Ferrovit

Xuất huyết tiêu hóa: Nguyên nhân và triệu chứng

Xuất huyết tiêu hóa: Nguyên nhân và triệu chứng

Xuất huyết tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra, khó điều trị nhưng cũng có thể phòng ngừa nếu thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa.

Xuất huyết tiêu hóa là một triệu chứng rối loạn trong đường tiêu hóa, với mức độ xuất huyết từ nhẹ đến nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu tất tần tật các thông tin về xuất huyết tiêu hóa, cũng góp phần giải đáp các thắc mắc như chảy máu dạ dày có nguy hiểm không, xuất huyết đường ruột nên ăn gì.

I. Xuất huyết tiêu hoá là gì?

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu đường tiêu hóa, có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong số các cơ quan tiêu hóa sau:

  • Dạ dày (thực quản)
  • Ruột non, bao gồm cả tá tràng
  • Ruột già hoặc ruột kết
  • Trực tràng
  • Hậu môn

Tùy theo vị trí xuất huyết tiêu hóa mà tình trạng này được chia thành hai dạng:

  • Xuất huyết tiêu hóa trên: Nếu xảy ra tình trạng chảy máu do loét dạ dày hoặc xuất huyết phần ruột non
  • Xuất huyết tiêu hóa thấp: Nếu xảy ra tình trạng xuất huyết đường ruột (Ruột già hoặc ruột kết), trực tràng hoặc hậu môn

II. Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hoá

Xuất huyết tiêu hóa trên

  • Loét dạ dày tá tràng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, các vết loét phát triển trên niêm mạc dạ dày và phần trên của ruột non. Nguyên nhân là do axit trong dạ dày làm tổn thương lớp niêm mạc, dẫn đến hình thành vết loét.
  • Giãn tĩnh mạch dạ dày: Tình trạng này xảy ra thường xuyên ở những người bị bệnh gan nghiêm trọng, khi đó, áp lực tĩnh mạch cửa tăng lên, dẫn đến tĩnh mạch dạ dày bị tăng áp lực và gây giãn dạ dày.
  • Viêm dạ dày: Tình trạng thường gặp do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ra.

Xuất huyết tiêu hóa thấp 

  • Bệnh túi thừa: Túi thừa là những túi nhỏ được hình thành ở ống tiêu hóa, nếu một hoặc nhiều túi bị viêm hoặc nhiễm trùng sẽ dẫn đến tình trạng viêm túi thừaa.
  • Bệnh viêm ruột (IBD): Bao gồm viêm loét đại tràng, gây viêm và lở loét ở đại tràng và trực tràng, bệnh Crohn, bệnh viêm niêm mạc của đường tiêu hóa.
  • Khối u: Các khối u lành tính hoặc ác tính ở dạ dày, ruột kết hoặc trực tràng có thể làm suy yếu lớp niêm mạc của đường tiêu hóa và gây chảy máu.
  • Bệnh trĩ: Những tĩnh mạch bị sưng phồng ở hậu môn hoặc trực tràng dưới, tương tự như chứng giãn tĩnh mạch.

III. Cách xử lý khi bị xuất huyết tiêu hoá

Phương pháp tìm ra xuất huyết tiêu hóa

trị xuất huyết tiêu hoá

Thông thường các trường hợp xuất huyết tiêu hóa nhẹ sẽ rất khó phát hiện vì chúng không có nhiều triệu chứng cụ thể. Vì vậy, nhằm xác định chính xác và tìm ra vị trí xuất huyết tiêu hóa, các bác sĩ sẽ chỉ định nội soi. Sau đó, kết hợp với các dấu hiệu bên dưới để xác định tình trạng xuất huyết tiêu hóa:

  • Các dấu hiệu chảy máu ở đường tiêu hóa trên bao gồm máu đỏ tươi trong chất nôn, nôn trông như bã cà phê, phân đen hoặc có nhựa đường, máu sẫm màu lẫn với phân.
  • Các dấu hiệu chảy máu ở đường tiêu hóa dưới bao gồm phân đen hoặc có nhựa đường, máu sẫm màu lẫn với phân hoặc phân có lẫn máu đỏ tươi.
Xem ngay:  Bệnh tan máu bẩm sinh có nguy hiểm không? Người mắc bệnh sống được bao lâu?

Điều trị xuất huyết tiêu hóa

Dù xuất huyết tiêu hóa trên hay xuất huyết tiêu hóa dưới thì việc điều trị cũng bao gồm hai nguyên tắc chính là:

  • Truyền máu để bù đắp lượng máu đã mất
  • Sử dụng thuốc để cầm máu

Việc điều trị sẽ thêm khó khăn và gây nhiều nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Vậy nên, nếu có những dấu hiệu như nôn máu, đi phân ra máu hoặc đại tiện phân đen, bạn hãy đến khám bác sĩ để nhận được những chỉ định hợp lý. Một số chỉ định của bác sĩ đối với xuất huyết tiêu hóa như:

  • Bệnh trĩ hoặc nứt hậu môn có thể được điều trị bằng chế độ ăn nhiều chất xơ, chất lỏng để làm mềm phân. Nếu không hồi phục thì sẽ phẫu thuật để loại bỏ.
  • Xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng có thể dẫn đến các dấu hiệu sinh tồn không ổn định như huyết áp có thể giảm mạnh và nhịp tim có thể tăng lên vì vậy bác sĩ sẽ chỉ định hồi sức trước khi tiến hành điều trị.
  • Đối với chảy máu đường tiêu hóa trên như chảy máu từ dạ dày, bệnh nhân có thể được dùng thuốc ức chế bơm proton IV (PPI) như omeprazole (Prilosec) để ức chế axit.
  • Các loại thuốc khác có thể bao gồm somatostatin hoặc octreotide (Sandostatin), nếu điều trị chảy máu do giãn tĩnh mạch (mạch máu nhỏ) hoặc thuốc kháng sinh ở bệnh nhân xơ gan.

IV. Cách phòng ngừa xuất huyết tiêu hoá

dinh dưỡng lành mạnh

Xuất huyết tiêu hóa do nhiều loại viêm đường tiêu hóa gây ra, nên để phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa, bạn nên bắt đầu từ những hành động bảo vệ đường tiêu hóa của bản thân như:

  • Không hút thuốc
  • Hạn chế đồ uống có chứa cồn và chất kích thích như rượu bia hoặc trà, cà phê
  • Không nên ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, đồ ăn quá lạnh hay quá nóng
  • Uống nước đầy đủ từ 2 đến 2,5 lít để giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn
  • Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, tránh thức khuya, ngủ đúng giờ và đủ giấc
  • Chăm chỉ luyện tập thể thao mỗi ngày để nâng cao đề kháng cho cơ thể.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin đầy đủ những vấn đề về xuất huyết tiêu hóa mà bạn cần quan tâm.

Ngun tham kho

1. Gastrointestinal bleeding

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastrointestinal-bleeding/symptoms-causes/syc-20372729

2. Gastrointestinal Bleeding

https://medlineplus.gov/gastrointestinalbleeding.html

3. Everything You Need to Know About Gastrointestinal Bleeding

https://www.healthline.com/health/gastrointestinal-bleeding#diagnosis

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu