ sinh.7 Trong thời kỳ mang thai, DHA cũng giúp tăng chiều dài thai kỳ và cân nặng sơ sinh của em bé. 8,9
  • Vitamin B6 – Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêu thụ 2,5 mg vitamin B6 mỗi ngày trong thời kỳ mang thai. 1,2 Người ta ước tính rằng gần 85% phụ nữ mang thai bị ốm nghén phổ biến, phổ biến nhất trong ba tháng đầu. .3 Hiệp hội các bác sĩ sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến nghị vitamin B6 để giúp giảm buồn nôn, một trong những triệu chứng liên quan đến ốm nghén phổ biến.

Nguồn tham khảo: 

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/tam-ca-nguyet-1/thai-3-thang-dau/

First Trimester of Pregnancy https://www.webmd.com/baby/guide/first-trimester-of-pregnancy#3 

The First Trimester of Pregnancy https://www.healthline.com/health/pregnancy/first-trimester#fetal-development 

1st trimester pregnancy: What to expect https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20047208

Prenatal Vitamins for Each Stage of Pregnancy: First Trimester – Months 1 to 3 https://prenate.com/prenatal-vitamins-folic-acid-first-trimester/

Phụ nữ mang thai có nhu cầu vitamin và khoáng chất cao hơn so với bình thường. Các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho thai phụ gồm:

  • Canxi: Trợ giúp cho quá trình hình thành hệ xương của thai nhi. Nhu cầu canxi hằng ngày của phụ nữ mang thai cần tăng thêm khoảng 300mg/ngày, tương đương tổng lượng cần thiết là 1.000 – 1.200 mg/ngày. Các thực phẩm giàu canxi cần thiết cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa thai kỳ gồm: chế phẩm từ sữa, đậu, rau xanh, cá, tôm đồng,…;
  • Axit folic: Rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi vì nếu thai phụ bị thiếu axit folic thì thai nhi dễ bị dị tật ống thần kinh. Nhu cầu acid folic ở phụ nữ mang thai là 600 μg/ngày. Vì vậy, bà bầu cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu axit folic như bắp cải, bông cải xanh, măng tây, chuối, cam, trứng,… Ngoài thực phẩm, thai phụ nên bổ sung thêm axit folic bằng đường uống với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ;
  • Vitamin D: Hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi và photpho tốt hơn để hình thành hệ xương. Thiếu vitamin D dẫn tới nhuyễn xương, hạ canxi máu gây co giật, loãng xương,… Thai phụ nên tắm nắng nhiều hơn (ở thời điểm trời dịu mát, không nắng gắt), đồng thời bổ sung thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu vitamin D như gan cá, bơ, sữa, trứng, các loại cá béo,…;
  • Vitamin A: Phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng giữa cần có một lượng vitamin A dự trữ để cung cấp cho con và tăng sức đề kháng cho mẹ. Nhu cầu vitamin A của thai phụ là 800 μg/ngày. Một số thực phẩm giàu vitamin A rất tốt cho sức khỏe gồm: gan, lòng đỏ trứng, sữa, thịt, rau màu xanh, vàng, đỏ,… Tuy nhiên, cần chú ý nếu phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều vitamin A thì có thể gây dị tật thai nhi. Vì vậy, thai phụ cần bổ sung vitamin A theo chỉ định của bác sĩ;
  • Sắt: Là vi chất rất cần thiết đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Các bà mẹ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa thai kỳ nên tăng cường bổ sung thực phẩm có hàm lượng sắt cao như thịt, gan động vật, nghêu, sò, ốc, ngũ cốc, đậu đỗ,… để phòng ngừa thiếu máu cho mẹ bầu. Nguyên nhân vì nếu mẹ bầu bị thiếu máu có thể gây sinh non, thai chết lưu hoặc thai phụ bị chảy máu nhiều sau sinh. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên dùng thêm viên uống bổ sung sắt, uống ngay từ khi phát hiện có thai và kéo dài tới sau sinh 1 tháng. Đồng thời, để hấp thu sắt tốt hơn nên tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin C;
  • I-ốt: Là loại vi chất có vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Thai phụ nếu thiếu i-ốt có nguy cơ cao bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sinh ra bị chậm phát triển trí tuệ, cân nặng sơ sinh thấp, có các khuyết tật bẩm sinh,… Do vậy, bà bầu nên bổ sung thực phẩm giàu i-ốt như cá biển, rong biển và dùng muối ăn có bổ sung i-ốt, đảm bảo nhu cầu i-ốt đạt 200 μg/ngày;
  • Kẽm: Phụ nữ mang thai nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm để đạt liều lượng tổng là 20 mg/ngày. Nguyên nhân vì nếu thiếu kẽm, thai nhi dễ bị nhẹ cân, chiều cao thấp và dễ có các khuyết tật bẩm sinh.
  • Vitamin B1: Bà bầu cần được cung cấp đủ vitamin B1 để tránh bị tê phù. Thực phẩm giàu vitamin B1 nên bổ sung vào chế độ ăn của thai phụ gồm thịt lợn, rau, các loại hạt đậu, một số loại cá,…

1. Chuối

Chuối chứa nhiều carbohydrates, chất xơ, các axit béo thiết yếu như omega-3 và omega-6, vitamin C , vitamin B phức tạp và các khoáng chất như mangan, magiê, kali, canxi, sắt, đồng và selen. Tất cả các chất dinh dưỡng này hỗ trợ cho sự phát triển lành mạnh của thai nhi. Hơn thế nữa, chuối cũng giúp giảm một số tác dụng phụ của thai kỳ và có nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.

+ Làm giảm buồn nôn và nôn mửa trong thai kỳ.

+ Giúp giảm phù nề.

+ Là nguồn cung cấp Folate tốt.

+ Giúp ngăn ngừa thiếu máu.

+ Giúp phát triển hệ thần kinh của em bé.

+ Làm giảm táo bón.

+ Giúp duy trì huyết áp.

+ Giúp ngăn ngừa tính axit và ợ nóng.

+ Tốt cho sự phát triển của xương.

2. Anh đào

Những quả anh đào màu đỏ, ngon ngọt và thơm ngon chứa nhiều dưỡng chất hơn bạn tưởng. Chúng cung cấp rất nhiều khoáng chất, vitamin, enzyme, axit folic, vv.

+ Tăng cường hệ miễn dịch.

+ Thúc đẩy sự phát triển và sức khỏe của não thai nhi.

+ Giảm sưng viêm.

+ Ngắn ngừa bệnh tiểu đường thai kì.

+ Kiểm soát huyết áp với hàm lượng kali trong anh đào.

+ Khiến giấc ngủ trở nên ngon hơn.

+ Chữa đau đầu được gây ra bởi sự biến động hoóc-môn estrogen và các tình trạng tiền sản giật trong khi mang thai.

3. Táo

Táo cung cấp một loạt các lợi ích hỗ trợ trong quá trình thai kỳ cảu các mẹ bầu. Trong táo có chứa Vitamin C, vitamin B phức tạp – B-6, thiamin và riboflavin, chất xơ, chất dinh dưỡng thực vật, kali, sắt , canxi và phốt pho.

+ Bổ sung canxi – chất giúp phát triển xương khỏe mạnh cho bé.

+ Hỗ trợ hệ tiêu hóa khiến việc trao đổi chất trở nên thuận lợi hơn.

+ Vitamin C trong táo giúp xây dựng một hệ thống miễn dịch tốt cho cả mẹ lẫn bé.

+ Ăn táo làm giảm nguy cơ thiếu máu.

4. Việt quất – trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Quả việt quất cung cấp một loạt các lợi ích sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Quả việt quất cũng có thể làm cho xương của bé mạnh mẽ. Bời vì chúng là loại trái cây giàu vitamin K, Vitamin C, mangan, chất xơ và Cu. Ngoài những tác dụng mà việt quất đem lại bên trên, còn có :

+ Tăng cường sức khỏe tim mạch.

+ Giúp phát triển xương.

+ Phòng tránh tình trạng sinh non.

+ Tăng cường hệ thống miễn dịch.

+ Giúp các mẹ tránh khỏi bị stress khi mang thai.

5. Bơ

Loại trái cây cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắc đến không thể thiếu bơ. Đây là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, ít cholesterol. Trong bơ có chứa : omega – 6, chất xơ, axit folic, khoáng chất và nhiều năng lượng khác nữa.

+ Bổ sung máu, hỗ trợ các mẹ bầu bị thiếu máu.

+ Ngăn ngừa bệnh táo bón, bệnh dạ dày – những bệnh hay gặp ở các mẹ khi mang thai.

+ Tổng hợp nhiều loại vitamin : B1, B2, B5, B6, C, E và K – những vitamin cần thiết cho bà bầu.

+ Chống ốm nghén, giảm chuột rút ở chân.

+ Mức Kali trong bơ giúp giảm nguy cơ mắc tiền sản giật – một biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kì.

Trên đây là những trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa mà chúng tôi gửi tới bạn đọc. Hi vọng bài viết này sẽ có ích cho các mẹ bầu và bé

Nguồn tham khảo: 

Mang thai 3 tháng giữa (tam cá nguyệt thứ 2) cần chú ý những gì? 

https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/tam-ca-nguyet-2/mang-thai-3-thang-giua/

The Second Trimester of Pregnancy https://www.healthline.com/health/pregnancy/second-trimester 

Second Trimester of Pregnancy https://www.webmd.com/baby/guide/second-trimester-of-pregnancy#5 

What to eat in your second trimester https://www.medicalnewstoday.com/articles/322285

Prenatal Vitamins for Each Stage of Pregnancy: Second Trimester – Months 4 to 6

https://prenate.com/prenatal-vitamins-second-trimester-months-4-6/

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/che-do-dinh-duong-3-thang-giua-thai-ky/?link_type=related_posts

Những loại trái cây cho bà bầu 3 tháng giữa https://eu-lifestylemedicine.org/trai-cay-tot-cho-ba-bau-3-thang-giua/

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối, mẹ sẽ cần bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày. Do đó, mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn cân bằng, dinh dưỡng với các thực phẩm giàu:

  • Sắt và protein để ngăn ngừa thiếu máu và tốt cho sự phát triển của bé
  • Canxi: Hỗ trợ sự phát triển của xương thai nhi
  • Magie để giảm bớt chuột rút ở chân, thư giãn cơ bắp và ngăn ngừa sinh non
  • DHA: Cần thiết cho sự phát triển trí não thai nhi
  • Axit folic: Hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi, giảm nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh
  • Chất xơ: Ngăn ngừa táo bón thai kỳ.

Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất kể trên thông qua các thực phẩm như thịt đỏ, thịt nạc, rau có màu xanh đậm, trái cây, đậu nành, sữa và các thực phẩm làm từ sữa, đậu đen, yến mạch, hạnh nhân, hạt lanh, quả óc chó, dầu cá, cá béo. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay và có tính axit (như trái cây họ cam quýt).

Uống khoảng 8 – 12 ly nước mỗi ngày để tránh mất nước và các biến chứng do mất nước. Ngoài ra, mẹ bầu uống đủ nước cũng giúp giảm táo bón và chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối.

Vậy là bạn đã rõ mang thai 3 tháng cuối nên ăn gì? Dưới đây là một số lời khuyên về việc ăn uống trong 3 tháng cuối thai kỳ:

  • Chia bữa ăn thành từng bữa nhỏ và không bao giờ bỏ qua bất kì bữa ăn nào.
  • Lựa chọn ác nhóm thực phẩm lành mạnh trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước và táo bón
  • Cắt giảm đồ uống có caffein.
  • Bỏ hút thuốc
  • Tránh các loại thực phẩm giàu muối, đường và chất béo. Tiêu thụ muối dư thừa có thể dẫn đến giữ nước và sưng mắt cá chân.
  • Tránh dùng cá kiếm, cá mập, cá hồng trắng hoặc cá thu vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao
  • Không dùng sữa chưa tiệt trùng.
  • Tránh các thức ăn cay, nhiều dầu, chiên xào để ngăn ngừa chứng khó tiêu và ợ nóng.
  • Hạn chế tiêu thụ đến mức thấp nhất những thực phẩm nhiều muối. Vì natri là nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp tình trạng sưng phù và đầy hơi. Natri là thành phần có nhiều trong thức ăn nhanh, thực đóng hộp …

Đặc biệt hơn cả là mẹ bầu phải quan tâm nhiều đến việc vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tránh gặp phải ngộ độc thức ăn, cùng các bệnh lý tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến thai kỳ.

 

Nguồn tham khảo: 

Mang thai 3 tháng cuối (tam cá nguyệt thứ 3) – Cẩm nang từ A đến Z

https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/tam-ca-nguyet-3/mang-thai-3-thang-cuoi/

3rd trimester pregnancy: What to expect https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20046767 

The Third Trimester of Pregnancy https://www.healthline.com/health/pregnancy/third-trimester-developing-baby 

Third Trimester https://www.webmd.com/baby/guide/third-trimester-of-pregnancy#2-4 

Prenatal Vitamins for Each Stage of Pregnancy: Third Trimester – Months 7 to 9

https://prenate.com/prenatal-vitamins-third-trimester-months-7-9/

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối để con thông minh vượt trội?

https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/tam-ca-nguyet-3/ba-bau-nen-an-gi-trong-3-thang-cuoi/

Chỉ riêng việc cho con bú sữa mẹ cũng đã cung cấp đủ dinh dưỡng giúp con bạn tăng trưởng và phát triển đến khoảng 6 tháng tuổi. Đến lúc này, bạn nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

Đối với những người mới lần đầu làm mẹ, ăn uống lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ việc tiết sữa và cung cấp cho con bạn tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết giúp bé phát triển. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng quan trọng và các nguồn mà bạn có thể tìm thấy chúng:

Omega 3: Các nguồn cung cấp omega 3 chính bao gồm: các loại cá như cá hồi hoặc cá mòi, thịt bò, hạt lanh và hạt óc chó. 

Các vitamin nhóm B: Cơ thể bạn có khả năng dự trữ lượng vitamin nhóm B dư thừa rất hạn chế. Đó là lý do vì sao bạn nên ăn các nhóm thực phẩm có chứa nhiều các vitamin nhóm B như rau xanh, trứng, các loại đậu, thịt gia cầm và thịt. 

  • Protein: Hợp chất này có thể được tìm thấy trong thịt, gà, gà tây, hải sản, trứng, các loại đậu, quả hạch và hạt.
  • Sắt: Bạn có thể bổ sung lượng sắt cần thiết từ thịt đỏ và các loại rau có lá xanh.
  • Canxi: Sữa, phô mát và sữa chua là những nguồn cung cấp canxi dồi dào, bên cạnh đó cũng phải kể đến cả các loại rau lá xanh.
  • Vitamin C: Trái cây họ cam quýt, kiwi, bắp cải, cà chua và ớt chuông đều là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C.
  • Vitamin D: Nồng độ vitamin D trong cơ thể bạn có thể bị cạn kiệt sau quá trình mang thai. Nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất chính là ánh sáng mặt trời. Nếu không thể ra ngoài, bạn cũng có thể bổ sung vitamin D bằng các loại thực phẩm bổ sung như sữa hoặc sữa chua được ghi trên nhãn là bổ sung vitamin D.
  • Axit folic: Được biết đến với nhiều lợi ích đối với thai kỳ, axit folic vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong giai đoạn sau sinh. Chúng được tìm thấy nhiều trong đậu, các loại rau củ có lá và ngũ cốc.
  • I-ốt: Các sản phẩm làm từ sữa và hải sản chứa nhiều i-ốt, tương tự như trong muối ăn (tìm thành phần này trên nhãn sản phẩm).

Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ hoàn toàn thì về thực tế, bạn đang ăn cho cả hai người. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, dạ dày của bé chỉ to bằng hạt óc chó, vì vậy bạn không cần thiết phải tăng gấp đôi lượng calo tiêu thụ. 

Nếu bạn cảm thấy đói hơn bình thường, hãy tìm đến các món ăn nhẹ lành mạnh.

Hầu hết phụ nữ có thể sản xuất nhiều sữa mẹ nhờ tiêu thụ 1.800-2.200 (hoặc hơn) calo mỗi ngày. Nếu bạn cảm thấy đói hơn bình thường, hãy dùng các món ăn nhẹ lành mạnh như rau thái nhỏ, sữa chua ít béo hoặc trái cây. Bạn cũng nên tránh ăn nhiều đường và chất béo vì chúng cung cấp ít giá trị dinh dưỡng. 

Bạn có thể cảm thấy rất khát, vì vậy hãy đảm bảo rằng mình uống đủ nước. Các loại thức uống chứa caffeine và cồn có thể đi vào sữa, vì vậy bạn nên tránh tiêu thụ và chỉ dùng nước là nguồn thức uống chính của mình.

Một chế độ ăn tuyệt vời khi cho con bú nên hạn chế hoặc tránh tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó nên ăn nhiều thịt nạc, cá, rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo.

Mặc dù bé nhà bạn sẽ ít bị ảnh hưởng nếu bạn bị ốm, nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bằng cách tránh ăn các loại thịt chưa nấu chín hoặc những loại thực phẩm đã quá hạn sử dụng. Cơ thể bạn cần tất cả các loại vitamin và năng lượng thiết yếu trong giai đoạn này, vì vậy bạn chỉ nên ăn các loại thực phẩm đã được chế biến kỹ. 

Nguồn tham khảo: 

Đặc điểm của một em bé mới sinh trong 24 giờ đầu như thế nào?

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/dac-diem-cua-mot-em-be-moi-sinh-trong-24-gio-dau-nhu-nao/?link_type=related_posts