Ferrovit

Thiếu máu nhược sắc có nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thiếu máu nhược sắc có nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng cực kỳ phổ biến tại Việt Nam, bao gồm cả thiếu máu nhược sắc. Phụ nữ, trẻ nhỏ và những người mắc bệnh mãn tính là đối tượng dễ có nguy cơ gặp phải căn bệnh này.

Thiếu máu nhược sắc là gì?

Thiếu máu nhược sắc là gì?

Thiếu máu nhược sắc (hypochromic anemia) là tình trạng suy giảm số lượng hemoglobin trong tế bào, kích thước hồng cầu biến đổi và có màu nhạt hơn bình thường. Điều này làm giảm khả năng vận chuyển oxy tới các mô cơ thể. 

Cơ thể bị đánh giá là thiếu máu nhược sắc khi các chỉ số sinh học của máu ở mức:

  • Nồng độ hemoglobin trung bình trong hồng cầu (MCHC): < 280g/l
  • Lượng hemoglobin trung bình trong hồng cầu (MCH): < 27pg (picogram)
  • Thể tích trung bình của hồng cầu trong máu (MCV): < 60fl (femtoliter)

Triệu chứng thiếu máu nhược sắc

Người bệnh thiếu máu nhược sắc giai đoạn đầu thường không gặp các triệu chứng bất thường. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, tình trạng thiếu máu dần khiến các mô cơ quan không nhận đủ lượng oxy cần thiết và các triệu chứng thiếu máu nhược sắc cũng rõ ràng hơn.

Các triệu chứng thiếu máu nhược sắc thường gặp:

  • Tóc rụng nhiều, khô, dễ gãy
  • Tim đập nhanh hơn 100 nhịp mỗi phút, khó thở khi gắng sức
  • Móng tay, móng chân biến dạng, giòn, dễ gãy
  • Môi khô nứt nẻ, lưỡi sưng đau, miệng hay bị viêm
  • Người mệt mỏi, suy nhược
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai
  • Da tái xanh, nhợt nhạt, đôi lúc có cảm giác ngứa
  • Chán ăn, bụng khó chịu, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa
  • Mắc hội chứng Pica – thèm ăn những thứ phi thực phẩm như cát, giấy, bụi bẩn… 

Bệnh thiếu máu nhược sắc có nguy hiểm không?

Bệnh thiếu máu nhược sắc có nguy hiểm không?

Bệnh thiếu máu nhược sắc có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu để bệnh kéo dài mà không điều trị hoặc điều trị không hiệu quả. Các biến chứng mà bệnh gây ra cho cơ thể:

  • Chậm phát triển ở trẻ em
  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng
  • Tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai
  • Thiếu máu lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim

Nguyên nhân gây thiếu máu nhược sắc

Thiếu máu nhược sắc có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, do khách quan lẫn chủ quan. Các nguyên nhân gây thiếu máu nhược sắc có thể bao gồm:

  • Thiếu sắt: Tủy xương cần sắt để tạo ra hemoglobin. Do đó, khi không có đủ chất sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ lượng hemoglobin cho các tế bào hồng cầu.
  • Thiếu vitamin: Cơ thể cần folate và vitamin B12 để tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Chế độ ăn thiếu 2 loại vitamin này và các chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm giảm sản xuất hồng cầu.
  • Các bệnh viêm: Một số bệnh như ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, bệnh Crohn và các bệnh viêm cấp tính hoặc mãn tính khác có thể cản trở việc sản xuất các tế bào hồng cầu.
  • Ảnh hưởng do tủy xương: Các bệnh như bệnh bạch cầu và bệnh ở tủy xương có thể gây thiếu máu bằng cách tác động đến việc sản xuất máu trong tủy xương.
  • Bệnh lý đường tiêu hóa: Các bệnh viêm loét dạ dày, trĩ… gây chảy máu trong, khiến cơ thể bị thiếu máu, hấp thu sắt cũng kém hơn bình thường. Các ký sinh khuẩn đường ruột như giun móc cũng có thể gây thiếu sắt.
  • Rối loạn hemoglobin: Gây nên bởi ngộ độc chì, ngộ độc thuốc isoniazid, dùng thuốc chloramphenicol và rối loạn chuyển hóa vitamin B6.
  • Bệnh thalassemia: Là bệnh xuất hiện do sự bất thường về mặt di truyền bẩm sinh khiến các tế bào hồng cầu bị phá hủy quá mức, dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Xem ngay:  Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì: Bạn nữ đừng chủ quan!

Cách điều trị thiếu máu nhược sắc

Cách điều trị thiếu máu nhược sắc

Trong đa số các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng viên uống bổ sung sắt để điều trị thiếu máu. Các loại thuốc sắt này cũng có thể bao gồm thêm acid folic và vitamin B12 để giúp quá trình tạo máu hiệu quả hơn.

Nếu tình trạng thiếu máu quá nghiêm trọng, cơ thể không hấp thu được chất sắt hoặc bệnh nhân gặp phải tình trạng thiếu máu do bệnh mạn tính hoặc viêm nhiễm tiến triển, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu đường tĩnh mạch hoặc tiêm hormone tổng hợp để kích thích sản xuất hồng cầu.

Việc điều trị thiếu máu nhược sắc cũng sẽ tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh. Ở trường hợp xuất huyết nội đường tiêu hóa hoặc đường sinh dục, bệnh nhân cần xổ giun đầy đủ, điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc các tình trạng gây xuất huyết nội khác. Sau đó tiến hành điều trị thiếu máu nhược sắc.

Bên cạnh đó, người bệnh thiếu máu cũng nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh gồm các chất dinh dưỡng để phục vụ cho quá trình điều trị. Chế độ ăn này nên có các chất:

  • Sắt: Đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể, có nhiệm vụ tạo nên hemoglobin, vận chuyển O2 và CO2 đi đến các cơ quan trong cơ thể. Các thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt bò, đậu lăng, ngũ cốc tăng cường chất sắt, rau lá có màu xanh đậm và trái cây sấy khô.
  • Folate (acid folic): Chất dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Có thể được tìm thấy trong các loại trái cây và nước ép trái cây, rau lá xanh đậm, đậu xanh, đậu phộng…
  • Vitamin B12: Có vai trò trong quá trình tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm thịt, các sản phẩm từ sữa, sản phẩm từ ngũ cốc và đậu nành.
  • Vitamin C: Tuy không trực tiếp đóng vai trò trong việc tái tạo máu nhưng vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây, nước ép cam quýt, ớt, bông cải xanh, cà chua, dưa và dâu tây.

Nguồn tham khảo:

Hypochromic Anemia: What is it? Causes, Symptoms and Treatment – https://scopeheal.com/hypochromic-anemia/

What is Microcytic Hypochromic Anemia: Causes, Symptoms, Treatment, Prevention, Diagnosis – https://www.epainassist.com/blood-diseases/microcytic-hypochromic-anemia

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Close Menu